Liều dùng, cách dùng thuốc Mezapizin hiệu quả nhất

 29/10/2020 11:57 |  457 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Thuốc Mezapizin là thuốc được dùng để điều trị dự phòng đau nửa đầu chóng mặt, hoa mắt, ù tai,… Liều dùng, cách dùng thuốc Mezapizin như thế nào cho đúng, mời bạn tham khảo bài viết bên dưới đây.

Thành phần của thuốc

Mỗi viên nén Mezapizin chứa:

  • Flunarizin dihydroclorid tương ứng Flunarizin 10mg
  • Tá dược vừa đủ 1 viên
  • (Tá dược: lactose, tinh bột sắn, gelatin, magnesi stearat, amidon, pregelatinized starch, crospovidon).

Công dụng của thuốc Mezapizin

  • Thuốc mezapizin có tác dụng: dự phòng và điều trị chứng đau nửa đầu.
  • Co cứng cơ khi đi bộ hoặc nằm, lạnh đầu chi, dị cảm.
  • Điều trị cho triệu chứng rối loạn tiền đình: hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
  • Chứng thiếu tập trung, rối loạn trí nhớ
  • Kích động và rối loạn giấc ngủ.
  • Chứng thiếu tập trung, rối loạn trí nhớ, kích động và rối loạn giấc ngủ.

 thuoc-mezapizin-co-tac-dụng-du-phong-va-dieu-tri-chung-dau-nua-dau

Thuốc mezapizin có tác dụng dự phòng và điều trị chứng đau nửa đầu

Đối tượng không nên dùng thuốc mezapizin

  • Bệnh nhân mẫn cảm với flunarizin hoặc với các thuốc chẹn kênh canxi hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh trầm cảm
  • Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh Parkinson hoặc chứng rối loạn ngoại tháp khác.
  • Ðang dùng thuốc chẹn bêta.

Liều dùng và cách dùng thuốc mezapizin

* Dự phòng đau nửa đầu:

Liều dùng điều trị ban đầu:
+ Bệnh nhân < 65 tuôi: uống vào buổi tối. Liều khuyến cáo Flunarizin 10mg/lần/ngày,

+ Bệnh nhân > 65 tuổi: uống vào buổi tối. Liều khuyến cáo Flunarizin 5mg/lần/ngày

Ngừng điều trị, nếu:

  • Bệnh nhân có các triệu chứng khác xảy ra trong thời gian điều trị. Bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm, hội chứng ngoại tháp.
  • Nếu như sau 2 tháng điều trị ban đầu, tình trạng bệnh không tiến triển.

Điều trị duy trì:

  • Tiếp tục điều trị duy trì nếu bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt. Liều điều trị duy trì giống liều điều trị ban đầu. Sau đó, chỉ sử dụng lại nếu bệnh nhân tái phát bệnh.

Liều dùng điều trị chứng chóng mặt, rối loạn tiền đình:

  • Liều dùng khuyến cáo giống như điều trị chứng đau nửa đầu tuy nhiên thời gian điều trị chỉ kéo dài thường là dưới 2 tháng.
  • Sau 1 tháng điều trị mà bệnh không cải thiện, bệnh nhân được coi như là không đáp ứng với thuốc và nên dừng điều trị. Và đi khám để biết được nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Trẻ em:

  • Trẻ em ≥12 tuổi, đặc biệt trong trường hợp đau nửa đầu liều dùng vẫn chưa được chẩn đoán xác định. Thời gian điều trị không quá 6 tháng.
  • Trẻ em < 12 tuổi: chưa có nghiên cứu đầy đủ về hiệu quả và độ an toàn của flunarizin trên đối tượng này. Vì vậy bác sĩ không khuyến cáo sử dụng flunarizin cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Trong trường hợp quá liều hoặc ngộ độc thuốc Flunarizin khi sử dụng cần báo ngay cho nhân viên y tế để áp dụng những biện pháp hỗ trợ cần thiết. Nên rửa dạ dày trong vòng 1 giờ sau khi uống quá liều. Có thể dùng than hoạt nếu thấy thích hợp.

Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, bệnh nhân nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Không được tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.

