Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Ospamox

 11/11/2020 12:23 |  690 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Ospamox

Ospamox có tên hoạt chất là Amoxicilin là một kháng sinh phổ rộng. Thuốc thuộc nhóm trị ký sinh trùng hoặc chống nhiễm khuẩn. Bạn đang muốn biết về các dạng thuốc Ospamox và tác dụng phụ của loại thuốc này có thể tham khảo ngay dưới đây.

Cao đẳng Dược TPHCM xin được giới thiệu tới mọi người thuốc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả Ospamox. Đang được bác sĩ chỉ định rộng rãi trong điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Ospamox – một loại thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Ospamox giống như các kháng sinh khác thuộc nhóm penicillin có khả năng tiềm phục ngắn và phổ tác dụng rộng. Phổ tác dụng của thuốc bao gồm cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương.

Thuốc tác động bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Ospamox được sử dụng trong việc điều trị nhiều trường hợp nhiễm khuẩn khác nhau gây nên nhiều tình trạng bệnh. Có thể là viêm mũi dị ứng, viêm màng não, viêm xoang, cũng như nhiều tình trạng viêm nhiễm khác,

Thành phần

Amoxicilin (dưới dạng Amoxicilin trihydrat) 500mg.

Nhóm thuốc: Thuốc kháng khuẩn, kháng virus

Dạng bào chế: Viên nang cứng

Hàm lượng hoạt chất: Amoxicillin 500mg được điều chế dạng dược dụng là Amoxicilin trihydrat)

Tá dược: Aerosil; Magnesi stearate, Sodium starch glyconat

Biệt dược khác

Servamox (Sandoz) viên 500mg

Clamoxyl (Glaxo Smith Kline) gói bột pha 250mg

Moxilen (Medochemie) viên 250, 500mg

Chỉ định

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Ðiều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc tại các vị trí khác nhau trên cơ thể

  • Bệnh nhân bị bệnh lậu do lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) gây ra.

  • Trên đường tiêu hóa: bệnh nhân bị thương hàn (Samonella), nhiễm lỵ trực khuẩn (Shigella)

  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp viêm phế quản, viêm phổi cấp và mạn, các chủng vi khuẩn không tiết beta – lactamase, viêm họng, viêm amidan.

  • Ðường hô hấp trên như: viêm amiđan, viêm tai giữa, viêm xoang

  • Ðường tiêu hóa: như sốt thương hàn

  • Các nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do vi khuẩn nhạy cảm với thuốc, viêm nội tâm mạc. Nên được điều trị khởi đầu Ospamox theo đường tiêm với liều cao nếu có thể, kết hợp với một kháng sinh khác.

  • Ðường niệu - sinh dục: như lậu, sảy thai nhiễm khuẩn, viêm thận - bể thận hay nhiễm khuẩn sản khoa.

  • Dự phòng viêm nội tâm mạc: Amoxicillin có thể được sử dụng để ngăn ngừa du khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, vi khuẩn nhạy cảm.

  • Ðường hô hấp dưới, như viêm phổi thùy, viêm phế quản mãn, và viêm phổi phế quản

  • Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết

  • Một số trường hợp viêm màng não có thể dùng kháng sinh Ospamox

  • Điều trị các trường hợp nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm với Amoxycillin.

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng tai mũi họng.

  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới viêm phổi, áp xe phổi, ho gà thời kỳ ủ bệnh và giai đoạn sớm của bệnh

  • Viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh hoàn.

  • Viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng trong thai kỳ, viêm niệu đạo

  • Nhiễm trùng phụ khoa: viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung

  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: có biến chứng nhiễm trùng huyết, thương hàn, phó thương hàn.

  • Bệnh nhiễm Shigella.

  • Nhiễm trùng da và mô mềm.

  • Bệnh nhiễm Leptospira.

  • Nhiễm trùng đường mật (viêm mật quản, viêm túi mật).

  • Ospamox cũng có hiệu quả trong những trường hợp bệnh nhân sắp trải qua phẩu thuật (ví dụ ở khoang miệng) điều trị dự phòng ngắn hạn (24-48 giờ)

  • Bệnh nhiễm Listeria cấp tính và tiềm ẩn.

