Theralene (alimamezin) là thuốc gì và được dùng trong những bệnh nào?. Để biết chi tiết cách dùng thuốc, mời bạn xem hướng dẫn sử dụng trong bài viết dưới đây.
Tên chung quốc tế: Alimemazine
Loại thuốc: Ðối kháng thụ thể histamin H1, thuốc an thần.
Dạng thuốc và hàm lượng:
Viên nén: 5 mg, 10 mg; siro: 7,5 mg/5 ml; siro mạnh: 30 mg/5 ml. Thuốc tiêm (IV, IM): 25 mg/5 ml.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Alimemazin có tác dụng kháng histamin và kháng serotonin mạnh. Alimemazin có tác dụng kháng histamin H1. Thuốc đối kháng với phần lớn các tác dụng dược lý của histamine. Tác dụng kháng cholinergic ngoại vi của thuốc Alimemazin tương đối yếu.
Dược động học
Thuốc Alimemazin hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 15 - 20 phút, thuốc có tác dụng và kéo dài 6 - 8 giờ.
Chỉ định
- Trạng thái sảng rượu cấp (do cai rượu).
- Tiền mê trước phẫu thuật.
- Nôn thường xuyên ở trẻ em.
- Mất ngủ của trẻ em và người lớn.
-Alimemazin là dẫn chất phenothiazin, có tác dụng kháng histamin và kháng serotonin mạnh.
- Thuốc còn có tác dụng an thần, giảm ho, chống nôn.
- Ngoài ra, thuốc còn được dùng để điều trị mất ngủ ở trẻ em và người lớn.
- Các trường hợp dị ứng hô hấp như viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi và ngoài da (mày đay, ngứa).
Thuốc Alimemazin là loại dược phẩm trị bệnh mề đay hiệu quả
Chống chỉ định
Không sử dụng trong trường hợp sau:
- Không dùng Alimemazin cho người rối loạn chức năng gan hoặc thận, động kinh
- Không dùng cho người mẫn cảm với phenothiazin hoặc có tiền sử mắc bệnh glôcôm góc hẹp.
- Không dùng Alimemazin cho các trường hợp quá liều do barbituric
- Không dùng Alimemazin cho người có bệnh Parkinson, thiểu năng tuyến giáp.
- Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Không dùng Alimemazin cho bệnh nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt, u tế bào ưa crôm
- Rối loạn chức năng gan hoặc thận.
-Suy giáp, u tủy thượng thận, bệnh nhược cơ
- Dị ứng với alimemazin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Theralene.
- Quá liều do barbituric, opiat và rượu.
-Đã từng mắc bệnh glaucom góc hẹp.
-Bệnh nhân bị hôn mê hoặc bệnh nhân đã dùng một lượng lớn các thuốc an thần thần kinh trung ương.
- Không dùng khi có tình trạng giảm bạch cầu
Cách dùng và liều dùng thuốc alimamezin:
Thuốc có 2 dạng dùng: si-rô và dạng viên bao phim. Cả 2 dạng này đều được dùng theo đường uống. Liều lượng sử dụng sẽ do bác sĩ quyết định, người bệnh cần tuân thủ đúng yêu cầu. Nếu dùng bằng đường uống, uống cả viên thuốc cùng với nước. Không được nghiền nát thuốc ra để sử dụng. Nếu là thuốc dạng siro hoặc dung dịch tiêm, bạn cần phải có các dụng cụ đo lường thật chính xác lượng thuốc cần dùng.
Không dùng cho trẻ em dưới hai tuổi.
Chữa mày đay, sẩn ngứa:
Người lớn 10 mg, 2 hoặc 3 lần một ngày. Người cao tuổi nên giảm liều 10 mg, ngày dùng 1 - 2 lần.
Trẻ em trên 2 tuổi: 2,5 - 5 mg, ngày 3 - 4 lần.
Dùng trước khi gây mê:
Người lớn tiêm 25 - 50 mg (1 - 2 ống tiêm), 1 - 2 giờ trước khi phẫu thuật.
Trẻ em 2 - 7 tuổi: Uống liều cao nhất là 2 mg/kg thể trọng, trước khi gây mê 1 - 2 giờ.
Tiền mê: Người lớn: Tiêm bắp hay tĩnh mạch 25 – 50 mg, 1 – 2 giờ trước khi phẫu thuật.
Trẻ em 2 – 7 tuổi: Uống tối đa 2 mg/kg trước khi phẫu thuật 1 – 2 giờ. Dùng trong trạng thái kích động (sảng rượu cấp do cai rượu): Người lớn uống hoặc tiêm bắp hay tĩnh mạch 50 – 200 mg/ngày.
Chống ho: Người lớn 5 – 40 mg/ngày, chia nhiều lần. Trẻ em: 0,5 mg/kg/ngày, chia nhiều lần.
Dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ
+ Hiếm gặp:
Nói chung, các tác dụng phụ này phụ thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị. Người bệnh nên tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn khi dùng alimemazin để phòng tránh những biến cố có thể xảy ra.
Qua bài viết này, giảng viên khoa dược, Cao đẳng Dược TPHCM đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi những điều cần lưu ý khi dùng Alimemazin. Tuy nhiên thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người dùng nên tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc này.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.