Cách dùng thuốc Varogel hiệu quả

 30/11/2020 18:33 |  903 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Thuốc Varogel là gì? Thuốc Varogel cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc?. Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về thuốc Varogel trong bài viết được phân tích dưới đây.

Varogel là thuốc kháng axit, thường được dùng để khắc phục một số triệu chứng và bệnh lý liên quan đến sự tăng tiết dạ dày như: ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi…

Thành phần

Mỗi gói 10ml chứa:

- Thành phần trong công thức thuốc

Hoạt chất:

  • Nhôm hydroxid gel: ~ 0,4g nhôm oxid.
  • Magnesi hydroxid 30% paste: ~0,8004g Mg(OH)2.
  • Simethicon 30% emulsion: ~0,08g Simethicon.

Thành phần tá dược:

  • Dung dịch D-Sorbitol 70%.
  • Xanthan gum, xylitol.
  • Cao Glycyrrhiza.
  • Povidon K30.
  • Avicel 59T.
  • Stevion 100S.
  • Clorhexidin acetat.
  • Malt flavor, peppermint flavor, ethanol.
  • Nước tinh khiết

Varogel có ở những dạng và liều lượng như sau:

  • Hỗn hợp dịch uống có chứa nhôm hydroxit 4,596 g; magiê hydroxit 2,668 g; simethicon 266 mg/ 10 ml.
  • Viên nhai có chứa chứa nhôm hydroxit 178 mg, magiê hydroxit 233 mg và simethicon 30 mg.
  • Viên nhai có chứa hôm hydroxit 200 mg; magiê hydroxit 200 mg; simethicon 5 mg.

Công dụng (Chỉ định)

  • Varogel được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng cấp, mạn tính.
  • Triệu chứng tăng tiết acid dạ dày (nóng rát, ợ chua...)
  • Trào ngược dạ dày - thực quản.
  • Viêm loét dạ dày - tá tràng cấp, mạn tính.
  • Hội chứng dạ dày kích thích.
  • Ngoài ra, Varogel còn giúp điều trị triệu chứng tăng tiết acid dạ dày
  • Không những vậy, Varogel giúp điều trị tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Varogel còn được sử dụng để điều trị cho những mục đích không được liệt kê bên trên.

varogel-duoc-dung-trong-dieu-tri-viem-loet-da-day-ta-trang-cap-man-tinh 

Varogel được dùng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng cấp, mạn tính

Liều dùng và cách dùng

Cách dùng thuốc Varogel hiệu quả

  • Sử dụng Varogel đúng liều lượng và cách dùng.
  • Thuốc Varogel bào chế ở dạng gel dùng theo đường uống.
  • Nên uống thuốc Varogel giữa các bữa ăn hoặc sau khi ăn 30 phút – 2 giờ, vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi xuất hiện triệu chứng.
  • Thuốc Varogel được tinh chế ở dạng bột, khi dùng người bệnh nên hoà tan với nước. Thuốc cần uống sau đã tan để dễ thẩm thấu vào thành niêm mạc, từ đó thuốc sẽ có tác dụng hơn.
  • Nếu sau 2 tuần các triệu chứng không cải thiện thì phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Không dùng Varogel quá 6 gói/ngày mà không có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Đọc kĩ hướng dẫn về liều dùng hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia về để dùng thuốc đúng liều lượng.

 - Viêm loét dạ dày - tá tràng cấp, mạn tính: Người lớn: 10ml (1 gói) x 2 - 4 lần/ngày.

- Triệu chứng tăng tiết acid dạ dày (nóng rát, ợ chua ...), hội chứng dạ dày kích thích, trào ngược dạ dày - thực quản: Người lớn: 10ml (1 gói) x 2 - 4 lần/ngày.

Tốt nhất nên uống thuốc giữa các bữa ăn hoặc sau khi ăn 30 phút - 2 giờ, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng.

