Những lưu ý khi sử dụng thuốc cloramphenicol

 14/11/2020 18:25 |  859 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Thuốc Cloramphenicol là kháng sinh được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu như viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc.

Cùng giảng viên khoa Dược, Cao đẳng Dược TPHCM tìm hiểu những thông tin chi tiết khi cần sử dụng thuốc này.

Những thông tin cần biết về thuốc Cloramphenicol

Cloramphenicol là kháng sinh phổ rộng, ban đầu được phân lập từ Streptomyces venezuelae. Có tác dụng đối với nhiều vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Dùng trong điều trị các bệnh ona mắt, đau mắt hột, nhiễm trùng phần trước của mí, mắt. Cloramphenicol nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao. Thuốc được dùng trong trường hợp phòng ngừa nhiễm trùng do bỏng hóa chất và các loại bỏng khác. Cloramphenicol thường hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.

cloramphenicol-la-khang-sinh-dieu-tri-cac-benh-ona-mat-dau-mat-hot

Cloramphenicol là kháng sinh điều trị các bệnh ona mắt đau mắt hột

Tên chung quốc tế: Chloramphenicol.

Loại thuốc: Kháng sinh.

Thuốc được đăng ký dưới tên biệt dược là Cloramphenicol 250mg.

Dạng thuốc và hàm lượng:

  • Mỡ hoặc kem bôi ngoài da 1%, 5% cloramphenicol.
  • Viên đặt âm đạo 0,25 g cloramphenicol.
  • Viên nén và nang 0,25 g cloramphenicol hay cloramphenicol palmitat.
  • Thuốc nhỏ mắt (5 ml, 10 ml) 0,4%, 0,5% cloramphenicol.
  • Tuýp 5 g mỡ tra mắt 1% cloramphenicol.
  • Lọ 1,0 g cloramphenicol (dạng natri succinat) để pha tiêm.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Cloramphenicol là kháng sinh, ban đầu được phân lập từ Streptomyces venezuelae, nay được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Cloramphenicol thường có tác dụng kìm khuẩn, nhưng có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao hoặc đối với những vi khuẩn nhạy cảm cao.

Cloramphenicol ức chế tổng hợp protein ở những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom. Thuốc có cùng vị trí tác dụng với clindamycin, lincomycin, erythromycin, oleandomycin và troleandomycin.

Cloramphenicol cũng ức chế tổng hợp protein ở những tế bào tăng sinh nhanh của động vật có vú; cloramphenicol có thể gây ức chế tủy xương và có thể không hồi phục được. Cloramphenicol có hoạt tính ức chế miễn dịch nếu cho dùng toàn thân trước khi kháng nguyên kích thích cơ thể. Mặc dù vậy, đáp ứng kháng thể có thể không bị ảnh hưởng đáng kể khi dùng cloramphenicol sau kháng nguyên.

Nhiều vi khuẩn có sự kháng thuốc cao với cloramphenicol ở Việt Nam; thuốc này gần như không có tác dụng đối với Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter spp., Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và ít có tác dụng đối với Streptococcus pyogenes. Cloramphenicol không có tác dụng đối với nấm.

Kháng thuốc: Tỷ lệ kháng thuốc đối với cloramphenicol, thử nghiệm in vitro ở Việt Nam trong năm 1998: Shigella flexneri (85%), Staphylococcus aureus (64%), Streptococcus pneumoniae (42%), Salmonella typhi (81%), Streptococcus pyogenes (36%), Escherichia coli (83%), Enterobacter spp. (80%), Haemophilus influenzae (28%). Thử nghiệm in vitro cho thấy sự kháng thuốc đối với cloramphenicol tăng dần từng bước. Sự kháng thuốc này là do sử dụng quá mức và được lan truyền qua plasmid. Sự kháng thuốc đối với một số thuốc kháng khuẩn khác, như aminoglycosid, sulfonamid, tetracyclin, cũng có thể được lan truyền trên cùng plasmid.

loramphenicol phân bố rộng khắp trong phần lớn mô cơ thể và dịch, kể cả nước bọt, dịch cổ trướng, dịch màng phổi, hoạt dịch, thủy dịch và dịch kính. Nồng độ thuốc cao nhất trong gan và thận.

Dược động học

Cloramphenicol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Cloramphenicol palmitat thủy phân trong đường tiêu hóa và được hấp thu dưới dạng cloramphenicol tự do. Ở người lớn khỏe mạnh uống liều 1 g cloramphenicol bazơ, cứ 6 giờ một lần, tổng cộng 8 liều, nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình đạt khoảng 18 microgam/ml sau liều thứ 5 và trung bình đạt 8 - 14 microgam /ml trong 48 giờ. Ở người lớn khỏe mạnh, sau khi uống liều 1 g cloramphenicol, nồng độ đỉnh cloramphenicol trong huyết tương trung bình đạt khoảng 11 microgam/ml trong vòng 1 - 3 giờ.