  • Viêm nội tâm mạc do enterococci dùng đơn độc hoặc phối hợp với một kháng sinh aminoglicoside

  • Viêm màng não do vi trùng đặc biệt là ở trẻ em

  • Những trường hợp nhiễm trùng do các tác nhân gây bệnh nhạy cảm với Amoxycillin nên được điều trị với Penicillin G

ospamox-duoc-su-dung-trong-viec-dieu-tri-nhieu-truong-hop-nhiem-khuan-khac-nhau

Ospamox được sử dụng trong việc điều trị nhiều trường hợp nhiễm khuẩn khác nhau

Chống chỉ định

Không dùng thuốc Ospamox cho bất cứ trường hợp:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với Amoxicilline

  • Không dùng thuốc Ospamox cho bất cứ trường hợp tiền sử mẫn cảm hoặc đã biết với kháng sinh thuộc nhóm penicillin.

  • Không dùng thuốc Ospamox cho trường hợp tiền sử mẫn cảm với bất cứ loại kháng sinh nào thuộc họ beta-lactam.

  • Không dùng thuốc Ospamox cho phụ nữ mang thai và cho con bú

  • Những người từng đã bị lờn thuốc

  • Không nên dùng Ospamox nếu đang được điều trị bằng  allopurinol vì hai loại thuốc này có tính chất tương tác dẫn đến nổi phát ban ngứa ngoài da

  • Nên thông báo cho bác sĩ biết khi đi khám bệnh nếu bệnh nhân đang sử dụng các thuốc trên Cloramphenicol, Tetracyclin, Ospamox

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng:

  • Nên uống thuốc Ospamox sau bữa ăn để giảm nguy cơ kích ứng đường tiêu hóa và niêm mạc dạ dày

  • Không nên nhai, nghiền nát viên thuốc trước khi sử dụng. Nên uống cả viên thuốc với 1 cốc nước đầy.

  • Tuyệt đối không được dùng Ospamox đường tiêm truyền bởi vì có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong

Liều dùng

Liều dùng Ospamox cho người lớn: ngày dùng 2-3 lần, 250 – 500mg, khoảng cách giữa các lần là 8h

 Liều dùng Ospamox cho trẻ em dưới 10 tuổi: Mỗi lần uống 125-200mg, ngày 2-3 lần

Liều dùng Ospamox cho trẻ em dưới 20kg: Liều dùng tính theo trọng lượng cơ thể là 20-40mg x kg / ngày

Liều dùng Ospamox điều trị bệnh apxe quanh chân răng: 3g , uống nhắc lại sau 8 giờ

Liều dùng Ospamox điều trị nhiễm khuẩn cấp ở đường tiết niệu: Liều 3g, mỗi ngày uống 2 lần

Liều dùng Ospamox dự phòng nhiễm khuẩn khi nhổ răng: Uống 3 g trước khi làm thủ thuật 1 giờ

Người lớn bị nhiễm khuẩn đường hô hấp nặng: 3g x 2 lần/ ngày

Liều dùng Ospamox trẻ bị viêm tai giữa nằm trong độ tuổi từ 3-10 tuổi có thể dùng liều 750mg x 2 lần/ngày trong 2 ngày

Thận trọng với tác dụng phụ của thuốc Ospamox

Qua các ngheien cứu lâm sàng cho thấy thuốc  Ospamox có thể gây ra những tác dụng phụ như sau:

  • Dùng thuốc Ospamox dài kì có thể khiến chướng hơi, đầy bụng, ăn uống lâu tiêu

  • Dùng lâu dài khiến cho các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt. Từ đó hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Gây đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hoặc táo bón.

  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn

  • Nổi phát ban, mề đay, dị ứng với thuốc, ngứa ngoài da

  • Phụ nữ mang thai: Độ an toàn khi sử dụng Amoxicillin trong thời kỳ mang thai chưa được nghiên cứu chứng minh. Sử dụng thuốc Ospamox trong 3 tháng đầu có thể gây dị tật thai nhi.

  • Thiếu máu, số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm. Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết.

  • Nên điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.

  • Tránh dùng thuốc Ospamox khi nghi ngờ có bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.

  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan, men gan cao, gan ứ mật. Trong suốt quá trình điều trị dài ngày phải định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận.

  • Phụ nữ cho con bú: phải thận trọng khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Vì Amoxicillin bài tiết vào sữa mẹ.

Tác dụng phụ

Tác dụng ngoại ý của thuốc

·         Phản ứng quá mẫn: Nổi ban da, ngứa ngáy, mề đay.

