Hướng dẫn sử dụng thuốc Theophylline

 02/12/2020 10:47 |  870 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Thuốc Theophylin có nhiều tác dụng dược lý. Thuốc có khả năng cải thiện các triệu chứng co thắt gây tắc nghẽn đường thở, làm giãn cơ trơn, nhất là cơ phế quản, đồng thời kích thích hoạt động của cơ quan hô hấp. 

Bài viết này, trường Cao đẳng Dược TPHCM sẽ chia sẻ những thông tin cần biết khi sử dụng thuốc này để đạt hiệu quả nhất.

Một vài thông tin về thuốc Theophylin

Tên chung quốc tế Theophylin

Dạng thuốc và hàm lượng

Theophylin (khan), uống:

Nang: 100 mg, 200 mg.

Nang giải phóng kéo dài: 50 mg, 60 mg, 65 mg, 75 mg, 100 mg, 125 mg, 130 mg, 200 mg, 250 mg, 260 mg, 300 mg.

Xiro: 50 mg/5 ml.

Dung dịch: 27 mg/5 ml, 50 mg/5 ml.

Viên nén giải phóng chậm: 100 mg, 200 mg, 250 mg, 300 mg, 400 mg, 450 mg, 500 mg.

Viên nén: 100 mg, 125 mg, 200 mg, 250 mg, 300 mg.

Theophylin (khan), đường trực tràng: Ðạn 350 mg.

Thuốc truyền tĩnh mạch: 0,4 mg/ml (400 mg); 0,8 mg/ml (400 và 800 mg); 1,6 mg/ml (400 và 800 mg); 2 mg/ml (200 mg); 3,2 mg/ml (800 mg); 4 mg/ml (200 và 400 mg) theophylin (khan) trong dextrose 5%.

Thuốc Theophylin cũng được dùng để uống và tiêm, dưới dạng aminophylin, là hỗn hợp theophylin với ethylenediamin tan trong nước gấp 20 lần so với theophylin đơn độc.

Dược lực:

Theophylline (3,7-dihydro-1,3-dimethyl-1-H-purine-2,6-dione) là một thuốc làm giãn phế quản loại xanthin.

Dược động học:

Thuốc Theophylline là một chế phẩm đa đơn vị với nhiều viên hoàn nhỏ. Mỗi hoàn gồm một lõi với nhiều lớp thuốc và màng đặc biệt xếp xen kẽ bao quanh có khả năng kiểm soát tốc độ khuếch tán của thuốc bên trong.

– Hấp thụ: Theophylline được hấp thụ hoàn toàn sau khi uống. Sau khi dùng 400 mg Theophylline, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương đạt đến mức khoảng 4,65mcg/ml sau khoảng thời gian trung bình là 3,83 giờ. Diện tích dưới đường biểu diễn nồng độ trong huyết tương (AUC) là 56,64mcg.giờ/ml.

– Phân bố: Thể tích phân phối trung bình là 0,45l/kg (khoảng biến thiên là 0,3 đến 0,7l/kg). Theophylline không phân bố vào mô mỡ nhưng qua nhau thai dễ dàng và được bài tiết qua sữa mẹ. Khoảng 40% được gắn với protein huyết tương.

– Chuyển hóa và bài tiết: Các xanthin được biến đổi sinh học trong gan (85-90%) thành 1,3-dimethyluric acid, 3 methylxanthin và 1-methyluric acid. Việc bài tiết là do thận; dưới 15% thuốc được bài tiết dưới dạng không đổi. Thời gian bán hủy của theophylline bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đã được chứng minh.

Cơ chế hoạt động

Thuốc Theophylin là thuốc làm giãn phế quản loại xanthin. Loại thucoso này có khả năng thẩm thấu và hòa tan trong dạ dày một cách hết sức dễ dàng.

Thông thường thuốc được hấp thụ hoàn toàn sau khi uống và được bài tiết hết sức dễ dàng sau khi đã hấp thụ. Chính vì vây mà bệnh nhân không nên quá lo ngại nếu sử dụng trong thời gian dài.

Chỉ định Theophylin

Theophylline được bác sĩ chỉ định điều trị dự phòng hen mạn tính

Hen phế quản khó thở kịch phát.

Điều trị, kiểm soát cơn hen ban đêm và thở khò khè buổi sáng; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Hen phế quản khó thở liên tục.

Điều trị các dạng co thắt của bệnh phổi, phế quản tắc nghẽn mạn tính.

