Liều dùng và Cách dùng thuốc Spiromide như thế nào?

 07/11/2020 18:19 |  691 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Spiromide là thuốc điều trị suy tim sung huyết phù do cường Aldosterone thứ phát, hoặc phù kháng với thuốc lợi tiểu khác đã dùng. Thuốc chính là một lựa chọn của nhiều người bệnh hiện nay.

Cao đẳng Dược TPHCM sẽ có bài viết chi tiết về liều lượng, cách dùng cũng như các lưu ý khi sử dụng thuốc Spiromide. Thuốc được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa ưu tiên lựa chọn sử dụng cho bệnh nhân được sự đánh giá rất cao từ các bác sĩ chuyên môn.

Thành phần

Spiromide tablets Mỗi viên: Spironolactone 50 mg, furosemide 20 mg. Spiromide 40 Mỗi viên: Spironolactone 50 mg, furosemide 40 mg.

Chỉ định

  • Điều trị cao huyết áp phải dùng thuốc.
  • Điều trị suy tim sung huyết.
  • Tăng huyết áp vô căn.
  • Xơ gan.
  • Phù do xơ gan và suy tim sung huyết.
  • Chẩn đoán và điều trị cường Aldosterone nguyên phát bướu tuyến thượng thận tiết aldosterone, tăng sản tuyến thượng thận hai bên. Ðiều trị phù do cường Aldosterone thứ phát
  • Điều trị phù kháng trị với các thuốc lợi tiểu khác đã dùng uống hoặc tĩnh mạch
  • Điều trị tình trạng phù đặc biệt khi có cường Aldosterone thứ phát.
  • Điều trị cao huyết áp phải dùng thuốc thể nhẹ đến vừa.
  • Phù và cổ trướng do suy tim và xơ gan.
  • Điều trị hội chứng thận hư khi việc điều trị bệnh lý căn bản
  • Hạn chế dùng các thuốc lợi tiểu khác không đạt hiệu quả mong muốn.

spiromide-la-thuoc-dieu-tri-suy-tim-sung-huyet

Spiromide là thuốc điều trị suy tim sung huyết

Chống chỉ định

  • Suy thận, suy thận cấp
  • Tăng kali trong máu.
  • Giảm chức năng thận, vô niệu, tăng kali máu.
  • Quá mẫn với spironolactone và furosemide.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em.
  • Loét tá tràng.
  • Suy thận cấp, suy giảm đáng kể chức năng thận, vô niệu
  • Giảm chức năng thận.
  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều lượng & Cách dùng

Liều Spiromide thay đổi tùy theo bệnh cảnh lâm sàng

Liều Spiromide điều trị cường aldosterone thứ phát hoặc cao huyết áp đích thực

Liều dùng là 50-100 mg/ngày, có thể tăng liều lên đến 400 mg/ngày trong chuẩn đoán và điều trị cường aldosterone nguyên phát. Để tăng hoạt tính sinh học, cần dùng spironolactone cùng bữa ăn. Tác dụng tối đa sau vài ngày dùng thuốc.

Ở bệnh nhân suy thận, liều uống có thể đạt đến 1000 mg/ngày. Ở trẻ em, liều uống có thể 1-3 mg/kg/ngày.

Liều Spiromide điều trị tĩnh mạch

Tùy vào đáp ứng của điều trị, thường bắt đầu với liều 20-40 mg dùng từ 1 lần đến 2 lần/ngày, có thể tăng liều lên giống như điều trị dùng liều uống. Đặc biệt trên những bệnh nhân có suy thận có thể dùng dạng truyền tĩnh mạch liều tăng lên đến 1000 mg furosemide/ngày

Tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Uống từ một đến bốn viên Spiromide tablets/ngày (50-200 mg Spironolactone và 20-80 mg Furosemide)

Tác dụng phụ

Dùng spironolactone có thể xảy ra một số tác dụng phụ như:

  • Rối loạn tiêu hoá, ngủ gà, phát ban
  • Phì đại tuyến tiền liệt, phì đại tuyến vú ở nam.
  • Rối loạn kinh nguyệt, ù tai
  • Dùng spironolacton lâu dài có thể gây tăng kali huyết, giảm natri huyết bất lực ở đàn ông
  • Thay đổi giọng nói ở cả hai giới
  • Khi dùng spironolactone phì đại tiền liệt tuyến có thể xảy ra. Thầy thuốc nên cảnh báo nguy cơ này.
  • Furosemide có thể gây nitơ máu, tăng uric máu, tăng đường huyết
  • Các phản ứng phụ có thể phục hồi sau khi ngưng sử dụng thuốc
  • Ức chế tủy xương ngủ gà, phát ban là tác dụng phụ hiếm có cần ngưng sử dụng thuốc.
  • Các phản ứng ở da: viêm da, xuất huyết da, vàng da, hồng ban đã được báo cáo
  • Furosemide có thể gây thiếu máu, giảm tiểu cầu mất bạch cầu
  • Viêm thận kẽ và viêm tủy rất hiếm gặp.
  • Có thể xuất hiện chứng vú to ở đàn ông khi dùng thuốc Spironolactone. Xuất hiện chứng vú to có thể liên quan đến liều dùng và thời gian điều trị Spironolactone và thường hết khi ngưng dùng. Một số trường hợp hiếm gặp có thể bị chứng vú to và các phản ứng bất lợi khác.
  • Rối loạn kinh nguyệt và tác dụng androgen nhẹ.
  • Furosemide có thể gây tăng ure huyết, tăng đường huyết, tăng acid uric huyết
  • Khi sử dụng Furosemide các phản ứng da liễu đã được ghi nhận, bao gồm mề đay, ban xuất huyết, viêm da tróc vẩy, ban đỏ đa dạng, ngứa, giộp da do phản ứng độc với ánh sáng, viêm mạch hoại tử.
  • Rối loạn máu do Furosemide bao gồm thiếu máu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
  • Các phản ứng bất lợi khác, khi dùng Furosemide đã được báo cáo bao gồm: ù tai và điếc. Nhìn mờ, tụt huyết áp thế đứng, dị cảm và rối loạn dạ dày-ruột.
  • Suy giảm tủy xương là biến chứng hiếm gặp của Furosemide, cần phải ngưng điều trị.
  • rối loạn hệ thần kinh trung ương (thất điều, buồn ngủ, nhức đầu)
  • Hiếm khi ban sần hoặc ban đỏ, rối loạn tiêu hóa
  • chảy máu dạ dày, loét dạ dày, viêm dạ dày buồn nôn, tiêu chảy
  • Những tác dụng ngoại ý này thường mất đi khi ngưng thuốc.