Cách xử trí khi quá liều Varogel

  • Các triệu chứng quá liều Varogel:
    • Buồn nôn, nôn.
    • Kích thích tiêu hóa.
    • Tiêu chảy/táo bón.
  • Xử trí:
    • Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
    • Do đó, ưu tiên tập trung điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Cách xử trí khi quên một liều Varogel

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp: bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Không sử dụng trong trường hợp sau (Chống chỉ định)

  • Người bệnh dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong công thức của thuốc.
  • Các bệnh nhân suy thận nặng thì không nên dùng Varogel.
  • Các trường hợp bị giảm phosphat máu.
  • Bệnh nhân giảm phosphat máu.
  • Bệnh nhân tăng magnesi máu.
  • Trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ bị mất nước hay trẻ bị suy thận.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

Trước khi dùng thuốc Varogel để điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh nên hỏi thăm ý kiến của chuyên gia nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Không dùng thuốc trên cho trẻ em dưới 12 tuổi nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn.
  • Bị bệnh thận
  • Đang trong chế độ ăn kiêng magie.
  • Phụ nữ đang mang thai nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Thận trọng ở người bị suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan
  • Thận trọng ở người chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa.
  • Thận trọng ở người cao tuổi, do bệnh tật hoặc do điều trị thuốc có thể bị táo bón và phân rắn
  • Kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat trong quá trình điều trị lâu dài.
  • Cần thận trọng về tương tác thuốc.
  • Chống chỉ định Varogel cho người có tiền sử quá mẫn hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Thận trọng khi dùng Varogel cho người mắc bệnh thận hoặc đang thực hiện chế độ ăn kiêng magie.
  • Có thể sử dụng thuốc Varogel cho phụ nữ mang thai và cho con bú nhưng phải có sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn.
  • Không tự ý dùng thuốc Varogel cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Ngưng thuốc Varogel khi nhận thấy các phản ứng dị ứng như sưng môi, buồn nôn, ói mửa, nổi mề đay mẩn ngứa, phát ban da,…
  • Nên bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, độ ẩm thấp và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Thuốc Varogel được đóng gói ở dạng gói giấy nên rất dễ hư hại và ẩm mốc.
  • Sử dụng thuốc Varogel có thể gây ra một số tác dụng phụ như người xanh xao, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đau bụng.
  • Thuốc Varogel có thể tương tác với các loại thuốc sau: Furosemide, Acetaminophen, Canxi, Aspirin, Diphenhydramine, Vitamin C, Esomeprazole,… Để tránh tương tác thuốc, bạn nên sử dụng uống các loại thuốc này cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ.
  • Không sử dụng thuốc Varogel quá 2 tuần trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ.

Các trường hợp dưới đây, trước khi sử dụng thuốc điều trị Varogel nên hỏi kỹ ý kiến của các chuyên gia

  • Những người đang trong chế độ kiêng magie
  • Bệnh nhân thận
  • Phụ nữ đang mang thai cũng tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
  •  Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn
  • Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp
  • Tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Đối với sản phẩm dạng hỗn dịch không bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh

Tác dụng không mong muốn (Tác dụng phụ)

Thuốc Varogel có tác dụng phụ như:

  • - Thường gặp: , buồn nôn, nôn, táo bón, chát miệng, cứng bụng, phân rắn phân trắng.
  • Giảm phosphat máu đã xảy ra khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao.
  • Không táo bón hay tiêu chảy nhờ sự phối hợp hài hòa giữa nhôm và magnesi hydroxid.
  • Nhuyễn xương, bệnh não
  • Sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ đã xảy ra ở người suy thận mạn tính dùng nhôm hydroxid làm tác nhân gây dính kết phosphate
  • Ngộ độc nhôm, nhuyễn xương có thể xảy ra ở người bệnh có hội chứng urê máu cao.
  • Thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc

 thuoc-co-the-gay-buon-non

Thuốc có thể gây buồn nôn

Tương tác với các thuốc khác

Tránh dùng chung với các thuốc tetracyclin, benzodiazepin, corticosteroid, digoxin, indomethacin, muối sắt, isoniazid, ketoconazol, itraconazol, allopurinol, penicilamin, phenothiazin, ranitidine,... vì rất có thể làm những loại thuốc vừa kể trên sẽ giảm hấp thu các thuốc này. Cần uống các thuốc này cách xa thuốc Varogel.

Cách bảo quản

  • Để thuốc Varogel tránh xa tầm tay của trẻ em
  • Bảo quản thuốc Varogel ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Varogel ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản Varogel tốt nhất là < 30ºC.

Theo Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.