Theophylline trực tiếp làm dãn cơ trơn của đường phế quản và các mạch máu phổi.

Theophylline cũng là một chất kích thích hô hấp trung ương.

Theophylline có hiệu lực trên tính co thắt của cơ hoành ở người bình thường và cải thiện sự co thắt ở bệnh nhân bị bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính.

Người ta đã chứng minh rằng Theophylline làm giảm triệu chứng hoặc phòng ngừa hen phế quả

Đảo ngược được ở người viêm phế quản mạn tính và khí thũng phổi. 

Hỗ trợ điều trị cơn ngừng thở ở trẻ thiếu tháng. 

 theophylline-duoc-bac-si-chi-dinh-dieu-tri-du-phong-hen-man-tinh

Theophylline được bác sĩ chỉ định điều trị dự phòng hen mạn tính

Chống chỉ định Theophylin

Theophylline chống chỉ định đối với các trường hợp quá mẫn với xanthin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc

Theophylline chống chỉ định đối với bệnh loét dạ dày – tá tràng tiến triển

Theophylline chống chỉ định đối với rối loạn chuyển hoá por- phyrin; động kinh không kiểm soát được.

Theophylline chống chỉ định đối với tăng mẫn cảm với bất kỳ xanthin nào

Theophylline chống chỉ định viêm loét tiêu hóa;

Theophylline chống chỉ định đối với đang bị bệnh động kinh (trừ phi đang được dùng thuốc chống động kinh thích hợp).

Liều dùng và cách dùng Theophylline

Cách dùng:

Theophylin dạng uống thông thường được uống vào bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày, các bạn nên với một cốc nước đầy (150ml) hoặc cùng thuốc kháng acid.

Liều Theophylline ban đầu được khuyến cáo:

Nếu người bệnh chưa dùng theophylin trong vòng 24 giờ trước, liều 4 - 6mg/kg theophylin

Nếu người bệnh đã dùng theophylin trong vòng 24 giờ trước, 2 - 3mg/kg theophylin,

Trung bình mỗi liều 1mg/kg làm nồng độ theophylin huyết tăng 2 microgam/ml.

Liều tăng dần:

Liều Theophylline có thể tăng dần khoảng 25% mỗi lần, cách 2 - 3 ngày một lần, cho đến chừng nào thuốc còn dung nạp được hoặc tới khi đạt tới liều tối đa:

Trẻ em tới 9 tuổi: 24mg/kg/ngày.

9 - 12 tuổi: 20mg/kg/ngày.

12 - 16 tuổi: 18mg/kg/ngày.

16 tuổi và lớn hơn: 13mg/kg/ngày hoặc 900mg mỗi ngày (bất cứ liều nào cũng phải thấp hơn).

Liều Theophylline duy trì:

Tổng liều hàng ngày có thể chia, dùng cách nhau 8 - 12 giờ.

Quá liều và xử trí Theophylin

Triệu chứng quá liều: Chán ăn, buồn nôn, ỉa chảy, kích thích thần kinh trung ương, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, co giật, khát, sốt nhẹ, ù tai

Xử trí quá liều: uống than hoạt và thuốc tẩy nếu không bị co giật: gây nôn, rửa dạ dày.

Khi đang trong cơn co giật: thở oxygen, tiêm tĩnh mạch diazepam. Phục hồi cân bằng nước và điện giải.

Ngộ độc nặng đe doạ tính mạng: dùng phenothiazin

Tác dụng không mong muốn Theophylin

Do độc tính của thuốc và cơ chế gây bệnh nên thuốc theophyllin dần ít được dùng trong điều trị bệnh.

Theophyllin được khuyên dùng cho bệnh nhân bị bệnh co thắt phế quản mạn tính cần giãn phế quản kéo dài, bệnh nhân có triệu chứng về đêm hoặc bệnh nhân phải vào viện để điều trị hen.

Có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng lâu dài Theophyllin có thể làm giảm khả năng kiểm soát bệnh.

Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, hạ huyết áp

Buồn nôn; nôn

Tình trạng kích thích, bồn chồn

Kích ứng đường tiêu hoá; nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ

Co giật, run; phản ứng dị ứng.

Hệ tiêu hóa: buồn nôn, ói mửa, đau thượng vị, tiêu chảy.

