Cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc Grafort?

 02/12/2020 18:30 |  840 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Thuốc Grafort thường được bác sĩ chỉ định dùng trong việc điều trị tiêu chảy cấp tính, mãn tính cho cả người lớn và trẻ em. Vậy thuốc này cần lưu ý những gì khi sử dụng?.

Bài viết này, Cao đẳng Dược TPHCM sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin cần thiết và vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Grafort.

Grafort là thuốc gì?

Thuốc Grafort là thuốc thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, dùng để sử dụng để cải thiện triệu chứng đau do các bệnh về dạ dày, thực quản hay ruột gây ra.

Grafort, chứa hoạt chất Dioctahedral smectite. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn được chỉ định trong điều trị tiêu chảy cấp và mãn tính ở cả trẻ em và người lớn. Hoạt chất Dioctahedral smectite có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa rất tốt. Bởi có thể tương tác với Glycoprotein có trong chất nhầy và làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc khi có tác nhân gây hại tấn công.

Dạng bào chế: hỗn dịch đường uống

Dioctahedral smectite không được hấp thụ và đào thải ra ngoài theo đường tiêu hóa.

Người bệnh cần nắm rõ các thông tin về thuốc để sử dụng đúng mục đích, tránh những vấn đề ngoại ý phát sinh.

Dược lực học

Với cấu trúc từng lớp và độ nhầy cao, thuốc Grafort có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa rất lớn. Grafort tương tác với glycoprotein của chất nhầy làm tăng sức chịu đựng của lớp gel dính trên niêm mạc bị tấn công. Nhờ tác động trên hàng rào niêm mạc tiêu hóa và khả năng gắn kết cao nên Grafort bảo vệ được niêm mạc tiêu hóa. Grafort không cản quang, không nhuộm màu phân và với liều lượng thông dụng, Grafort không làm thay đổi thời gian vận chuyển sinh lý của ruột.

Dược động học

Grafort không được hấp thu và được đào thải qua phân.

Thuốc Grafort có tác dụng gì?

Grafort là thuốc dùng theo đường uống có thành phần chính là Dioctahedral smectite, Dioctahedral smectite có tạo thành từ từng lớp và có độ nhớt cao, tương tác tốt với glycoprotein của lớp nhầy làm tăng khả năng chống chịu của lớp gel dính do đó tăng khả năng bảo vệ của hàng rào niêm mạc.

Grafort có thể giúp niêm mạc đường tiêu hóa không bị tác động khi có sự xuất hiện và gây hại của các yếu tố tấn công.

Grafort không phải là một kháng sinh, tuy nhiên với tác dụng băng se niêm mạc của đường tiêu hóa.  Grafort được dùng rất tốt để cầm tiêu chảy và bảo vệ đường tiêu hóa khi có các yếu tố khác tấn công.

Do đó, hoạt chất dioctahedral smectite bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày, ruột khỏi các yếu tố tấn công như  acid do cơ thể tăng tiết do nhiễm khuẩn, một số thuốc; bảo vệ niêm mạc ruột non khỏi sau viêm ruột.

Thuốc không được hấp thu và thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Dioctahedral smectite không làm thay đổi thời gian vận chuyển sinh lý của ruột với liều thông dụng.

Chỉ định

Grafort thường được chỉ định trong một vài trường hợp được đề cập dưới đây:

  • Grafort 3g được chỉ định trong trường hợp tiêu chảy cấp và mãn tính
  • Đau do các bệnh liên quan đến dạ dày, thực quản và ruột
  • Grafort 3g được chỉ định trong trường hợp dùng trong chữa trị tiêu chảy cấp tính và mạn tính ở cả trẻ em và người lớn.
  • Grafort 3g được chỉ định trong trường hợp dùng để giảm đau trong trường hợp bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa như loét thực quản, loét dạ dày – tá tràng, bệnh lý ở đại tràng.
  • Ngoài ra, thuốc Grafort còn có thể được sử dụng trong những trường hợp không được chúng tôi đề cập ở bài viết này. Tuyệt đối tránh việc tự ý dùng thuốc cho bất cứ mục đích nào. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm về tác dụng của thuốc. Sử dụng thuốc Grafort sai mục đích rất dễ phát sinh các vấn đề nguy hiểm.