·         Hoại tử da nhiễm độc

·         Ban đỏ đa dạng và hội chứng Stevens-Johnson và viêm da bóng nước và tróc vảy và mụn mủ ngoài

·         Tác dụng ngoại ý của thuốc không thường xảy ra hoặc hiếm gặp

·          Phù thần kinh mạch (phù Quincke)

·         Viêm mạch quá mẫn, viêm thận kẽ.

·         Phản ứng trên đường tiêu hóa: bệnh nấm candida ruột, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, viêm kết tràng, bao gồm viêm kết tràng giả mạc và viêm kết tràng xuất huyết.

·         Ảnh hưởng trên gan: có thể có viêm gan và vàng da ứ mật. Cũng như các kháng sinh thuộc họ beta-lactam khác

·         Ảnh hưởng trên thận: Tinh thể niệu.

·         Ảnh hưởng về huyết học: giảm tiểu cầu thoáng qua, giảm bạch cầu thoáng qua, thiếu máu huyết tán kéo dài thời gian chảy máu và thời gian prothombin.

·         Ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương: Chứng co giật, tăng động, chóng mặt và co giật. Có thể xảy ra ở bệnh nhân dùng thuốc với liều cao, bị suy thận

·         Nổi mày đay, tăng bạch cầu ưa acid hiếm khi gặp sốc phản vệ

·         Quincke, khó thở

·         Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn đường tiêu hóa, buồn nôn, mửa, tiêu chảy, nhiễm nấm Candida.

·         Xuất hiện tiêu chảy trong thời gian điều trị, viêm đại tràng giả mạc nếu

·         Một số hiếm các trường hợp có phản ứng quá mẫn như sốt, đau khớp, phát ban kiểu mề đay, hồng ban đa dạng

·         Một số hiếm các trường hợp viêm da tróc vẩy, rối loạn về huyết học như giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, phù thần kinh mạch

·         Giảm bạch cầu và tăng eosinophil máu. Giống như các kháng sinh nhóm penicillin khác, Ospamox. Các tác dụng phụ này thường thuyên giảm trong vòng vài ngày sau khi ngưng thuốc

·         Amoxicillin có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, viêm da tróc vẩy và hồng ban đa dạng

·         Có thể gây ra các tác dụng toàn thân trầm trọng (sốc phản vệ).

·         Viêm lưỡi, viêm miệng, sốt

·         Bệnh nhiễm leptospira và giang mai có thể xuất hiện

·         Giống như các kháng sinh nhóm penicillin khác, có thể bị đau khớp, phù thần kinh mạch hoặc viêm thận mô kẽ.

·         Bệnh nhân suy giảm chức năng thận

·         Thuốc làm tăng nguy cơ xuất hiện các biểu hiện ngộ độc thần kinh (co giật)

Một số tác dụng phụ của thuốc không được liệt kê đầy đủ tại đây. Bạn nên báo cho bác sĩ biết để có cách xử lý nếu như có dấu hiệu gì bất thường tới sức khỏe. Bác sĩ sẽ cân nhắc đổi cho bạn một loại thuốc khác an toàn hơn.

benh-nhiem-leptospira-va-giang-mai-co-the-xuat-hien

Bệnh nhiễm leptospira và giang mai có thể xuất hiện

Tương tác thuốc

  • Chất diệt khuẩn Amoxicillin và các chất kìm khuẩn như Chloramphenicol, Tetracyclin có thể có sự đối kháng

  • Nifedipin làm tăng hấp thu Amoxicillin.

  • Khi dùng Amoxicillin cùng với sẽ Allopurinol làm tăng khả năng phát ban của Amoxicillin.

  • Uống Allopurinol cùng lúc có thể thúc đẩy xuất hiện phát ban ở da

  • Không nên phối hợp thuốc Ospamox với một kháng sinh kìm khuẩn, như tetracycline và chloramphenicol vì chỉ tác dụng lên các vi khuẩn đang tăng trưởng.

  • Dùng đồng thời probenecid làm tăng và duy trì nồng độ thuốc trong huyết tương bằng cách giảm thải trừ qua thận.

  • Giống như các kháng sinh khác, Ospamox aminopenicillin có thể làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai. Ospamox có thể bị giảm đi do probenecid trong một số trường hợp.

  • Dùng đồng thời các thuốc kháng acid làm giảm hấp thu của Amoxycillin.

  • Xét nghiệm urobilinogen cũng có thể sai lệch.Các xét nghiệm tìm glucose niệu theo phương pháp không dùng men khi đang dùng Ospamox có thể cho kết quả dương giả.

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.