Hệ tim mạch: hồi hộp, tim nhanh, hạ huyết áp, loạn nhịp thất, ngoại tâm thu, đỏ bừng da

Các tác dụng bất lợi hoặc độc tính ít khi xảy ra nếu nồng độ theophylline trong huyết thanh dưới 20mcg/ml.

Hệ hô hấp: thở nhanh.

Thận: lợi tiểu.

Hệ thần kinh trung ương: nhức đầu, dễ kích thích, mất ngủ, giật toàn thể kiểu giật rung và co cứng, run giật cơ

Tác dụng phụ trên tim mạch có thể nặng và bao gồm cao huyết áp và loạn nhịp, đánh trống ngực, nhịp nhanh

Tác dụng phụ hô hấp tại chỗ bao gồm rối loạn nhịp thở, co thắt phế quản, ho, thở khò khè, khô hoặc ngứa họng và viêm thanh quản

Khi hấp thu thuốc từ phổi vào máu tăng, tác dụng toàn thân trở nên rõ rệt hơn.

Có thể gây run, chóng mặt, đau đầu, bốc hỏa và ra mồ hôi.

Tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương gồm căng thẳng, kích động và mất ngủ, lảo đảo

Hạ kali huyết, toan máu do acid lactic và tân tạo đường.

Các tác dụng khác: rụng tóc, nổi mẩn.

Những tác dụng phụ khác bao gồm cảm giác mùi vị bất thường hoặc khó chịu, chán ăn

Thuốc theophyllin có phạm vi trị liệu hẹp

Thuốc theophyllin có thể gây nhiễm độc nặng như co giật, thiếu hụt thần kinh vĩnh viễn đây là lý do khiến cần phải theo dõi nồng độ huyết thanh.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác bao gồm rối nhiễu hành vi ở trẻ em do kích thích thần kinh trung ương, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, nhịp thở nhanh.

Tình trạng lợi tiểu hay xảy ra khi bắt đầu liệu pháp.

Thuốc gây tiểu khó ở nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt.

Các thay đổi chuyển hóa gồm tăng đường huyết và hạ kali huyết.

 thuoc-theophyllin-co-the-gay-nhiem-doc-nang-nhu-co-giat

Thuốc theophyllin có thể gây nhiễm độc nặng như co giật

Thận trọng lúc dùng

Ở bệnh nhân có độ thanh thải huyết tương của theophylline bị suy giảm do bất kỳ nguyên nhân nào (như bệnh nhân trên 55 tuổi nhất là nam và người bị bệnh phổi mạn tính, suy chức năng gan, suy tim và sốt cao kéo dài) cũng có thể làm gia tăng nồng độ trong huyết thanh và khả năng gây độc.

Ðang cơn hen: theophylline đường uống là không thích hợp với tình trạng đang lên cơn hen. Theophylline không đáp ứng nhanh với liều thường dùng của các thuốc dãn phế quản thông thường.

Ðộc tính: Liều quá cao có thể gây độc tính nặng khi nồng độ thuốc trong huyết thanh cao hơn 20mcg/ml. Các phản ứng phụ nghiêm trọng như kinh giật hay loạn nhịp thất là dấu hiệu đầu tiên của độc tính mà không có cảnh báo trước nào.

Tác dụng trên tim: Theophylline có thể gây nặng thêm loạn nhịp tim sẵn có, loạn nhịp tim. Người dùng cần phải kiểm tra theo dõi và khảo sát sâu hơn khi dùng thuốc này

Phụ nữ mang thai: chưa được nghiên cứu đối chứng đầy đủ tác dụng gây nguy hiểm cho thai hay ảnh hưởng trên khả năng sinh nở. Chỉ nên dùng theophylline trong thời gian mang thai khi được bác sĩ chỉ định

Phụ nữ đang cho con bú: Theophylline qua được sữa mẹ và có thể gây kích ứng. Cần cân nhắc giữa việc ngưng cho con bú với việc ngưng dùng thuốc.

Trẻ em: thuốc này ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác định.

Tương tác thuốc

Các thuốc sau đây theophylline có tương tác:

– Các chất làm giảm nồng độ theophylline trong máu gồm có các ketoconazol, rifampin, barbiturate, than hoạt, khói thuốc lá và sulfinpyrazone.

– Các chất làm gia tăng nồng độ theophylline máu gồm có các chất chẹn kênh calci, cimetidin, allopurinol, các chất chẹn beta (không chọn lọc), các thuốc tránh thai đường uống, disulfiram, ephedrin, các corticosteroid, interferon, các macrolide và các quinolone.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.