Những điều cần lưu ý khi dùng Amlor

 26/10/2020 17:37 |  528 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Amlor là thuốc được chỉ định điều trị trong các trường hợp bệnh lí cụ thể ra sao?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng cùng những điều cần chú ý khi dùng thuốc theo bài viết dưới đây!.

Thuốc Amlor là gì?

Thuốc Amlor là thuốc chứa Amlodipin besilat được dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp, điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Giảm nguy cơ tái phát bệnh mạch vành và thuốc còn giảm sự tắc nghẽn cố định (đau thắt ngực ổn định).

Thành phần

Hoạt chất: Amlodipin besilat. Tên thành phần hoạt chất: Amlodipin besylate.

Amlodipin là thuốc thuộc nhóm chặn kênh Canxi.  Mỗi viên nén Amlor chứa amlodipin besilat tương đương với 5 mg amlodipin.

Công dụng của thuốc Amlor trong việc điều trị bệnh

Chỉ định

Amlor được chỉ định để điều trị tăng huyết áp. Amlodipin được chỉ định điều trị sử dụng đơn độc để kiểm soát huyết áp ở phần lớn các bệnh nhân trong bệnh tăng huyết áp.

Nếu huyết áp cao, amlodipine sẽ hoạt động bằng cách làm các mạch máu, để máu lưu thông dễ dàng hơn.

Amlodipin, sử dụng phối hợp với thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc ức chế thụ thể β hoặc thuốc ức chế men chuyền angiotensin bệnh nhân không có đáp ứng tốt với một thuốc điều trị tăng huyết áp đơn độc khác.

Việc hạ huyết áp giúp làm giảm nguy cơ xảy ra đột quy và nhồi máu cơ tim gây tử vong hoặc không gây tử vong.

Trường hợp bị đau thắt ngực, amlor hoạt động bằng cách cải thiện việc cung cấp máu cho cơ tim. Amlor dẫn đến oxy được đưa đến tim nhiều hơn. Amlor có thể giúp ngăn cơn đau thắt ngực xảy ra. Tuy nhiên, amlodipine không có tác dụng giúp làm thuyên giảm cơn đau do đau thắt ngực gây ra.

amlor-la-thuoc-dieu-tri-benh-cao-huyet-ap-dau-that-nguc-on-dinh-va-thieu-mau-co-tim

Amlor là thuốc điều trị bệnh cao huyết áp, đau thắt ngực ổn định và thiếu máu cơ tim

Amlor được chỉ định đề giảm nguy cơ tải phát bệnh mạch vành. Bệnh nhân bị nhập viện do đau thắt ngực.

Amlodipin được chỉ định điều trị đau thắt ngực ôn định mạn tính. Chỉ định điều trị trong bệnh thiếu máu cơ tim, hoặc do sự tắc nghẽn cố định, hoặc do sự co thắt đau thắt ngực Prinzmetal hay đau thất ngực biến thiên.

Thuốc Amlodipin này có thê được sử dụng ngay cả khi chỉ có những triệu chứng lâm sàng co thắt mạch. Amlodipin có thế được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống đau thắt ngực khác dù khi đó vẫn chưa thể khẳng định được hoàn toàn là có co thất mạch hay không.

Amlodipin có thể được sử dụng đơn độc như là đơn trị liệu. Ở nhữngbệnh nhân đã kháng trị với nitrat bị đau thắt ngực khác đau thắt ngực.

Chống chỉ định

  • Chống chỉ định sử dụng thuốc Amlodipin cho những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các dihydropyridin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Chống chỉ định sử dụng thuốc Amlodipin cho những bệnh nhân dị ứng với amlodipin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc bất kì thuốc chặn kênh canxi nào khác
  • Amlor là thuốc chẹn kênh calci dihydropyridin (dihydropyridine dẫn xuất như felodipine, nifedipine, nimodipine).
  • Trường hợp ở bệnh nhân có thai hoặc đang cho con bú.
  • Chống chỉ định bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ hoặc suy tim sau khi trải qua cơn đột quỵ.
  • Bị đau thắt ngực trong khi nghỉ ngơi hoặc dù chỉ hoạt động rất nhẹ.
  • Trường hợp đang bị sốc tim. Các triệu chứng bao gồm: nhịp tim nhanh, mạch đập chậm và huyết áp thấp, tim không đủ khả năng bơm đủ máu cho cơ thể
  • Bệnh hạ huyết áp.

Cách dùng và liều dùng thuốc Amlor

Liều dùng phù hợp

Theo giảng viên dược, Cao đẳng Dược TPHCM thì liều khởi đầu thông thường đối với tăng huyết áp và đau thắt ngực, là 5 mg amlodipine mỗi ngày một lần. Có thể tăng đến liều tối đa là 10 mg tùy theo đáp ứng của từng bệnh nhân.

