Tác dụng phụ của thuốc Dextromethorphan

 21/11/2020 11:53 |  706 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Dextromethorphan có tác dụng gì?. Tác dụng phụ của Dextromethorphan đến người dùng như thế nào?. Dưới đây là thông tin chi tiết.

Thông tin chung

Dextromethorphan là 1 thuốc giảm ho rất an toàn hiện nay, có cấu trúc gần giống opioid. Tuy nhiên nó không có tác dụng như như các opioid: không giảm đau và không gây nghiện.

Tên chung quốc tế: Dextromethorphan.

Loại thuốc: Giảm ho.

Dextromethorphan có những dạng và hàm lượng nào?

Dextromethorphan có dạng dextromethorphan hydrobromide (dextromethorphan HBr) và hàm lượng sau:

  • Dung dịch, thuốc uống: 12,5 mg/5 ml, 10 mg/15 ml, 30 mg/5 ml, 7,5 mg/5 ml, 7,5 mg/ml, 15 mg/5 ml, 30 mg/15 ml;
  • Siro, thuốc uống: 20 mg/15 ml, 5 mg/5 ml, 10 mg/5 ml, 7,5 mg/5 ml, 15 mg/5 ml;
  • Viên nang, thuốc uống: dextromethorphan 15mg;
  • Miêng ngậm: dextromethorphan 7,5mg.
  • Viên ngậm: dextromethorphan 5mg, 10mg, 7,5mg;

Trong nhiều chế phẩm trị ho và cảm lạnh, dextromethorphan được dùng phối hợp với nhiều thuốc khác như: pseudoephedrin, clorpheniramin, acetaminophen, guaifenesin, phenylpropanolamine.

Dược lực học

Dextromethorphan có dược lực học đa dạng. Mặc dù có cấu trúc tương tự morphin nhưng nó không có tương tác với receptor µ. Cơ chế giảm ho của thuốc chưa thực sự được hiểu rõ.

Chất chủ vận thụ thể Sigma-1.

  • Chất đối vận receptor nicotinic (a3b4, a4b2, a7).
  • Chất ức chế vận chuyển noradrenaline.
  • Chất ức chế kênh calci cổng điện thế.
  • Chất ức chế vận chuyển serotonin.

Dược động học

Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và có tác dụng trong vòng 15 - 30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6 - 8 giờ (12 giờ với dạng giải phóng chậm).

Chỉ định

  • Dextromethorphan điều trị triệu chứng ho do họng khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải chất kích thích.
  • Dextromethorphan là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não.
  • Dextromethorphan giảm khi bị phế quản bị kích thích
  • Thuốc Dextromethorphan không có tác dụng giảm đau và nhìn chung rất ít tác dụng an thần dù cấu trúc hóa học có liên quan đến morphin.
  • Được dùng có hiệu quả nhất trong điều trị các tình trạng ho mạn tính với triệu chứng không có đờm.

 dextromethorphan-dieu-tri-trieu-chung-ho-do-hong-khi-cam-lanh

Dextromethorphan điều trị triệu chứng ho do họng khi cảm lạnh

Chống chỉ định

  • Không dùng cho những bệnh nhân quá mẫn cảm với dextromethorphan và các thành phần khác của thuốc
  • Không dùng cho trẻ em <2 tuổi.
  • Người bệnh đang điều trị các thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO). Vì thuốc có thể gây những phản ứng nặng như chóng mặt, tăng huyết áp, sốt cao, chảy máu não, thậm chí tử vong.

Liều dùng và cách dùng thuốc Dextromethorphan 

Cách dùng 

  • Viên nang, viên nén: dùng thuốc Dextromethorphan theo đường uống và uống cùng với một cốc nước.
  • Thuốc siro Dextromethorphan: nên dùng dụng cụ đong liều để lấy liều tương đối chính xác.

 dung-thuoc-dextromethorphan-theo-duong-uong

Dùng thuốc Dextromethorphan theo đường uống

Liều dùng

Tùy vào từng độ tuổi mà liều dùng bác sĩ sẽ chỉ định khác nhau

Liều dùng thông thường cho người lớn bị ho

  • Viên nang, dung dịch, viên nén, siro: dextromethorphan 10mg đến 30mg uống mỗi 4 đến 8 giờ.
  • Viên phóng thích chậm: 60mg uống mỗi 12 giờ.
  • Thuốc ngậm: 3 viên ngậm (dextromethorphan 10mg/viên) mỗi 6 đến 8 giờ.
  • Miếng ngậm: dextromethorphan 15mg đến 30 mg ngậm mỗi 6 đến 8 giờ. Liều tối đa: dextromethorphan 120mg/ngày

Liều dùng dextromethorphan cho trẻ em bị ho

Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi:

  • Dung dịch, thuốc ngậm, viên nén, siro: 2,5 đến 7,5mg uống mỗi 6 đến 8 giờ.
  • Dung dịch 5 mg/5 ml dạng uống: 5 ml uống mỗi 4 giờ. Không hơn 4 liều trong 24 giờ.
  • Viên phóng thích chậm: dextromethorphan 15mg uống mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 30 mg/ngày.

