Thuốc Pariet thường được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc có tác dụng ức chế và làm giảm lượng axit được tạo ra bên trong dạ dày.
Bài viết này, Cao đẳng Dược TPHCM xin giới thiệu tới các bạn những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Pariet.
Thông tin về thuốc Pariet
Tên hoạt chất: Rabeprazole
Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa, thuốc ức chế bơm proton
Dạng bào chế: Viên nén kháng dạ dày
Thành phần
Mỗi viên Pariet 10mg chứa 10mg Natri Rabeprazole (tương đương 9,42mg hoạt chất Rabeprazole) và một số thành phần tá dược khác bao gồm:
Phần lõi thuốc
Hyprolose
Magiê stearate
Low-substituted hyprolose
Ethylcellulose.
Mannitol
Magiê oxit
Lớp phủ ruột
20mg oxit sắt màu vàng (E172)
10mg oxit sắt đỏ (E172)
Talc, titan dioxide (E171)
Hypromellose phthalate
Sáp carnauba.
Diacetylated monoglyceride
Mực in đối với Pariet 10mg
Cồn Ethyl khử nước
Shellac trắng
Oxit sắt đen (E172)
1-Butanol
Mực in đối với Pariet 20mg
Cồn Ethyl khử nước
1-Butanol
Ester axit béo Glycerine
Sáp Carnauba.
Oxit sắt đỏ (E172)
Shellac trắng
Cơ chế tác dụng của thuốc
Pariet với thành phần chính là hoạt chất Rabeprazole sodium, đây là dạng muối Natri của Rabeprazole. Rabeprazole sodium cũng là một thuốc có trong nhóm PPIs tuy nhiên ra đời muộn hơn một số thuốc cùng nhóm.
Tương tự như các thuốc trong nhóm, Rabeprazole cũng tác dụng theo cơ chế như sau:
Rabeprazole khá kém bền trong môi trường acid, bởi dưới sự tác động của acid dịch vị, nhóm thuốc này thường bị chuyển đổi cấu trúc, gây ra mất hoạt tính. Do đó Rabeprazole sodium thường ưu tiên bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột để thuốc có thể giải phóng tại ruột, giữ nguyên họa tính trước khi hấp thu vào máu. Thuốc Pariet sau khi hấp thu sẽ thực hiện phản ứng chuyển hóa qua gan lần đầu và được biến đổi thành dạng hoạt động tập trung với nồng độ cao trong môi trường có pH acid yếu ở tế bào viền do khả năng thích ứng với môi trường này. Vậy nên Rabeprazole thường ít phơi nhiễm khắp các cơ quan trong cơ thể. Rabeprazole sodium theo máu đi trong hệ tuần hoàn chung và dừng lại tại các tế bào viền thành dạ dày.
Tại các tế bào này, Rabeprazole dạng hoạt động thường gắn với các bơm proton trên các tế bào này, đây là bơm đảm nhiệm vai trò bơm acid vào lòng dạ dày. Chúng có khả năng gắn không hồi phục vào các bơm này, nồng độ càng cao, khả năng gắn càng đạt gần đến bão hòa. Những bơm này nếu muốn bơm acid trở lại thì không thể, mà cơ thể cần huy động yếu tố điều hòa gen để sản sinh ra protein chuyên biệt đóng vai trò bơm proton H+/K+ ATPase. Sự gắn không hồi phục này sẽ ngăn chặn mọi đáp ứng của bơm proton mỗi khi có kích thích khác nhau như Pentagastrin, Histamine, các yếu tố thần kinh,…
Rabeprazole gây ra tác dụng ức chế bài tiết acid chỉ sau khoảng 1 giờ sử dụng. Tác dụng tối đa thu được sau khoảng 2 đến 4 giờ sử dụng.
Tác dụng của thuốc Pariet
Thuốc Pariet có tác dụng tác động và làm giảm lượng axit được tiết ra bên trong dạ dày. Đồng thời làm giảm nhanh chứng đầy dụng, khó tiêu ợ nóng và đau dạ dày.
Thành phần Rabeprazole sodium trong thuốc có tác dụng ức chế bơm proton H+-K+-ATPase thuốc Pariet có tác dụng cải thiện cho bệnh nhân bị hội chứng Zollinger-Ellison. Cải thiện tình trạng tiết acid trên bệnh nhân loét dạ dày.
Loét dạ dày Helicobacter pylori (H. pylori) dương tính
Thuốc Pariet điều trị bệnh lý hồi lưu dạ dày thực quản và loét dạ dày, tá tràng, loét miệng nối.
Điều trị cho bệnh nhân mắc phải hội chứng Zollinger - Ellison.
Viêm dạ dày
Loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori).
Loét tá tràng tích cực
Trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét có triệu chứng (GORD)
Viêm thực quản hồi lưu
Chống chỉ định
Thuốc Pariet chống chỉ định đối với những trường hợp sau:
Không sử dụng thuốc cho các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Pariet
Chống chỉ định với đối tượng bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với các loại thuốc ức chế bơm proton (lansoprazole, omeprazole, esomeprazole, pantoprazole)
Bệnh nhân là trẻ em.