Liều lượng ban đầu: uống amlodipine 5mg/lần/ngày; Liều lượng duy trì: uống từ 5 đến 10mg/lần/ngày.

Liều khuyến cáo đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạch vành thì là 5 mg đến 10 mg mỗi ngày một lần. Các nghiên cứu lâm sàng cho thay phần lớn bệnh nhân cản liều 10 mg

Bệnh nhân nhẹ cân hoặc yếu có thể bắt đầu uống 2,5mg/lần/ngày

Trẻ em từ 6 đến 17 tuổi: uống từ 2,5mg đến 5mg/lần/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Amlor

Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất của thuốc Amlor là:

  • Amlodipin được dung nạp khá tốt, tuy nhiên có thể gây ra chứng đau đầu, đau thắt ngực, chóng mặt, ngủ gà; đánh trống ngực
  • Bên cạnh đó, những tác dụng không mong muốn ít gặp hơn của thuốc Amlor như mặt đỏ bừng; đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi
  • Bệnh nhân tăng huyết áp hoặc đau thắt ngực, đau đầu
  • Tăng đường huyết, viêm gan, vàng da, suy giảm thị lực
  • Trong một nghiên cứu dài hạn có kiểm chứng sử dụng amlodipin trên bệnh nhân suy tim được báo cáo là có liên quan tới sự gia tăng tỷ lệ phù phổi. Tuy nhiên không có sự khác biệt đáng kể.
  • Cũng giống như tất cả các thuốc chẹn kênh calci khác, sử dụng ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan thời gian bán thải của amlodipin bị kéo dài. Do đó, liều khuyến cáo cho các bệnh nhân này vẫn chưa được thiết lập.
  • Amlodipin cần phải được sử dụng thận trọng ở các bệnh nhân suy giảm chức năng gan
  • Amlodipin ảnh hướng trên khả năng sinh sản, phụ nữ có thai và cho con bú. Hiện tại độ an toàn của amlodipin ở phụ nữ có thai và cho con bú chưa được nghiên cứu công bố. Vì thế chỉ nên sử dụng amlodipin trong thời kỳ mang thai khi không có biện pháp thay thể nào an toàn hơn.
  • Các kinh nghiệm lâm sàng với amlodipin đã cho thấy thuốc này không làm ảnh hưởng khả năng lái xe và vận hành máy móc của bệnh nhân.

amlor-gay-ra-buon-ngu-cho-nguoi-su-dung

Amlor gây ra buồn ngủ cho người sử dụng

Amlodipin tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là:

  • Thần kinh trung ương: Chuột rút.
  • Hô hấp: Khó thở.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu.
  • Toàn thân: Phù cổ chân, đỏ bừng mặt nhức đầu, chóng mặt và có cảm giác nóng, mệt mỏi, suy nhược.
  • Tuần hoàn: Đánh trống ngực.

Ít gặp

  • Cơ, xương: Đau cơ, đau khớp.
  • Tâm thần: Rối loạn giấc ngủ.
  • Tuần hoàn: Hạ huyết áp quá mức, nhịp tim nhanh, đau ngực.
  • Da: Ngoại ban, ngứa.

Hiếm gặp

  • Tâm thần: Lú lẫn.
  • Tiêu hóa: Tăng sản lợi.
  • Da: Nổi mày đay.
  • Tuần hoàn: Ngoại tâm thu.
  • Chuyển hóa: Tăng glucose huyết.
  • Gan: Tăng enzym gan (transaminase, phosphatase kiềm, lactat dehydrogenase).
  • Miễn dịch: Hồng ban đa dạng.

