Hemoglobin là gì? Những chỉ số hemoglobin cảnh báo vấn đề gì?

 07/12/2020 15:36 |  2452 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Hemoglobin (viết tắt là Hb) là một chỉ số thường quy là một phần của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (CBC) thường quy. Hemoglobin cần thiết trong chẩn đoán tình trạng sức khỏe. Vậy hemoglobin là gì và những chỉ số hemoglobin cảnh báo vấn đề gì?

Hemoglobin là gì?

Hemoglobin là một protein phức hợp được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu có chứa một phân tử sắt. Phân tử sắt trong hemogl obin giúp duy trì hình dạng bình thường của các tế bào hồng cầu. Xét nghiệm hemoglobin được thực hiện bằng máy tự động dùng mẫu máu đã được xử lý hóa học để tách hemoglobin từ tế bào hồng cầu. Xét nghiệm công thức máu được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học là một trong những xét nghiệm quan trọng và thường quy.Xét nghiệm công thức máu, được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học. Một trong các chỉ số công thức máu quan trọng là chỉ số HgB.

xet-nghiem-mau-cho-biet-gia-tri-chi-so-hgb

Xét nghiệm máu cho biết giá trị chỉ số HgB

Chức năng chính của hemoglobin là vận chuyển oxy từ phổi tới các mô của cơ thể, và trao đổi oxy cho carbon dioxid, và sau đó vận chuyển carbon dioxid trở lại phổi, nơi nó trao đổi oxy.

Tổng phân tích tế bào máu là một trong những xét nghiệm thông thường mà hầu hết các bệnh nhân khi nhập viện đều phải làm.

Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

Đây là xét nghiệm Hemoglobin là một chất nằm trong tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến khắp cơ thể. Hemoglobin là một xét nghiệm máu, được thực hiện để tìm xem nồng độ của chúng là bao nhiêu, xem trong máu có sự hiện diện của những loại hemoglobin bất thường hay không.

Mỗi protein Hemoglobin (Hb) đóng vai trò trong việc giúp các tế bào hồng cầu có được hình dạng như chiếc đĩa, giúp chúng di chuyển dễ dàng qua các mạch máu

Hemoglobin ở trong hồng cầu, nhờ chứa Fe2+có thể oxy hóa nên có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các tổ chức và vận chuyển CO2 từ các tổ chức đến phổi. Ngoài ra, hemoglobin còn có vai trò làm đệm để trung hòa các H+ do tổ chức giải phóng ra.

Các loại Hemoglobin phổ biến

Hemoglobin A: Đây là loại Hemoglobin thường gặp ở người trưởng thành.

Hemoglobin F (Fetalhemoglobin – hemoglobin thai nhi): Hemoglobin F thường được tìm thấy trong thai nhi và trẻ sơ sinh, Hemoglobin F được thay thế bằng Hemoglobin A trong thời gian ngắn sau khi sinh, một lượng nhỏ hemoglobin F được tạo ra sau khi sinh. Bệnh nhân có nhiều loại Hemoglobin bất thường và lượng hemoglobin F cao.

Hemoglobin A2: Có hơn 350 loại hemoglobin bất thường. Đây là loại Hemoglobin được tìm thấy một lượng nhỏ ở người trưởng thành 

Sau đây là những loại Hemoglobin phổ biến thường gặp:

  • Hemoglobin S xuất hiện khi mắc bệnh hồng cầu hình liềm;
  • Hemoglobin E. Loại hemoglobin này tìm thấy ở những người gốc Đông Nam Á
  • Hemoglobin C không có khả năng vận chuyển oxy tốt, bệnh này nhẹ hơn bệnh hồng cầu hình liềm, thường là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu tán huyết
  • Hemoglobin D xuất hiện khi mắc rối loạn hồng cầu hình liềm;
  • Hemoglobin S và hemoglobin C là những loại hemoglobin bất thường thường được tìm thấy trong xét nghiệm điện di.

Chỉ số HgB là gì?

Chỉ số HgB là viết tắt của hemoglobin - một loại phân tử protein có trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy và tạo sắc tố đỏ cho hồng cầu.

Giá trị của chỉ số HgB thay đổi tùy theo giới tính:

  • Nam: 13 - 18g/dl (tương đương 8.1 – 11.2 millimole/l);
  • Nữ: 12 - 16g/dl đối với nữ (tương đương 7.4 – 9.9 millimole/l).

Chỉ số HgB tăng khi bị mắc các bệnh tim và phổi, chảy máu và các phản ứng gây tan máu, mất nước, giảm khi bị thiếu máu.

Chỉ số HgB xét nghiệm máu dùng để chẩn đoán tình trạng cho biết số lượng hồng cầu, Hemoglobin cho biết lượng huyết sắc tố, HCT - Hematocrite cho biết dung tích hồng cầu

Nếu hai trong ba chỉ số trên thấp hơn so với bình thường thì được chẩn đoán là thiếu máu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dựa vào chỉ số HgB có thể chẩn đoán thiếu máu nếu như có các chỉ số dưới đây:

  • Nam: Chỉ số HgB < 13 g/dl (130 g/l);
  • Nữ: Chỉ số HgB < 12 g/dl (120 g/l);
  • Người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai, trẻ em: Chỉ số HgB < 11 g/dl (110 g/l).