Khi tiêm tĩnh mạch liều 1 g cloramphenicol natri sucinat cho người lớn khoẻ mạnh, nồng độ cloramphenicol trong huyết tương xê dịch trong khoảng 4,9 - 12 microgam/ml sau 1 giờ, và 0 - 5,9 microgam/ml sau 4 giờ. Sau khi tiêm tĩnh mạch cloramphenicol natri sucinat, có sự khác nhau đáng kể giữa các cá thể về nồng độ cloramphenicol trong huyết tương, tùy theo độ thanh thải của thận.

- Thuốc Chloramphenicol có tác động kìm khuẩn, ở nồng độ cao hơn có tác động diệt khuẩn do thuốc kết hợp với tiểu đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn, qua đó ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.

- Thuốc Chloramphenicol ức chế in vitro những vi khuẩn nhạy cảm ở nồng độ 0,1 - 20microgam/ml.

- Thuốc Chloramphenicol có tác dụng trên những nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm, do Rickettsia, Chlamydia.

- Thuốc Chloramphenicol không có tác dụng đối với nấm.

- Phổ kháng khuẩn gồm:

Cầu khuẩn Gram (+): Staph, epidermidis.

Các vi khuẩn Gram (+) khác: Bacillus anthracis, Corynebacterium diphtheriae, PeptococcusPeptostreptococcus spp.

Cầu khuẩn Gram (-): Neisseria meningitidis, N. gonorrhoeae,Haemophilus influenzae.

Các vi khuẩn Gram (-) khác: Bordetella pertussis, Brucella abortus, Campylobacter spp., Legionella pneumophila, PasteurellaVibrio spp.

Nguồn gốc và tính chất lý hóa

Phân lập từ nấm Streptomyces venezualae (1947) và ngay sau đó đã tổng hợp được . Là bột trắng, rất đắng, ít tan trong nước, vững bền ở nhiệt độ thường và pH từ 2 - 9, vì thế có thể uống được.

Theo giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ, một số dạng bào chế và hàm lượng của thuốc Cloramphenicol không được tổng hợp trong bài viết này. Trao đổi với dược sĩ nếu muốn tìm hiểu các dạng bào chế và hàm lượng khác.

Tác dụng

Cloramphenicol là kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn được phân lập từ khuẩn Streptomyces venezuelae. Cloramphenicol khi được dùng ở liều cao hoạt chất này có thể diệt được những vi khuẩn có độ nhạy cảm cao. Với liều thông thường là kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn. Cloramphenicol hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Hoạt chất Cloramphenicol được chuyển hóa tại gan và thải trừ 68 – 99% qua đường tiểu. Nếu được dùng tại chỗ ở mắt, hoạt chất Cloramphenicol sẽ được hấp thu vào thủy dịch.

chloramphenicol-duoc-dung-de-dieu-tri-cac-nhiem-khuan-mat

Chloramphenicol được dùng để điều trị các nhiễm khuẩn mắt

Chỉ định

Thuốc Cloramphenicol được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Đau mắt hột
  • Zona mắt
  • Nhiễm trùng phần trước của mí, mắt và lệ đạo.
  • Áp xe não do tụ cầu
  • Phòng ngừa nhiễm trùng trước và sau khi thực hiện thủ thuật ngoại khoa
  • Phòng ngừa nhiễm trùng do bỏng hóa chất và các loại bỏng khác
  • Được sử dụng trong việc bơm rửa hệ thông dẫn lưu nước mắt
  • Nhiễm khuẩn nặng nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm do Rickettsia hay gặp ở Việt Nam (sốt mò Scrub typhus)
  • Bệnh thương hàn do S. typhi nhạy cảm
  • Do Haemophilus influenzae áp xe não; bệnh tularaemia; bệnh chét chuột; viêm xương chũm; bệnh dịch hạch; viêm màng não mủ.
  • Thuốc Cloramphenicol có thể được dùng với những mục đích khác không được đề cập tại đây. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho những trường hợp không được đề cập trên bao bì thuốc.
  • Người bệnh chỉ nên dùng thuốc Cloramphenicol để điều trị những nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm.
  • Viêm màng não do vi khuẩn Gram âm nhất là Haemophilus.
  • Các bệnh do vi khuẩn nội bào: Rickettsia, Klebsiella, Brucella
  • Các nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa bệnh thương hàn, phó thương hàn, ly trực khuẩn và bệnh tả.
  • Thuốc Cloramphenicol có thể được dùng với những mục đích như các nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp
  • Thuốc Cloramphenicol có thể được dùng với những mục đích như  tiết niệu đã kháng hoặc dị ứng với các kháng sinh ít độc hơn.

