Cần có những lưu ý gì khi sử dụng thuốc Metasone?

 23/10/2020 17:34 |  430 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Metasone thuộc nhóm thuốc chống viêm, chống dị ứng được bào chế dưới dạng viên nén. Cần có những lưu ý gì khi sử dụng thuốc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc xung quanh loại thuốc Metasone này.

Bài viết sau giảng viên dược, Cao đẳng Dược TPHCM sẽ chia sẻ với các bạn về thuốc Metasone.

Những thông tin cần biết về thuốc Metasone

Thành phần

Mỗi viên nén Metasone có chứa 0.5mg Betamethasone. Betamethasone có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng. Hoạt chất này là một corticosteroid tổng hợp có tác dụng ức chế miễn dịch mạnh mẽ. Metasone điều trị các tình trạng có đáp ứng với corticoid.

Hoạt chất Betamethasone này được hấp thu qua đường tiêu hóa và phân bố vào các mô trong cơ thể. Betamethasone được chuyển hóa chậm ở gan và được đào thải qua đường tiểu.Thuốc Metasone được chỉ định dùng trong những trường hợp người bệnh không đáp ứng được với corticoid như viêm da tự miễn, viêm khớp dạng thấp, hen suyễn, viêm mũi dị ứng và Lupus ban đỏ.

  • Tên thuốc: Metasone
  • Phân nhóm: Thuốc nội tiết tố, hormone
  • Dạng bào chế: Viên nén

Chỉ định

Đối tượng sử dụng thuốc Metasone:

Bệnh thấp khớp: viêm mỏm lồi cầu, viêm bao gân cấp không đặc hiệu, viêm khớp dạng thấp, viêm cơ, viêm mô xơ, viêm gân, viêm khớp vảy nến, viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp.

Thuốc Metasone có chứa hoạt chất Betamethasone. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng, hen suyễn.

thuoc-metasone-dung-cho-nguoi-benh-bi-viem-mui-di-ung

Thuốc Metasone dùng cho người bệnh bị viêm mũi dị ứng

Bệnh colagen: bệnh xơ cứng bì, viêm da cơ, luput ban đỏ toàn thân.

Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm da tự miễn.

Các trạng thái dị ứng: viêm da dị ứng, phản ứng quá mẫn, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm. Hen phế quản mạn, viêm phế quản dị ứng nặng, cơn hen vết con trùng đốt (cắn).

Bệnh về da: ban vảy nến, sẹo lồi, luput ban dạng đĩa, ban đỏ đa tạng, tổn thương thâm nhiễm khu trú, phì đại của liken phẳng, viêm da tróc vảy, viêm da tiếp xúc, hội chứng stevens – Johnson.

Bệnh nội tiết: viêm tuyến giáp không mưng mủ, suy vỏ thượng thận tiên phát hoặc thứ phát, tăng calci huyết do ung thư, tăng sản thượng thận bẩm sinh.

Bệnh về mắt: dị ứng ở mắt và phần phụ, quá trình viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc. Viêm dây thần kinh thị giác, viêm viêm màng mạch nho sau và màng mạc mạch lan tỏa.

Bệnh hô hấp: tràn khí màng phổi, xơ hóa phổi, bệnh sarcoid triệu chứng

Bệnh máu: thiếu máu tan  máu mắc phải (tự miễn), giảm tiểu cầu tự phát hoặc thứ phát ở người lớn, phản ứng truyền máu.

Bệnh tiêu hóa: các bệnh đại tràng, viêm loét đại tràng chảy máu, các bệnh viêm gan mạn tính tự miễn, bệnh crohn.

Bệnh ung thư: u lympho ở người lớn và bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em, điều trị tạm thời các bệnh bạch cầu.

Hội chứng thận hư: phù trong hội chứng thận hư, hạ protein niệu và không tăng ure huyết tiên phát hoặc do lupus ban đỏ.

Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Metasone cho các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc và tá dược.
  • Nhiễm nấm, virus toàn thân
  • Đối với những bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân.
  • Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, sốt rét, thủy đậu.
  • Chống chỉ định thuốc Metasone cho các trường hợp bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng.
  • Chống chỉ định cho các trường hợp trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Đối với phụ nữ có thai và cho con bú vì thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú gây tác động xấu đến sức khỏe của con.
  • Đối với người có xuất huyết tiêu hóa nặng. Có thể khiến một số tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Metasone gây ức chế hoạt động miễn dịch của cơ thể. Do đó cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải

Bạn nên chủ động báo với bác sĩ tình trạng bệnh lý, tiền sử dị ứng, để được cân nhắc việc sử dụng Metasone.