Chống chỉ định

Thuốc Grafort chống chỉ định với các đối tượng sau đây:

  • Thuốc Grafort chống chỉ định với những người quá mẫn với thành phần của thuốc
  • Người mắc chứng tắc ruột

thuoc-grafort-chong-chi-dinh-voi-nguoi-mac-chung-tac-ruot

Thuốc Grafort chống chỉ định với người mắc chứng tắc ruột

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng thuốc Grafort hiệu quả:

Hòa nước uống. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ và đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Với viêm thực quản nên uống sau bữa ăn. Bệnh lý khác uống xa bữa ăn

Liều dùng:

Liều dùng thuốc Grafort phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mục đích sử dụng,…

Thông tin về liều dùng Grafort được đề cập dưới đây chỉ mang tính tham khảo, người dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 1 gói/ngày
  • Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 1 – 2 gói/ngày
  • Trẻ hơn 2 tuổi: 2 – 3 gói/ngày
  • Người lớn: 3 gói/ngày

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Grafort

  • Cùng với việc sử dụng thuốc Grafort, bạn nên bù nước nếu cần (bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) tùy theo tuổi cơ địa bệnh nhân và mức độ mất nước do tiêu chảy.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Grafort cho những người có tiền sử bị táo bón nặng.
  • Cần tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn về y dược trước khi dùng thuốc.
  • Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Grafort và cách dùng thuốc hiệu quả
  • Không được sử dụng thuốc đã hết hạn.
  • Không dùng thuốc nếu thấy thuốc đã biến màu, thay đổi mùi vị, hoặc có dị vật bên trong.
  • Kiểm tra hạn sử dụng và bao bì ngoài của thuốc
  • Không nên dùng thuốc khi thấy bao bì ngoài đã bị mờ hay mất nhãn.
  • Không sử dụng Grafort trên 2 ngày đối với bệnh nhân có sốt.
  • Một số loại đồ ăn và thức uống có thể ảnh hưởng đến hoạt động cũng như tác dụng điều trị của thuốc.
  • Trước khi sử dụng Grafort bạn nên trao đổi nếu như có dị ứng với thuốc
  • Bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, cơ thể mất nhiều nước nên bù đủ nước và điện giải cho bệnh nhân bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch trước khi dùng thuốc.
  • Khi có sốt không dùng thuốc này quá 2 ngày.
  • Thuốc Grafort có thể làm thay đổi độ đặc của phân và chưa biết thuốc có ngăn được mất nước và điện giải còn tiếp tục trong tiêu chảy cấp. Thận trọng khi dùng Dioctahedral smectit để điều trị tiêu chảy nặng
  • Trong trường hợp dùng Grafort trên 1 tuần mà không thấy thuyên giảm thì nên ngừng sử dụng thuốc Grafort và thăm khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được chẩn đoán vì có thể bạn đã mắc bệnh lý khác.

Tác dụng phụ của thuốc Grafort

Thuốc Grafort không được hấp thu qua đường tiêu hóa, do đó hầu như không gây ra các tác dụng phụ toàn thân. Rất ít gây ra tác dụng ngoại ý cho người bệnh trong quá trình sử dụng.

thuoc-grafort-thuong-gay-tao-bon

Thuốc Grafort thường gây táo bón

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Grafort, nhất nhất là táo bón.

Các tác dụng phụ chủ yếu của thuốc Grafort thường gặp trên đường tiêu hóa như táo bón tùy mức độ nặng nhẹ. Tuy nhiên trong trường hợp táo bón nặng cần giảm hoặc ngừng sử dụng thuốc. Thông thường, triệu chứng táo bón sẽ giảm nhanh khi bạn giảm liều Grafort.

Thuốc không tương tác với các dược chất khác gây các tác dụng không mong muốn.
Thuốc có thể có một số tác dụng phụ khác và mỗi người có thể khác nhau nên người dùng không nên lo lắng trước những tác dụng phụ này vì tỉ lệ gặp phải của chúng là rất thấp.

Khi gặp bất cứ các thắc mắc khi sử dụng thuốc do tác dụng phụ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc gây ra phản ứng với thành phần của các loại thuốc khác khi sử dụng cùng lúc. Tình trạng này sẽ khiến cho hoạt động của thuốc bị biến đổi, điều này có thể phát sinh các phản ứng ngoại ý.

Hướng dẫn bảo quản thuốc

Bạn cần bảo quản Grafort đúng cách để đảm bảo tác dụng của thuốc. Nên đặt thuốc tránh nơi có độ ẩm cao hay ánh sáng trực tiếp, ở nhiệt độ phòng không quá 25 độ. Tránh xa tầm với của trẻ em và thú nuôi.

Không nên sử dụng khi thuốc Grafort đã có dấu hiệu hư hỏng hay hết hạn. Tuyệt đối không vứt thuốc Grafort hết giá trị sử dụng xuống đường ống dẫn nước.

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.