Chống chỉ định

Thuốc Cloramphenicol chống chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Dị ứng và mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Nhiễm khuẩn thông thường (dự phòng nhiễm khuẩncảm cúm, cảm lạnh, nhiễm khuẩn họng, …)
  • Bệnh suy tủy xương (do Cloramphenicol có tác dụng ức chế tủy xương)
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp
  • Trẻ sơ sinh
  • Người bệnh có bệnh sử quá mẫn và/hoặc phản ứng độc hại do Chloramphenicol.
  • Bệnh nhân suy gan nặng
  • Bệnh máu nghiêm trọng do vấn đề ở tủy xương
  • Không được dùng thuốc Chloramphenicol để điều trị những nhiễm khuẩn thông thường hoặc làm thuốc dự phòng nhiễm khuẩn.
  • Có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh của một số loại vi khuẩn nếu như việc sử dụng thuốc Cloramphenicol cho những trường hợp không được chỉ định .Vì vậy cần được bác sĩ chỉ định loại thuốc thích hợp.

Cách dùng – liều lượng

Thuốc Cloramphenicol có nhiều dạng bào chế. Bạn nên tham khảo thông tin hướng dẫn được in trên bao bì để biết cách sử dụng từng dạng thuốc.

Cloramphenicol 500mg

Bạn nên dùng chloramphenicol như thế nào?

  • Không đeo kính áp tròng trong khi dùng thuốc này. Trước khi bắt đầu dùng lại kính áp tròng khử trùng kính áp tròng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Để tránh nhiễm bẩn, phải cẩn thận không chạm vào đầu ống thuốc. Cố gắng không nhấp nháy và không chà xát mắt.
  • Để bôi thuốc mỡ mắt, đầu tiên phải rửa tay để đầu ống thuốc chạm vào mắt của bạn
  • Ngửa đầu ra sau, nhìn lên phía trên và để mảng thuốc mỡ khoảng 1 cm vào túi mắt. Nhẹ nhàng nhắm mắt và đảo nhãn cầu để phát tán thuốc. Lặp lại các bước này cho mắt còn lại như chỉ dẫn.
  • Lau sạch đầu ống thuốc bằng khăn giấy sạch trước khi đậy nắp. Bôi thuốc thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu bạn đang dùng một loại thuốc mắt khác thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ chờ ít nhất 5-10 phút trước khi dùng các thuốc khác.
  • Sử dụng thuốc này thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất. Sử dụng thuốc nhỏ mắt trước khi dùng thuốc mỡ mắt hãy sử dụng thuốc tại một cùng một thời điểm mỗi ngày.
  • Việc ngừng thuốc quá sớm có thể dẫn đến tình trạng tái phát nhiễm trùng. Báo cho bác sĩ nếu tình trạng sức khỏe của bạn không được cải thiện

 Liều lượng

Liều lượng thuốc Cloramphenicol được chỉ định tùy vào triệu chứng lâm sàng, độ tuổi, dạng bào chế, mức độ nhiễm khuẩn, và khả năng đáp ứng ở từng trường hợp.

Liều dùng thuốc Cloramphenicol thông thường cho người trưởng thành

  • Viên uống: Liều chia thành 4 liều bằng nhau dùng từ 1 – 2g/ ngày
  • Thuốc bột pha tiêm: chia thành 2 – 3 liều, dùng 50mg/ kg/ ngày
  • Nếu như bạn dùng thuốc cho trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn có mức độ kháng thuốc trung bình, nên dùng liều đầu 75mg/ kg/ ngày, sau đó duy trì ở liều 50mg/ kg/ ngày.

Liều dùng thuốc Cloramphenicol thông thường cho trẻ em (không dùng cho trẻ sơ sinh)

  • Thuốc uống: chia thành 4 lần dùng. Dùng 50mg/ kg/ ngày,
  • Thuốc bột pha tiêm: chia đều thành nhiều liều và tiêm sau mỗi 6 giờ. Dùng 50mg/ kg/ ngày

Liều dùng thuốc Cloramphenicol thông thường khi điều trị nhiễm khuẩn mắt

  • Thuốc mỡ tra mắt: cứ 3 – 6 giờ dùng 1 lần. Sử dụng một lượng nhỏ thuốc tra vào túi kết mạc dưới
  • Thuốc nhỏ mắt: Dùng 1 giọt/ lần, 3 – 6 giờ nhỏ 1 lần
  • Sau 48 giờ, tăng dần khoảng cách dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Cloramphenicol thông thường khi điều trị nhiễm khuẩn da