Tác dụng phụ

  • Các tác dụng phụ xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc mezapizin thuờng ở mức độ nhẹ.
  • Các tác dụng phụ thường gặp:
  •  Mệt mỏi, thèm ăn, tăng cân gặp ở hơn 10% bệnh nhân.
  •  Lo lắng, mất ngủ, đau đầu, suy nhược gặp ở 0.1-1% bệnh nhân
  • Buồn ngủ, mệt mỏi, tăng cân hoặc có cảm giác thèm ăn.
  • Các tác dụng không mong muốn xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc thường ở mức độ nhẹ
  • Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như buồn nôn, ợ nóng, đau dạ dày gặp ở 0.1-1% bệnh nhân
  •  Khô miệng, đau cơ, galactorrhoea (sự tiết sữa bất thường ở tuyến vú) gặp ở dưới 0.01% bệnh nhân.
  •  Buồn ngủ nhẹ và/hoặc mệt mỏi (20%); tăng cân (11%).
  • Trầm cảm, đặc biệt có nguy cơ xảy ra ở bệnh nhân nữ có tiền sử trầm cảm.
  •  Một số tác động phụ nghiêm trọng triệu chứng ngoại tháp như vận động chậm, cứng đơ, loạn vận động, run, ngồi nằm không yên. Tác dụng phụ thường gặp thoáng qua hoặc những người già dường như có nguy cơ.
  • Những tác dụng phụ hiếm gặp khác như tăng tiết sữa, khô miệng, đau cơ, phát ban.
  • Tiêu hóa: buồn nôn, đau dạ dày, nóng bỏng trong xương ức.
  • Thần kinh trung ương: buồn ngủ, lo lắng.

Những tác dụng phụ rất hiếm gặp:

  • Da và mô dưới da: ban đỏ.
  • Sinh dục, vú: tăng tiết sữa.
  • Mạch: hạ huyết áp.
  • Tâm thần: mất ngủ, lo âu.
  • Cơ xương và mô liên kết: cứng cơ, chứng run rẩy và bứt rứt ở cơ.
  • Thần kinh vận động chậm chạp, cứng cơ bồn chồn đứng ngồi không yên, rối loạn vận động, run nguyên phát, buồn ngủ, run.rối loạn ngoại tháp, Parkinson.
  • Tiêu hóa: nôn.
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.

Thận trọng

  • Không sử dụng thuốc quá liều khuyến cáo
  • Nếu tình trạng mệt mỏi với mức độ nặng tăng dần xảy ra, cần ngừng điều trị với flunarizin. Một số trường hợp mệt mỏi với mức độ nặng tăng dần đã được ghi nhận khi sử dụng flunarizin.
  • Cần theo dõi người bệnh thường xuyên, đặc biệt trong thời gian điều trị duy trì
  • Cần thận trọng với bệnh nhân có vấn đề: dung nạp galactose di truyền (hiếm gặp).
  • Không nên dùng thuốc này cho người kém hấp thu glucose-galactose, thiếu hụt men Lapp-lactase.
  • Cần theo dõi người bệnh thường xuyên để phát hiện sớm các biểu hiện ngoại tháp, trầm cảm và ngừng điều trị kịp thời.
  • Không dùng flunarizin cho phụ nữ mang thai. Do tính an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai chưa được đánh giá đầy đủ.
  • Chưa có dữ liệu nói về sự bài tiết của thuốc vào sữa người, không khuyến cáo sử dụng flunarizin cho phụ nữ cho con bú.
  • Bệnh nhân bị bệnh gan hoặc rối loạn chuyển hoá porphyrin thận trọng khi sử dụng thuốc này
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc đặc biệt trong giai đoạn điều trị ban đầu
  • Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Thận trọng nếu bạn có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.
  • Thận trọng khi phải thực hiện những hành động cần sự tỉnh táo và tập trung.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc với phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Thận trọng dùng thuốc với bệnh nhân có vấn đề về gan.
  • Chú ý thận trọng khi sử dụng thuốc Mezapizin cho bệnh nhân bị bệnh gan hoặc rối loạn chuyển hoá porphyrin.
  • Phải dừng sử dụng thuốc Mezapizin lại ngay nếu bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi.
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở người lớn tuổi, bệnh nhân HA thấp, suy thận.
  • Flunarizin có thể làm gia tăng triệu chứng ngoại tháp, trầm cảm và bộc phát hội chứng Bocitilien. Nhất là ở bệnh nhân dễ có nguy cơ như người già.
  • Bệnh nhân nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ

than-trong-khi-dung-thuoc-o-nguoi-lon-tuoi 

Thận trọng khi dùng thuốc ở người lớn tuổi

Tương tác thuốc mezapizin

  • Dùng kết hợp với thuốc kích thích enzym gan (phenytoin, carbamazepin) có thể làm tăng chuyển hoá của flunarizin. Do đó, người dùng cần phải tăng liều flunarizin.
  • Rượu và thuốc an thần có thể làm tăng tác dụng phụ buồn ngủ của flunarizin.
  • Rượu, thuốc trị động kinh, thuốc ngủ, an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc uống tránh thai.

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo từ giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc và sử dụng theo ý muốn. Việc sử dụng thuốc cần có ý kiến của bác sỹ chuyên khoa. Để tránh mua phải thuốc giả, bạn nên tìm đến các cơ sở bán thuốc uy tín và có nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm rõ ràng. Thuốc mezapizin là thuốc được bán theo đơn của bác sĩ, khi cần mua thuốc bạn nhớ đem theo đơn thuốc.Trong quá trình sử dụng thuốc mezapizin nếu người bệnh thấy có biểu hiện bất thường nên ngưng thuốc. Sau đó liên hệ ngay với bác sỹ hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.