Công dụng và cách sử dụng thuốc Sibelium hiệu quả

 23/10/2020 15:56 |  713 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Thuốc Sibelium hiện nay đã có mặt ở rất nhiều nhà thuốc. Sibelium là thuốc trị đau nửa đầu với thành phần hoạt chất chính là Flunarizine. Dưới đây là cách sử dụng thuốc Sibelium hiệu quả.

Tác dụng của thuốc Sibelium 5mg

Thuốc Sibelium có thành phần hoạt chất là Flunarizine, là thuốc chữa chóng mặt, rối loạn tiền đình, điều trị đau nửa đầu, điều trị các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não và suy giảm oxy tế bào não.

sibelium-duoc-chi-dinh-dieu-tri-chung-chong-mat-dau-nua-dau

Sibelium được chỉ định điều trị chứng chóng mặt, đau nửa đầu

Thuốc Sibelium có tác dụng làm giảm hoặc ngăn ngừa cơn đau nửa đầu. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng điều trị triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra.

Cơ chế tác dụng: Flunarizine là một chất đối kháng canxi chọn lọc. So với các thuốc có tác dụng chẹn kênh canxi khác như dẫn xuất Dihydropyridine( Nifedipine, Amlodipine), Verapamil hay Diltiazem, Flunarizine có ái lực thấp với các kênh canxi phụ thuộc điện áp (VGCCs-Voltage-gated calcium channels) .

Thành phần của thuốc Sibelium

Mỗi viên Sibelium chứa 5,9 mg Flunarizine hydrochloride tương đương 5 mg Flunarizine.

Thành phần tá dược: Lactose monohydrate, tinh bột ngô, colloidal silicon dioxide, bột talc, magnesium stearate.

Thuốc Sibelium® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Sibelium có dạng viên nén và hàm lượng Sibelium 5mg, 10mg.

Công dụng và chỉ định của thuốc Sibelium 5mg

  • Sibelium điều trị các triệu chứng do rối loạn tiền đình. Điều trị triệu chứng chóng mặt tiền đình do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình.
  • Dự phòng đau nửa đầu dạng cổ điển hoặc đau nửa đầu dạng thông thường
  • Sibelium điều trị rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, nhức đầu
  • Sibelium điều trị rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, nhức đầu nguyên nhân mạch máu, rối loạn kích thích
  • Trị chứng thiểu năng tuần hoàn não như mất trí nhớ, kém tập trung

Chống chỉ định

  • Không dùng thuốc Sibelium cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng Sibelium ở bệnh nhân có tiền sử trầm cảm
  • Bệnh nhân có đã có tiền sử Parkinson trước đó hoặc các rồi loạn ngoại tháp khác không nên dùng Sibelium.

Cách sử dụng thuốc Sibelium

Cách dùng

Dùng đường uống. Dạng viên nén, viên nang nên được nuốt cả viên với một cốc nước lọc. Nên sử dụng thuốc ngay trước bữa ăn không nên uống kèm đồ uống hay thức ăn làm tăng pH dạ dày.

Dùng thuốc Sibelium® theo chỉ định của bác sĩ. Khi dùng thuốc Sibelium®, bạn cần lưu ý uống thuốc vào lúc trước khi đi ngủ, uống với nhiều nước.

Liều dùng

Liều dùng thuốc Sibelium® cho người lớn

Liều lượng tùy theo độ tuổi như sau:

  • Từ 18 đến 64 tuổi, bạn uống 10mg mỗi ngày (vào buổi tối)
  • Nếu từ 65 tuổi trở lên, uống Sibelium 5mg mỗi ngày (vào buổi tối).