Lưu ý khi dùng thuốc huyết áp Amlor

  • Bệnh nhân nên báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
  • Thông báo cho thầy thuốc khi bị suy gan. Nên dùng thuốc cẩn thận ở những bệnh nhân bị suy gan theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với bệnh nhân suy gan thời gian bán hủy của thuốc huyết áp cao amlodipine thường kéo dài và hiện tại chưa xác định được liều khuyến cáo. Bệnh nhân suy gan cấp hay gan mãn tính đều cần lọc gan nhân tạo. Bệnh nhân bị suy gan nên thông báo với bác sĩ trong quá trình khám bệnh.
  • Đối với bệnh nhân suy thận: Thuốc được chuyển hóa rộng rãi thành các chất không có hoạt tính
  • Amlodipine được sử dụng với liều giống nhau cho người già và người trẻ liều lượng như nhau và dung nạp tốt như nhau. Bởi vậy, liều lượng thông thường cũng có thể dùng cho người già. Đối với bệnh nhân lớn tuổi việc thanh thải thuốc Amlor có khuynh hướng sẽ giảm hơn nên dẫn đến hệ quả là tăng AUC và thời gian bán thải ở người già.
  • Đối với trẻ em: Hiện nay chưa có nghiên cứu rõ ràng về cách sử dụng thuốc này cho trẻ em. Vì vậy nếu có ý định sử dụng thuốc cho trẻ em bạn nên thật cẩn thận và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ để xác định rủi ro khi dùng thuốc hạ huyết áp Amlor trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Tốt nhất trước khi dùng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc được giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra.
  • Thận trọng nếu bạn bị đau ngực, đau tim cấp tính
  • Tình trạng sức khỏe hiện thời của bạn cũng ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến việc sử dụng thuốc này. Cần lưu ý khi bạn có các triệu chứng hạ huyết áp (huyết áp thấp) mà phải dùng đến thuốc. Thận trọng bởi thuốc Amlor có thể làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
  • Thận trọng nếu bạn bị bệnh gan vì khi đang bị bệnh gan cần sử dụng thuốc có thể sẽ có ảnh hưởng thuốc có thể tăng lên bởi sự đào thải của thuốc ra khỏi cơ thể diễn ra chậm hơn bình thường.
  • Người bệnh xuất hiện tình trạng đau ngực cần cẩn trọng khi dùng thuốc này
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc huyết áp Amlor trong điều trị.
  • Khi thuốc bị dùng quá liều, bệnh nhân cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi có các triệu chứng quá liều thuốc Amlor. Khi quá liều bạn sẽ có những triệu chứng choáng váng, ngất xỉu, nhịp tim tăng nhanh. Xử trí quá liều bạn hãy kê cánh tay và chân của người bệnh lên có thể kê trên vài chiếc đệm. Mang theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc để hỗ trợ bác sĩ trong việc nhận dạng loại thuốc dễ dàng hơn. Nếu huyết áp tụt ở mức gây nghiêm trọng có thể xảy ra tình trạng sốc nhẹ.
  • Các triệu chứng xuất hiện khi dùng quá liều: ngất, khó thở, đi tiểu rất thường xuyên, chóng mặt cực độ và/hoặc đau đầu nhẹ. Làn da của người bệnh sẽ lạnh nếu như trầm trọng hơn có thể gây mất ý thức.
  • Khi bệnh nhân quên liều, bạn hãy lấy thuốc và uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu liều đã quên gần với liều kế tiếp, bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bệnh nhân tuyệt đối không uống gấp đôi liều đã quy định. Và phải tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng cũng như những chỉ dẫn để thuốc phát huy hết tác dụng cũng như tránh gặp phải các trường hợp tác dụng phụ có thể xảy ra.

Tương tác thuốc

Hãy trao đổi ngay với bác sĩ nếu như bạn đang dùng thuốc dưới đây:

  • Thuốc hạ huyết áp: Verapamil, Diltiazem.
  • Thuốc điều trị virus HIV/ AIDS: Ritonavir, Indinavir, Nelfinavir, Nevirapine.
  • Thảo dược St. John’s wort.
  • Corticosteroid: Dexamethasone.
  • Verapamil, Diltiazem.
  • Kháng sinh: Clarithromycin, Erythromycin và Telithromycin, Rifampicin, Rifabutin.
  • Điều trị bệnh nấm: Ketoconazole và Itraconazole.
  • Phenobarbital, Phenytoin và Carbamazepin.
  • Sildenafi.
  • Nefazodone.
  • Tacrolimus.
  • Simvastatin.
  • Cyclosporine.
  • Dantrolene. 

Một số thuốc khi sử dụng đồng thời sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn. Cần chú ý không sử dụng một số thuốc như sau:

– Lithi: Khi dùng cùng với thuốc amlodipin, có thể gây độc thần kinh, buồn nôn, nôn, ỉa chảy. 
– Các thuốc gây mê sẽ có thể làm tăng tác dụng chống tăng huyết áp của amlodipin và có thể sẽ làm huyết áp giảm mạnh hơn. 

– Các loại thuốc chống viêm không steroid, đặt biệt là indomethacin có thể làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của amlodipine. Bởi vì do ức chế tổng hợp prostaglandin và/ hoặc giữ natri và dịch. 
– Không sử dụng đồng thời các thuốc liên kết cao với protein (như dẫn chất coumarin, hydantoin…) cùng lúc với nhau và phải dùng thận trọng với amlodipine. Bởi vì thuốc amlodipin cũng liên kết cao với protein nên nồng độ của các thuốc nói trên ở dạng tự do (không liên kết) có thể thay đổi trong huyết thanh.

Những thông tin chúng tôi nêu trong bài viết đều rất quan trọng với bạn khi dùng thuốc. Tuy nhiên nó chỉ mang tính chất tham khảo và bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ.

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.