  • Thoa một lượng kem vừa đủ từ 1 – 3 lần/ ngày
  • Dùng chế phẩm chứa 1% Cloramphenicol

Liều dùng thuốc Cloramphenicol thông thường khi điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn

  • Đặt 1 lần/ ngày trước khi ngủ, thời gian điều trị: 6 – 12 ngày
  • Sử dụng viên âm đạo có hàm lượng 250mg Cloramphenicol

Không sử dụng kính áp tròng trong thời gian dùng thuốc đối với bệnh nhân điều trị nhiễm khuẩn mắt. Nhằm hạn chế tình trạng tái phát cần duy trì việc dùng thuốc thêm 48 giờ sau khi mắt đã bình thường.

Tuyệt đối không ngưng sử dụng sớm hơn dự định mà cần sử dụng thuốc Cloramphenicol trong thời gian được chỉ định, ngay cả khi triệu chứng lâm sàng đã dứt điểm hoàn toàn.

Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ dưới 3 tuổi. Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận và gan.

Tác dụng không mong muốn khi dùng Cloramphenicol

  • Thiếu máu không hồi phục do suy tuỷ xương
  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
  • Viêm dây thần kinh ngoại biên và dây thần kinh thị giác
  • Thiếu máu, hemoglobin niệu về đêm;
  • Viêm miệng, viêm lưỡi, phản ứng quá mẫn gồm ngoại ban
  • Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, sốt, phù mạch
  • Chướng bụng, hạ thân nhiệt, chứng xanh tái, rối loạn nhịp thở, trụy tim mạch
  • Hiếm gặp phản ứng phản vệ; hội chứng xám nôn, ỉa chảy phân xanh có thể xảy ra với liều cao trên trẻ sinh ra từ mẹ đã điều trị thuốc trong giai đoạn cuối của thời kỳ thai nghén hay trẻ sơ sinh do chuyển hoá gan chưa trưởng thành.
  • Thường gặp: buồn nôn, nôn, ngoại ban, tiêu chảy
  • Ít gặp: giảm tiểu cầu và thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, mày đay, phản ứng quá mẫn.
  • Hiếm gặp: nhức đầu, thiếu máu không tái tạo, mất bạch cầu hạt
  • Viêm đa thần kinh ngoại biên viêm dây thần kinh thị giác
  • Hội chứng xám ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuần tuổi đặc biệt nguy cơ ở liều cao.
  • Thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc này để có biện pháp điều trị thay thế

Thận trọng Cloramphenicol

  • Nếu xảy ra viêm dây thần kinh thị giác hoặc ngoại biên cần phải ngừng ngay liệu pháp dùng Chloramphenicol
  • Những phản ứng nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong
  • Phải ngừng liệu pháp Chloramphenicol nếu xảy ra giảm hồng cầu lưới
  • Tránh điều trị kéo dài hoặc điều trị nhắc lại
  • Phải ngừng nếu giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu
  • Phải dùng thận trọng Chloramphenicol cho người bệnh bị suy giảm chức năng thận
  • Dùng Chloramphenicol thận trọng khi bị gan và giảm theo tỷ lệ tương ứng.
  • Chưa thấy thuốc có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
  • Giảm liều trong suy gan và suy thận
  • Trước và trong điều trị yêu cầu kiểm tra công thức máu.

Tương tác với các thuốc khác

  • Chloramphenicol gây phá hủy enzym Cytochrom P450 ở gan là enzym chịu trách nhiệm về chuyển hóa của nhiều thuốc.
  • Chloramphenicol có thể tác động tới chuyển hóa của Chlorpropamide, Phenytoin và Tolbutamide, Dicumarol.
  • Dùng đồng thời Chloramphenicol và Phenobarbital có thể dẫn đến giảm nồng độ thuốc kháng sinh trong huyết tương. Bởi vì Phenobarbital gây cảm ứng enzym P450 có khả năng phá hủy Chloramphenicol và làm tăng tác dụng của những thuốc này.
  • Khi dùng đồng thời Chloramphenicol với những chế phẩm sắt, acid Folic, Vitamin B12 , Chloramphenicol có thể làm chậm đáp ứng với những thuốc này.
  • dùng đồng thời những thuốc Rifampicin với Chloramphenicol gây cảm ứng những enzym của microsome cần cho chuyển hóa có thể dẫn đến giảm nồng độ Chloramphenicol trong huyết tương.
  • Người bệnh nên tránh dùng đồng thời thuốc Chloramphenicol với những thuốc có thể gây suy giảm tủy xương.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.