Trẻ em dưới 18 tuổi
Phụ nữ mang thai
Pariet chống chỉ định với phụ nữ đang cho con bú bởi thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ.
Pariet chống chỉ định với người quá mẫn cảm với hoạt chất Rabeprazole hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
Cách dùng – liều dùng
Liều dùng thuốc:
Bác sĩ sẽ thông báo cho bạn biết bạn cần uống thuốc trong bao lâu và bao nhiêu viên tùy thuộc vào từng mức độ phát triển bệnh lý. Cần có sự theo dõi và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc Pariet trong một thời gian dài.
Liều dùng thuốc Pariet khuyến cáo của nhà sản xuất cho từng đối tượng bệnh nhân như sau:
Đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét có triệu chứng (GORD)
Điều trị các triệu chứng từ trung bình đến nặng (GORD có triệu chứng): sử dụng tối đa trong 4 tuần. Dùng 10mg/ngày/lần vào mỗi sáng trước khi ăn.
Mỗi ngày 1 đến 2 viên cho bệnh nhân loét dạ dày lành tính, loét tá tràng và loét miệng nối.
Điều trị các triệu chứng nghiêm trọng (GORD ăn mòn hoặc loét): Dùng 20mg/ngày/lần vào mỗi sáng trước khi ăn, điều trị trong 1 đến 2 tháng
Liều dùng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản mức độ trung bình, không có viêm thực quản: mỗi ngày 1 viên.
Điều trị lâu dài các triệu chứng: Thời gian sử dụng và liều lượng phụ thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ. Dùng từ 10 – 20mg/ngày/lần vào mỗi sáng trước khi ăn.
Liều điều trị hội chứng Zollinger – Ellison và các tình trạng tăng tiết acid bệnh lý khác: Liều điều trị khởi đầu 6 viên 1 ngày sau đó có thể tăng đến 10 viên 1 ngày
Đối với bệnh loét dạ dày: sử dụng thuốc trong 6 tuần. Dùng 20mg/ngày/lần vào mỗi sáng trước khi ăn.
Liều diệt trừ H.pylori: dùng trong 1 tuần theo chỉ dẫn của bác sĩ phối hợp cùng Amoxicillin và Clarithromycin.
Lưu ý: Nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không được cải thiện, sẽ dùng thêm 6 tuần.
Đối với bệnh loét ruột, loét tá tràng: sử dụng thuốc trong 4 tuần. Dùng 20mg/ngày/lần vào mỗi sáng trước khi ăn.
Lưu ý: Nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không được cải thiện, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thêm 4 tuần.
Đối với bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori (H. pylor) – điều trị và phòng ngừa: Sử dụng trong 7 ngày. Dùng kết hợp 20mg Pariet 2 lần/ngày cùng với 500mg thuốc kháng sinh Clarithromycin 2 lần/ngày và 1g thuốc kháng sinh Amoxicillin 2 lần/ngày.
Đối với hội chứng Zollinger-Ellison tại những nơi có lượng axit dư thừa trong dạ dày
Ngày đầu: Dùng 60mg/ngày/lần. Dùng 60 – 120mg/ngày những ngày tiếp theo. Liều dùng sẽ được điều chỉnh theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Cách dùng thuốc hiệu quả
Thuốc Pariet được bào chế dạng viên nén nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống. Bệnh nhân không nhai nát, nên uống thuốc nguyên cả viên mà, uống cùng 1 cốc nước sôi để nguội.
Nên sử dụng đúng liều lượng được chỉ định để an toàn và có hiệu quả.
Lưu ý khi sử dụng thuốc như sau
Trước khi dùng thuốc, bạn cũng cần lưu lại một vài khuyến cáo dưới đây:
Cần báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với hoạt chất Rabeprazole hoặc những loại thuốc ức chế bơm proton khác
Bệnh nhân không được sử dụng thuốc Pariet sau khi đã hết hạn. Cần kiểm tra kỹ và xác định hạn sử dụng thuốc có ghi trên bao bì hoặc thùng carton.
Bệnh nhân sẽ dễ mắc phải một số bệnh lý về gan, máu khi sử dụng thuốc
Nên có sự theo dõi và chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ khi sử dụng lâu dài.
Thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ gãy xương hông và cột sống gãy xương cổ tay. Những bệnh nhân đã điều trị trên 1 năm và người lớn tuổi cần lưu ý
Hãy báovới bác sĩ nếu bạn có một khối u tại dạ dày
Thuốc Pariet có khả năng làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý về nhiễm trùng đường tiêu hóa như: Campylobacter, Salmonella, Clostridium difficile.
Hãy báovới bác sĩ nếu bạn đã từng mắc bệnh gan hoặc bạn đang trong thời gian làm xét nghiệm máu cụ thể (Chromogranin A)
Chia sẻ với bác sĩ về tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc theo toa, thuốc không theo toa. Các loại thực phẩm chức năng thảo dược, vitamin.
