Bostacet là thuốc chỉ định điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Vậy, cụ thể thuốc Bostacet có tác dụng gì?. Những điều cần biết trước khi sử dụng thuốc là gì?. Những thông tin cụ thể sẽ được tổng hợp trong bài viết bên dưới đây.
Hoạt chất chính trong một viên nén bao gồm
Paracetamol (acetaminophen)………………………………325 mg
Tramadol hydroclorid……………………………………………37.5 mg
Tá dược
Tinh bột biến tính vật lý, Avicel, magnesi stearat, tinh bột natri glycolat, HPMC (Hydroxypropyl Methylcellulose), PEG 6000 (Polyethylene Glycol 6000), titan dioxid (TiO2) vừa đủ.
Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp.
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Đóng gói:Hộp 2 vỉ x 10 viên; hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 5 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên
Thuốc Bostacet là thuốc điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng. Có thành phần hoạt chất chính là Paracetamol hàm lượng 325.0mg, Tramadol hydroclorid hàm lượng 37.5mg, ngoài ra còn một số tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Không dùng thuốc Bostacet cho các trường hợp dưới đây:
Cách sử dụng thuốc Bostacet
Thuốc Bostacet được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được chỉ định dùng bằng cách uống nguyên viên với nước.
Dùng bằng cách uống nguyên viên với nước
Liều dùng thuốc Bostacet
Bệnh nhân có thể dùng thuốc này theo liều cố định ở những cơn đau vừa và nhẹ.Thuốc giảm đau Bostacet được dùng bằng đường uống, với liều lượng như sau:
Không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng. Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Bostacet ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. hi dùng quá liều thuốc Bostacet cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ
Thuốc giảm đau Bostacet gây ra các tác dụng không mong muốn như :
Thuốc giảm đau Bostacet gây ra buồn ngủ nhẹ
Bệnh nhân cần phải thông báo ngay các tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.
– Thận trọng khi sử dụng thuốc Bostacet vì có nguy cơ gây co giật khi dùng đồng thời tramadol với các thuốc SSRI.
– Thận trọng khi sử dụng thuốc Bostacet với thuốc an thần hay các thuốc làm giảm ngưỡng co giật hay trên các bệnh nhân bị động kinh, bệnh nhân có tiền sử co giật
– Thận trọng khi sử dụng vì có nguy cơ gây suy hô hấp trên những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp.
– Thận trọng khi sử dụng đồng thời thuốc này với các thuốc ức chế hệ TKTƯ như rượu, thuốc mê, thuốc ngủ Opioid, thuốc tê
– Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân bị nghiện thuốc phiện vì có thể gây tái nghiện.
– Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân tăng áp lực nội sọ hay chấn thương đầu.
– Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân nghiện rượu vì có nguy cơ gây độc tính trên gan.
– Khuyến cáo liều dùng không quá 2 viên cho mỗi 12 giờ với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút.
– Thận trọng với bệnh nhân suy gan nặng.
– Không dùng với các thuốc khác chứa paracetamol hay tramadol.
– Nếu đột ngột ngừng dùng thuốc có thể gây nên hội chứng cai thuốc
– Lưu ý không nên dùng thuốc cho đối tượng có tiền sử lệ thuộc opioid, vì nếu dùng sẽ gây lệ thuộc thuốc tiếp diễn.
– Lái xe và vận hành máy móc cẩn thận vì Tramadol làm giảm sự tính táo do vậy không nên sử dụng.
– Cẩn trọng khi dùng cho phụ nữ cho con bú bởi vì độ an toàn của nó đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa được nghiên cứu đầy đủ
– Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai vì hiện nay độ an toàn cho phụ nữ có thai chưa được chứng minh đầy đủ.
– Những người bệnh dùng liều cao tramadol với thuốc mê rượu sẽ có khả năng cao bị suy hô hấp.
–Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng thuốc Bostacet: trẻ em dưới 15 tuổi, người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc, người suy gan, suy thận. Đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày
-Đối với những bệnh nhân có bệnh suy thận, giảm mức lọc cầu thận, bác sĩ cần cân nhắc điều chỉnh mức liều theo mức độ suy thận. Việc làm này để tránh tình trạng tăng độc tính của thuốc.
-Thuốc này là thuốc giảm đau và không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy người bệnh không nên quá lạm dụng thuốc.
Bostacet dùng với các chất ức chế MAO và ức chế tái hấp thu serotonin có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Gồm hội chứng serotonin chứng co giật.
Bostacet dùng với carbamazepine sẽ làm tăng đáng kể sự chuyển hóa tramadol, ngoài ra còn làm giảm tác dụng giảm đau của tramadol.
Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo do trường Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp từ nhà sản xuất. Bệnh nhân không nên tự ý áp dụng những thông tin này. Việc dùng thuốc như thế nào cần có ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.