Cách dùng và liều dùng thuốc

Hướng dẫn sử dụng thuốc Metasone

Việc sử dụng thuốc Metasone đúng cách sử dụng, liều lượng do các bác sĩ đề ra sẽ tăng hiệu quả dùng thuốc điều trị tối đa. Đồng thời giảm rủi ro khi sử dụng.

Nên uống thuốc Metasone với một cốc nước to. Đặc biệt là hãy uống thuốc sau khi ăn no. Không nên nhai hoặc nghiền thuốc trước khi uống.

tuan-thu-cach-su-dung-tan-suat-va-lieu-dung-duoc-bac-si-quy-dinh

Tuân thủ cách sử dụng, tần suất và liều dùng được bác sĩ quy định

Liều dùng của thuốc Metasone

Tùy vào tình trạng bệnh lý với những biểu hiện lâm sàng, độ tuổi các bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng Metasone khác nhau. Người bệnh nên đi khám và thực hiện liệu trình dùng thuốc đầy đủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Những thông tin được cấp về liều dùng và cách dùng chỉ áp dụng với một số trường hợp và không thay thế được chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng Metasone trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Mỗi lần dùng 1 viên, mỗi ngày nên uống 3 – 4 lần

Liều dùng Metasone trong điều trị ngắn hạn

Mỗi lần uống 2 viên, ngày uống 3 lần

Từ ngày thứ 2 – ngày thứ 5, người bệnh nên giảm liều mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 lần

Liều dùng Metasone khi điều trị những bệnh lý khác

Mỗi lần dùng 3 viên, mỗi ngày dùng 3 – 4 lần

Với trẻ em nên uống thuốc theo chỉ định:

  • Trẻ 12 tuổi nên dùng liều thuốc Metasone 75% so với người lớn
  • Trẻ 7 tuổi nên uống 50% so với người lớn và với trẻ 1 tuổi nên uống 25% so với người lớn.
  • Với những trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ các bác sĩ.

Thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài từ 1 – 3 tuần. Sau khi dùng hết 3 tuần thì hãy giảm liều thuốc để duy trì hiệu quả tốt nhất. Khi cần thiết có thể lăng liều lượng.

Những tác dụng phụ của thuốc Metasone

Tác dụng phụ có thể gặp ở bất kỳ loại thuốc nào không riêng gì Metasone. Do đó, khi sử dụng Metasone, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện dưới đây:

  • Mất trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, lú lẫn
  • Xuất hiện mụn trứng cá, thay đổi sắc tố da.
  • Xuất hiện các vết bầm tím, rạn da, nổi mề đay
  • Xuất hiện vết loét hoặc bị nhiễm trùng trong cổ họng
  • Xuất huyết đường tiêu hóa, loét dạ dày
  • Yếu cơ, loãng xương
  • Có những triệu chứng về mắt như tăng áp lực bên trong mắt, đục thủy tinh thể
  • Gây rối loạn kinh nguyệt

Những lưu ý không thể bỏ qua khi dùng thuốc Metasone

Để mang lại sự an toàn khi dùng Metasone, bác sĩ khuyến cáo bạn hãy đảm bảo sử dụng thuốc với liều nhỏ nhất mà vẫn mang lại tác dụng hiệu quả.

Bên cạnh đó, khi muốn dừng thuốc, bạn hãy giảm liều từ từ không nên giảm đột ngột. Với những trường hợp không nên dùng thuốc cần chú ý với những người mắc bệnh tâm thần, bị dị ứng với tất cả các thành phần của thuốc, người phụ nữ có thai, đang cho con bú, người mắc bệnh tiểu đường, bị bệnh nhiễm nấm.

Trước khi dùng thuốc cần xem hạn sử dụng in trên bao bì để tránh dùng phải thuốc đã quá hạn.