Không nên sử dụng thuốc nếu như có tiền sử hạ kali máu
Những người hạ kali máu nghiêm trọng. Thuốc có khả năng làm hạ đường huyết
Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải những dấu hiệu bất thường như: mệt mỏi, mê sảng, co giật, chóng mặt, rối loạn nhịp tim.
Không nên tự ý sử dụng thuốc.
Không nên ngưng dùng thuốc cho đến khi có sự yêu cầu từ bác sĩ.
Cân nhắc trước khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy giảm chức năng gan.
Không nên lái xe và vận hành máy móc trong thời gian chữa bệnh với thuốc bởi thuốc Pariet có thể gây nên những cơn buồn ngủ nghiêm trọng
Trước khi sử dụng thuốc bệnh nhân cần kiểm tra kỹ và điều trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày. Bởi thuốc Pariet có khả năng che lắp những triệu chứng sớm và khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.
Cần loại bỏ các yếu tố ác tính trên bệnh nhân loét dạ dày trước khi sử dụng thuốc.
Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Pariet
Người bệnh khi điều trị bằng thuốc Parie cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau đây:
Trên lâm sàng đã ghi nhận một số tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa: nôn mửa, đau bụng, táo bón, đầy hơi.
Tác dụng không mong muốn trên thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ.
Tác dụng không mong muốn trên da: nổi ban da mẩn ngứa.
Tác dụng không mong muốn trên hô hấp: viêm họng, viêm mũi, ho.
Tác dụng không mong muốn khác: cơ thể suy nhược, đau lưng.
Tác dụng không mong muốn trên thần kinh như nhức đầu, chóng mặt
Sử dụng thuốc Pariet, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như dưới đây:
Tác dụng phụ thường gặp
Nhức đầu
Viêm họng
Tiêu chảy
Đau dạ dày
Đầy hơi
Chóng mặt, hoa mắt
Nhiễm trùng
Khó ngủ, ngủ không sâu giấc
Táo bón
Buồn nôn và nôn ói
Cơ thể yếu ớt hoặc xuất hiện dấu hiệu cảm cúm
Ho khan
Sổ mũi
Đau lưng
Tăng lượng polyp lành tính trong dạ dày
Tác dụng phụ không phổ biến
Buồn ngủ
Phát ban
Ngứa ngáy
Khô miệng
Cảm giác lo lắng không rõ nguyên nhân
Viêm phế quản
Viêm xoang
Ợ hơi
Khó tiêu
Sốt
Tăng men gan
Gãy xương cổ tay, hông và cột sống
Đau nhức cơ, khớp và chân
Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng bàng quang)
Đau ngực
Tác dụng phụ hiếm gặp
Chán ăn, ăn không ngon miệng
Rối loạn thị giác
Vàng da, vàng mắt
Tăng cân.
Buồn phiền
Tiết mồ hôi bất thường
Viêm miệng, rối loạn vị giác
Phồng rộp da
Nổi mẩn ngứa
Bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc, đồng thời báo ngay cho bác sĩ. Trong trường hợp tác dụng phụ xuất hiện và duy trì trong một thời gian dài. Ngoài ra người bệnh cũng cần đến bệnh viện gần nhất để được kiểm tra cứu kịp thời nếu gặp phải những tác dụng phụ sau:
Mất thăng bằng, phương hướng
Nhịp tim không ổn định
Ảo giác
Hôn mê
Bệnh não
Viêm ruột dẫn đế tiêu chảy nặng
Nồng độ natri trong máu thấp dẫn đến co giật
Phát ban nghiêm trọng
Đau cơ, khớp không khỏi
Nồng độ magiê giảm
Thay đổi tế bào bạch cầu dẫn đến nhiễm trùng
Giảm tiểu cầu máu khiến bệnh nhân thường xuyên bị bầm tím và chảy máu
Xuất hiện phản ứng dị ứng
Viêm loét miệng hoặc cổ họng
Sốt cao
Khó thở, thở khò khè
Huyết áp thấp dẫn đến ngất xỉu, cơ thể suy yếu
Ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin B12
Da phồng rộp nghiêm trọng gây đau nhức.
Toàn bộ vùng mặt, môi, mắt có dấu hiệu phù nề
Tương tác thuốc Pariet
Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể xảy ra hiện tượng tương tác giữa thuốc Pariet với thức ăn hoặc các thuốc khác.
Thuốc Pariet có thể gây kéo dài chuyển hóa và bài tiết của thuốc chống động kinh Phenytoin.
Thuốc Pariet làm tăng nồng độ thuốc điều trị suy tim Digoxin.
Bảo quản
Nên bảo quản Pariet ở những nơi thoáng mát, không ẩm ướt, nhiệt độ từ khoảng 25 độ C.
Hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của sản phẩm với ánh nắng mặt trời.
Không nên bảo quản ở ngăn đá của tủ lạnh hoặc nhà tắm.
Giữ thuốc ở vị trí tránh xa khỏi tầm với của trẻ nhỏ