Thuốc Carbocistein là gì? Dùng thuốc Carbocistein như thế nào để đạt được hiệu quả?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết này để hiểu sâu về thuốc Carbocistein nhé!
Nhóm thuốc
Thuốc hô hấp
Dược lực
Thường dùng để điều trị đái tháo đường tuýp 2. Acarbose là một tetrasacharid chống đái tháo đường, ức chế men alpha - glucosidase ruột đặc biệt là sucrase, làm chậm tiêu hóa và hấp thu carbohydrat.
Dược động học
- Thời gian bán hủy đào thải khoảng 2 giờ.
- Sau khi uống, thuốc Carbocistein được hấp thu nhanh và đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau 2 giờ.
- Thuốc và các chất chuyển hóa chủ yếu được đào thải qua thận.
- Thuốc sinh khả dụng kém, dưới 10% liều dùng do được chuyển hóa mạnh và chịu ảnh hưởng khi qua gan lần đầu.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Thuốc Carbocisteine có những dạng và hàm lượng nào?
Carbocisteine có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nang, thuốc uống: 375 mg.
Dung dịch, thuốc uống: 125 mg/5 mL, 250 mg/5 mL.
Chỉ định
- Thuốc Carbocistein được dùng khi bị rối loạn cấp hay mãn tính đường hô hấp trên và dưới.
- Rối loạn cấp hay mãn tính đường hô hấp đi kèm theo tăng tiết đàm nhầy đặc và dai dẳng như viêm phế quản cấp và mãn, viêm mũi, viêm xoang, khí phế thũng và giãn phế quản.
- Thuốc Carbocisteine có tác dụng làm loãng đàm bằng cách cắt đứt cầu nối disulfures liên kết chéo các chuỗi peptide của mucin, yếu tố làm tăng độ nhớt của dịch tiết.
- Tính chất này làm giảm độ quánh của chất nhầy, làm thay đổi độ đặc của đàm và giúp khạc đàm dễ dàng.
Thuốc Carbocistein được dùng khi bị rối loạn cấp hay mãn tính đường hô hấp trên và dưới
Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)
- Thuốc Carbocisteine không sử dụng cho người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Luôn dùng carbocisteine theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn không chắc chắn về cách dùng thuốc nên kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ
Nếu tình trạng bệnh của bạn không thuyên giảm hoặc trở nên xấu hơn nên báo với bác sĩ. Không được tự ý ngừng thuốc carbocisteine, uống thuốc nhiều hơn hoặc thường xuyên hơn chỉ định của bác sĩ.
Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của bạn.
Liều dùng carbocisteine cho người lớn
Liều thuốc carbocisteine thông thường cho người lớn
Dùng 2 viên nang 375 mg ba lần một ngày, giảm còn dùng 1 viên nang 375 mg 4 lần mỗi ngày khi các triệu chứng đã được cải thiện.
Liều dùng carbocisteine cho trẻ em
Liều thuốc carbocisteine thông thường cho trẻ em trong độ tuổi từ 5-12 tuổi
Dùng 250 mg ba lần mỗi ngày.
Liều thuốc carbocisteine thông thường cho trẻ em trong độ tuổi từ 2-5 tuổi
Dùng thuốc có hàm lượng phù hợp với trẻ (hoặc thuốc dành cho trẻ em). Dùng 62,5 mg-125 mg bốn lần mỗi ngày.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Trong trường hợp nếu quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc carbocisteine?
Giống như tất cả các loại thuốc khác, thuốc carbocisteine có thể gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên không phải ai cũng mắc phải. Một vài người có thể bị dị ứng mẫn cảm với một số loại thuốc.
Nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây sau khi uống thuốc bạn hãy đến đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Sưng mí mắt, mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
Da nổi mẩn ngứa ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Thở khò khè, khó thở hoặc khó nuốt, chóng mặt.
Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn gặp tình trạng mẩn ngứa da.
Chảy máu dạ dày hoặc ruột có thể thấy như phân có màu đen.
Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập đầy đủ trong bài viết. Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ,
Trước khi dùng carbocisteine bạn nên báo với bác sĩ:
Nếu bạn bị dị ứng (mẫn cảm) với carbocisteine hoặc bất kỳ thành phần khác trong carbocisteine.
Trước khi dùng carbocisteine, bạn nên báo với bác sĩ nếu bạn bị loét dạ dày tá tràng.
Nếu bạn có thai, dự định có thai hoặc cho con bú.
Báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng, bao gồm thuốc kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng và các sản phẩm dinh dưỡng, thảo dược
Chú ý đề phòng ở người bị loét dạ dày - tá tràng.
Trường hợp ho có nhiều đàm cần phải được chú ý vì là yếu tố cơ bản bảo vệ phổi - phế quản.
Thận trọng lúc dùng trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường. Lưu ý lượng đường có trong thành phần của dạng sirô. 1 muỗng lường sirô 5% có chứa 6g saccharose. 1 muỗng café sirô 2% có chứa 3,5g saccharose. Phải lưu ý người lái xe và vận hành máy móc về khả năng bị buồn ngủ khi dùng thuốc. Do trong thành phần của dạng sirô có alcool nên.
Dùng thận trọng lúc có thai. Chỉ dùng trong thời gian mang thai khi thật sự cần thiết.
Dùng thận trọng lúc nuôi con bú. Có thể cho con bú trong thời gian dùng thuốc. Hiện nay vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Vì vậy mà trước khi dùng thuốc, người bệnh hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc kê đơn mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ và người có chuyên môn.
Cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Carbocisteine có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc này với thuốc kia có thể làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ hoặc thay đổi khả năng hoạt động của thuốc. Hãy cho bác sĩ biết danh sách những thuốc bạn đang dùng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Để tránh tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng kèm với các thuốc khác, nên tránh thuốc có chứa carbocisteine. Không nên kết hợp các thuốc này với nhau để tránh để tránh vượt qua liều khuyến cáo.
- Phải báo cáo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng.
Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. kHãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc carbocisteine này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là trường hợp nếu như bạn đã từng bị loét dạ dày.
Bảo quản thuốc carbocisteine ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Nếu thuốc nào cần bảo quản ngăn mát tủ lạnh bạn nên đọc kỹ để nắm được chi tiết. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng.
Những thông tin được cung cấp trong bài viết này của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc này để tránh xảy ra các tương tác và tác dụng phụ không mong muốn.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.