Sử dụng đúng liều, đúng cách để đảm bảo thuốc đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Cần chú ý điều chỉnh liều dùng đáp ứng của từng trường hợp. Bên cạnh đó bạn cần theo dõi trong vòng thời gian dài đối với trường hợp điều trị dài hạn bằng Metasone.

Trong quá trình sử dụng, nếu có dùng kèm các thuốc khác để tránh tương tác thuốc, giảm tác dụng thì phải thông báo với bác sĩ.

Khi sử dụng nếu thấy xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn cần báo ngay với bác sĩ để kịp thời can thiệp điều chỉnh liều.

Thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân bị loét dạ dày

Thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân suy tim, suy gan, suy thận, đái tháo đường, động kinh, tăng huyết áp.

Sử dụng Metasone trong thời gian dài có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Dùng Metasone lâu ngày có thể gây đục thủy tinh thể. Do đó nên bắt đầu bằng liều thấp nhất. Nếu dùng ở liều cao cần giảm liều từ từ, tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột.

Trong quá trình sử dụng thuốc, không nên uống rượu, bia, thuốc lá vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, sởi. Cần điều chỉnh liều dùng ở những bệnh nhân bị xơ gan và thiểu năng tuyến giáp.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Metasone cho bệnh nhân nhiễm Herpes, viêm ruột thừa, cao huyết áp, viêm đại tràng không đặc hiệu, suy thận.

Dùng thuốc Metasone trong điều trị dài hạn có thể ảnh hưởng đến mức độ sản xuất cortisone nội sinh ở trẻ nhỏ và mức độ tăng trưởng. Ngoài ra, thuốc còn có thể ảnh hưởng đến số lượng và tính di dộng của tinh trùng ở một vài người dùng.

Khi dùng Metasone cho trẻ em cần phải có sự giám sát của người lớn. Cần chú ý đến tình trạng bệnh của mỗi người. Ngoài ra cũng cần theo dõi với trường hợp dùng Metasone dài hạn để điều chỉnh lượng dùng Metasone phù hợp.

Khi dùng Metasone quá lâu có thể gây đục thủy tinh thể và suy giảm hệ miễn dịch. Với nam giới có thể ảnh hưởng đến số lượng và sự di chuyển của tinh trùng.

Nên thận trọng khi dùng Metasone với những bệnh nhân bị viêm đại tràng không đặc hiệu và viêm ruột thừa.

Nên thận trọng khi dùng Metasone bị cao huyết áp, bệnh thận, herpes.

Hiện nay vẫn chưa có chứng minh nào về tác hại khi dùng thuốc Metasone cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Để giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng, nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời. Tránh xa tầm tay trẻ em. Ánh nắng trực tiếp mặt trời có thể làm giảm tác dụng hay biến tính thuốc.

Tương tác thuốc

Cần thận trọng khi sử dụng Metasone với những loại thuốc sau:

Thận trọng khi dùng Mentasone với Rifampicine, Ephedrine, Phenyltone, Phenobarbital, thuốc metasone betamethasone.

  • Rifampicine, Ephedrine: Những loại thuốc này làm tăng chuyển hóa các dẫn xuất của corticoid.
  • Thuốc chống đông máu Coumarin: Thuốc Metasone ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chống đông máu
  • Thuốc lợi tiểu: Dùng chung với Metasone có thể giảm nồng độ kali trong máu.
  • NSAID và rượu: Kết hợp với thuốc Metasone làm tăng tác hại lên niêm mạc dạ dày và ruột. Cần điều chỉnh liều nếu có ý định kết hợp.
  • Thuốc Metasone cũng có thể có phản ứng tương tác với một số loại thuốc khác mà không được đề cập trong bài viết. Vui lòng trao đổi với bác sĩ nếu có ý định điều trị phối hợp thuốc Metasone với bất cứ loại thuốc nào.

Nếu bạn có băn khoăn nào khác, hãy để lại câu hỏi bên dưới comment để được giải đáp nhé.

Trên đây là những thông tin về công dụng, chỉ định và chống chỉ định thành phần của thuốc Metasone. Những thông tin về thuốc Metasone hi vọng giúp các bạn giải đáp tất cả những thắc mắc.Tuy nhiên bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Nếu người bệnh còn có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ bác sĩ hỗ trợ tư vấn cụ thể.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.