Dextromethorphan cho trẻ em từ 7 đến 12 tuổi:

  • Miếng ngậm: ngậm 2 miếng mỗi 6 đến 8 giờ.
  • Dung dịch 5 mg/5 ml dạng uống: 10 ml uống mỗi 4 giờ. Không hơn 4 liều trong 24 giờ.
  • Dung dịch, viên ngậm, viên nén, siro: dextromethorphan 5mg đến 10mg uống mỗi 4 giờ hoặc dextromethorphan 15mg mỗi 6 đến 8 giờ.
  • Viên phóng thích chậm: 30mg uống mỗi 12 giờ. Liều tối đa: 60mg/ngày.

Dextromethorphan cho trẻ em trên 12 tuổi:

  • Viên nang, dịch lỏng, viên ngậm, viên nén, siro: dextromethorphan 10mg đến 30mg uống mỗi 4 đến 8 giờ.
  • Miếng ngậm: dextromethorphan 15mg đến 30mg uống mỗi 6 đến 8 giờ.
  • Liều tối đa: 120 mg/ngày.

Với dạng Dextromethorphan giải phóng chậm:

  • Trẻ em 2 – 6 tuổi: Uống 15 mg x 2 lần/ ngày
  • Trẻ em 6 – 12 tuổi: Uống 30 mg x 2 lần/ ngày.
  • Người lớn và trẻ em >12 tuổi: Uống 60 mg x 2 lần/ ngày.
  • Những người bệnh có nguy cơ suy hô hấp thời gian tối đa dùng thuốc ≤7 ngày.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM việc dùng lạm dụng thuốc có thể gây nhiều tác hại nghiêm. Không được tăng liều, dùng nhiều hoặc kéo dài hơn thời gian dùng thuốc được hướng dẫn. Hãy báo với bác sĩ nếu các triệu chứng diễn tiến nghiêm trọng hơn sau hơn 1 tuần. Hãy ngưng thuốc đúng cách khi được chỉ định.

Thận trọng

  • Lưu ý ở người bệnh bị ho có quá nhiều đờm người hút thuốc, hen hoặc tràn khí.
  • Tình trạng ho mạn tính ở người hút thuốc bị ho có quá nhiều đờm và ho mạn tính
  • Người bệnh bị bệnh hen hoặc giãn phế nang.
  • Thận trọng sử dụng ở người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn ho có đàm hoặc gặp vần đề hen suyễn, viêm phế quản mãn tính
  • Cẩn thận với trẻ bị dị ứng vì có thể gây ra tình trạng dị ứng.
  • Báo với bác sĩ hoặc dược sĩ những loại thuốc kê toa hoặc không kê toa, thảo dược vitamin, thực phẩm chức năng hoặc mà bạn đang dùng hoặc dự định dùng
  • Báo với bác sĩ nếu bạn có thai, dự định có thai hoặc cho con bú. Dextromethorphan được coi là an toàn khi dùng cho người mang thai. Nhưng nên thận trọng khi chế phẩm phối hợp có chứa ethanol
  • Báo với bác sĩ nếu bạn mắc bệnh phenylceton niệu
  • Người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.
  • Tránh dùng dextromethorphan với ethanol cho người cho con bú.

Tác dụng không mong muốn của dextromethorphan

  • Ở liều dùng thông thường, thuốc dung nạp tốt, ít gây tác dụng phụ.
  • Thuốc dextromethorphan có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, bồn chồn
  • Thuốc dextromethorphan có thể gây lo lắng, buồn nôn, nôn, kích ứng đường tiêu hóa, mệt mỏi.
  • Khi sử dụng các chế phẩm siro kết hợp các thành phần gây buồn ngủ khác. Tác dụng phụ buồn ngủ có thể thường gặp
  • Thông thường, các tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ và thoáng qua. Nếu các tác dụng phụ gây cảm giác kéo dài nghiêm trọng bạn nên báo bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn và theo dõi kịp thời.
  • Trong trường hợp bạn có các biểu hiện dị ứng như: mẩn ngứa, mày đay, khó thở, khó nuốt, sưng phù môi, mặt, lưỡi sau khi dùng thuốc cần báo ngay bác sĩ
  • Toàn thân: Mệt mỏi, chóng mặt.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn
  • Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh.
  • Da: Ðỏ bừng
  • Ít gặp, da: Nổi mày đay.
  • Hiếm gặp da: Ngoại ban
  • Thỉnh thoảng thấy buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa.
  • Ức chế hệ thần kinh trung ương và suy hô hấp có thể xảy ra khi dùng liều quá cao.

Tương tác thuốc khi dùng Dextromethorphan

  • Tránh dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO.
  • Celecoxib (Celebrex);
  • Cinacalcet (Sensipar);
  • Darifenacin (Enablex);
  • Amiodarone, quinidin haloperidol, propafenon, thioridazin, (tăng tác dụng phụ của dextromethorphan)
  • Linezolid (gây hội chứng giống hội chứng serotonin)
  • Valdecobid (làm tăng nồng độ của dextromethorphan)
  • Memantin (có thể làm tăng cả tần xuất và tác dụng không mong muốn của cả 2 thuốc)
  • Moclobemid (không nên dùng kết hợp)
  • Quinidine (Quinaglute, Quinidex)
  • Sibutramine (Meridia)
  • Terbinafine (Lamisil)
  • Thuốc trị tăng huyết áp
  • Ranolazine (Ranexa)
  • Ritonavir (Norvir)

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.