Thông thường, chỉ số HgB dùng để đánh giá tình trạng bệnh nhân có cần truyền máu hay không:

  • Chỉ số HgB > 10g/dl: Bị thiếu máu nhẹ và không cần truyền máu;
  • Chỉ số HgB 6 - 8 g/dl: Bị thiếu máu nặng và cần truyền máu;
  • Chỉ số HgB < 6g/dl: Truyền máu cấp cứu.
  • Chỉ số HgB 8 - 10g/dl: Bị thiếu máu vừa và cân nhắc nhu cầu truyền máu

Khi nào bạn nên xét nghiệm điện di hemoglobin?

  • Trong trường hợp người bị thiếu máu có thể là do hemoglobin bất thường thì cần làm xét nghiệm để tìm ra mình đang mắc bệnh hemoglobin nào.
  • Những trường hợp cần thực hiện xét nghiệm hemoglobin với những người đang dự định kết hôn với nhau và có mắc một số bệnh về hemoglobin. Nhằm giúp họ xác định khả năng họ di truyền lại căn bệnh này cho con mình là bao nhiêu phần trăm.

Kết quả bất thường của định lượng hemoglobin là gì?

Giá trị định lượng hemoglobin cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu của các bệnh dưới đây:

  • Thiếu máu do thiếu men G6PD
  • Rối loạn máu, chẳng hạn như hemoglobin niệu về đêm kịch phát
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Phản ứng truyền máu
  • Bệnh huyết sắc tố C
  • Thiếu máu tán huyết chẳng hạn như thalassemia
  • Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, người bệnh sẽ phải thực hiện nhiều xét nghiệm bổ sung khác để xác định chính xác nguyên nhân gây thiếu máu tán huyết có thể là xét nghiệm máu hoặc sinh thiết tủy xương.

 Giá trị hemoglobin bình thường

Nữ: 12-16 g/100mL hay 7,4 - 9,9 mmol/L.

Nam: 13 -.18 g/100ml hay 8,1 - 9,9 mmol/L.

Trẻ sơ sinh: 14-19 g/100mL hay 8,7 -11,8 mmol/L.

Trẻ nhỏ: 12 -16 g/100ml hay 7,4 - 9,9 mmoỉ/L.

Phụ nữ có thai: Nồng độ hemoglobỉn máu giảm (do máu bị hòa loãng)

Người già: Nồng độ hemoglobin máu giảm nhẹ.

Các nguyên nhân chính thường gặp

  • Hội chứng Pickwick (người béo bệu).
  • Bệnh phổi mạn.
  • Máu bị cô đặc (mất nước, giảm khối lượng tuần hoàn, bỏng).
  • Tăng hồng cầu thứ phát
  • Sống một thời gian trên núi cao.
  • Tăng hồng cầu tiên phát: bệnh đa hồng cầu nguyên phát (bệnh Vaquez).
  • Hemoglobin bất thường.
  • Bệnh tim bẩm sính với shunt phải-trái.
  • Giảm nồng độ hemoglobin máu
  • Khối u lành tính hay ác tính tiết erythropoietin ung thư biểu mô, thận, thận đa nang, u nguyên bào mạch của tiểu não, ung thư biểu mô [carcinoma] gan).

Hòa loãng máu

  • Suy thận.
  • Xơ gan.
  • Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH).
  • Có thai (3 tháng cuối).
  • Truyền quá nhiều dịch.

Các thiếu máu hồng cầu to

  • Suy giáp.
  • Rối loạn sinh tủy của người có tuổi.
  • Thiếu vltamln B12.
  • Thiếu axitíolic.            .           .

Các thiếu máu hồng cầu nhỏ

  • Thiếu sắt
  • Thiếu máu nguyên bào sắt (anémie sidéroblastique).
  • Bệnh thiếu máu vùng biển hay bệnh thalassemse.

Các thiếu máu hồng cầu bình thường

  • Tan máu.
  • Tổn thương tủy xương.
  • Mất máu cấp tính.
  • Bệnh lý viêm mạn tính.

Ức chế tủy xương và các bệnh của máu

  • Bệnh u Sympho Hodgkin.
  • U lympho không phải Hodgkin.
  • Đa u tủy xương.
  • Bệnh lơ xê mi (leukemia).

Các nguyên nhân khác

  • Bệnh Addison.
  • Viêm nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn.
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Van tìm nhân tạo.
  • Thấp tim.

Hàm lượng hemoglobin cao có ý nghĩa gì?

Hàm lượng hemoglobin cao (trên 16,5g/dL) có thể là dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu. Đa hồng cầu làm cho cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu có thể dẫn đến cục máu đông, đau tim và đột quỵ. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được điều trị.

  • Hàm lượng hemoglobin cao cũng có thể do cơ thể bị mất nước, sống ở vùng cao hoặc có thể liên quan đến các điều kiện khác. hút thuốc lá, chẳng hạn như mắc bệnh phổi hoặc bệnh tim.

Hàm lượng hemoglobin thấp có ý nghĩa gì?

  • Mức hemoglobin thấp (dưới 12 g/dL) cho thấy bạn đang bị thiếu máu. Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu vì mức hemoglobin thấp (dưới 12 g/dL) cho thấy bạn đang bị thiếu máu. Cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu hoặc những tế bào không hoạt động bình thường. Chẩn đoán tình trạng thiếu máu nguyên nhân do đâu để định hướng điều trị hiệu quả.

Theo Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.