Liều dùng thuốc Sibelium® cho trẻ em

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Thuốc Sibelium® không được khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Trong dự phòng đau nửa đầu:

Liều khởi đầu như sau:

  • Uống vào buổi tối. Dùng liều 10mg (2 viên)/ngày với bệnh nhân dưới 65 tuổi. Dùng liều 5 mg (1 viên)/ ngày với bệnh nhân trên 65 tuổi.
  • Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt và nếu cần điều trị duy trì thì nên giảm liều xuống: dùng 5 ngày với liều như bình thường và nghỉ 2 ngày mỗi tuần. Có thể ngừng điều trị trong 6 tháng nếu bệnh nhân đáp ứng tốt điều trị duy trì phòng ngừa.
  • Ngừng điều trị và xử lý kịp thời nếu như bệnh nhân gặp phải một số tác dụng không mong muốn, nhất là các triệu chứng trầm cảm, hội chứng ngoại tháp.

Liều dùng trong điều trị chóng mặt:

  • Liều khởi đầu và liều duy trì của thuốc tương tự như chế độ liều dùng cho dự phòng đau nửa đầu. Tuy nhiên sẽ sử dụng liều khởi đầu kéo dài cho đến khi kiểm soát được triệu chứng, thường là ít hơn 2 tháng.
  • Nếu không có sự cải thiện đáng kể sau 1 tháng đối với chóng mặt mãn tính hoặc 2 tháng đối với chóng mặt tư thế. Mà bệnh nhân không tiến triển bệnh thì được xem như là không đáp ứng và nên ngưng điều trị.

Tác dụng phụ của thuốc

Rối loạn tâm thần

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Lãnh đạm
  • Triệu chứng trầm cảm

Rối loạn hệ thần kinh

  • Ngủ lịm
  • Dị cảm
  • Chậm chạp Trẹo cổ
  • Ù tai
  • Mất định hướng
  • Rối loạn tim
  • Hồi hộp
  • Uể oải
  • Bồn chồn
  • Vận động bất thường

Rối loạn hệ tiêu hóa

  • Rối loạn dạ dày ruột
  • Khô miệng
  • Nghẽn ruột

Rối loạn hệ da và mô dưới da

  • Tăng tiết mồ hôi

Rối loạn hệ xương và mô liên kết

  • Co giật cơ
  • Co thắt cơ

Rối loạn hệ sinh sản và vú

  • Rong kinh
  • Phì đại tuyến vú
  • Thiểu kinh

Rối loạn kinh nguyệt

  • Giảm khả năng ham muốn tình dục

Các rối loạn chung khác

  • Suy nhược
  • Phù nề ngoại vi
  • Phù nề chung

ban-co-the-bi-suy-nhuoc-co-the-khi-dung-thuoc

Bạn có thể bị suy nhược cơ thể khi dùng thuốc

Hãy nhanh chóng thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc hoặc đi bệnh viện gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Sibelium® bạn nên báo với bác sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bởi vì nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Trước khi dùng thuốc Sibelium®, bạn nên cho bác sĩ biết nếu đang dùng bất cứ loại thuốc khác, kể cả những thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn, sản phẩm thảo dược hoặc thực phẩm chức năng.
  • Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt như phẫu thuật
  • Dị ứng với thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào bên trong thuốc.
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Sibelium® hoặc bất kỳ thuốc nào khác.
  • Trường hợp bạn mắc bệnh Parkinson hoặc đã từng mắc trầm cảm trước đây.
  • Trường hợp bạn mắc bệnh gan, rối loạn vận động
  • Lưu ý, người bệnh nên tránh sử dụng rượu trong khi dùng thuốc vì có thể xảy ra tình trạng buồn ngủ quá mức
  • Cẩn thận trong việc sử dụng hay vận hành máy móc yêu cầu sự tỉnh táo.
  • Cần trao đổi và cân nhắc về những rủi ro và lợi ích khi dùng thuốc với bác sĩ nếu đang có vấn đề gì về sức khỏe

Hiện tại vẫn chưa có đầy đủ các thông tin nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc Sibelium. Trước khi dùng thuốc Sibelium, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Các tương tác thuốc Sibelium

Một số loại thuốc mà Sibelium có thể tương tác khi dùng chung:

  • Rượu.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc an thần hoặc thuốc điều trị chứng lo âu.
  • Ngoài ra, thuốc điều trị động kinh cũng gây tương tác khi dùng chung với thuốc Sibelium.

Những thông tin được cung cấp trên của trường Cao đẳng Dược TPHCM không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.