 khi-dung-spironolactone-phi-dai-tien-liet-tuyen-co-the-xay-ra

Khi dùng spironolactone phì đại tiền liệt tuyến có thể xảy ra

Thận trọng

  • Theo dõi định kỳ điện giải trong khi điều trị.
  • Ngưng thuốc khi có tăng kali máu.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú không dùng Furosemide
  • Thận trọng trên bệnh nhân có tiền sử suy thận
  • Thận trọng trên bệnh nhân có tiền sử bệnh gout, bệnh gan
  • Bị xơ gan phì đại tuyến tiền liệt, đang sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh khác
  • Chứng toan huyết chuyển hóa tăng clorid huyết khả hồi.
  • Trong trường hợp suy thận và tăng thoáng qua chứng tăng kali huyết có thể phát triển hàm lượng nitrogen trong nước tiểu.
  • Ở người bệnh có rối loạn chức năng gan và thận cần phải kiểm tra thường xuyên người cao tuổi chất điện giải trong huyết thanh và chức năng thận.
  • Spironolacton làm xáo trộn sự xác định cortisol và epinephrine trong huyết tương, digoxin trong huyết thanh.
  • Dùng thuốc này cẩn thận ở người bệnh tiểu đường, dù spironolacton không tác động trực tiếp lên chuyển hóa carbohydrate
  • Dùng thuốc này cẩn thận ở người tiểu đường, vì chứng tăng kali huyết có thể xuất hiện ở những người bệnh này.
  • Nên tránh lái xe và vận hành máy móc nguy hiểm trong một thời gian khởi đầu điều trị
  • Trong khi điều trị, tránh dùng các thức uống có cồn.

Tương tác thuốc

Tương tác có thể gây nguy hiểm.

  • Không dùng Spiromide với chế phẩm chứa kali, thuốc giữ kali máu.
  • Thận trọng khi dùng với ức chế men chuyển
  • Cần chỉnh liều glycoside tim khi dùng chung., amiloride, triamterene, carbenoxolone, lithium.
  • Aspirin làm giảm bài tiết carenone ra nước tiểu.
  • Spironolactone uống cùng với digoxin cho thấy có tăng digoxin trong huyết thanh vì spironolactone gây ức chế bài tiết digoxin ở ống thận.
  • Nên tránh phối hợp với thuốc amiloride, triamterene và carbenoxolone, ức chế men chuyển
  • Spironolactone tác dụng đồng vận với lithium ở bệnh nhân tâm thần.
  • Phát hiện ung thư vú ở bệnh nhân dùng spironolactone kéo dài, ghi nhận được một số trường hợp tuyệt lạp bạch cầu hạt. Phản ứng đặc dị và thường tự khỏi sau khi ngưng thuốc.
  • Spironolactone có thể gây tăng K+ máu và hạ Na+ máu
  • Tăng K+ máu mức độ nặng có thể gây tử vong khi dùng spironolactone kết hợp thuốc ức chế men chuyển trong điều trị bệnh nhân cao huyết áp.
  • Spironolactone có thể gây nặng thêm tình trạng giảm chức năng thận, đặc biệt ở người có chức năng thận giảm trước đó.
  • Spironolactone có thể gây suy tim mà có giảm chức năng thận ở mức trung bình.
  • Điều trị furosemide kéo dài có thể gây hạ Na+ máu nguy hiểm
  • Cũng như thuốc lợi tiểu khác phần lớn gặp ở bệnh nhân có suy tim hoặc suy gan nặng.
  • Cũng giống nhóm thuốc lợi tiểu quai khác Furosemide có thể gây độc ở tai thường hồi phục khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, cũng có gặp trường hợp không hồi phục độc tính ở tai.
  • Sau khi điều trị furosemide liều cao. Một số ít trường hợp gặp viêm tụy cấp
  • Bệnh nhân dùng liều cao salicylate có thể bị ngộ độc salicylate.
  • Furosemide và các salicylate cạnh tranh ở vị trí bài tiết ở thận. Thận trọng khi dùng Spironolactone ở bệnh nhân phải gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ.
  • Không dùng đồng thời Cephaloridine với Furosemide vì có ghi nhận tăng độc tính trên thận.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.