Cách dùng thuốc Trimafor đem lại hiệu quả tốt nhất

 30/10/2020 11:27 |  1491 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Trimafort là loại thuốc tốt nhất có khả năng điều trị các bệnh lý về đau dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ cách dùng như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

Trimafort ngày càng được nhiều người thường xuyên lựa chọn có khả năng điều trị các bệnh lý về đau dạ dày.

Thông tin về thuốc Trimafort

Trimafort là thuốc thường được chỉ định khắc phục các triệu chướng bụng, khó tiêu, ợ nóng. Và các bệnh lý trào ngược dạ dày viêm, loét dạ dày thực quản,… do dạ dày tăng tiết axit gây nên.

Tên thương hiệu: Trimafort

Phân nhóm: thuốc kháng acid, chống trào ngược và chống loét

Theo như thông tin mà nhà sản xuất cung cấp thành phần trong mỗi gói Trimafort 10ml có chứa 3 thành phần chính sau:

  • Gel nhôm hydroxyd (3030,3mg: Có tác dụng làm tăng pH dạ dày, đồng thời trung hòa lượng acid dạ dày ) Đây là thành phần có trong hầu hết các loại thuốc kháng acid dạ dày.
  • Magnesi hydroxyd (800,4mg): Giảm hiện tượng tăng acid dạ dày quá mức, khắc phục được một số triệu chứng như ợ nóng, ợ chua mà các bệnh lý dạ dày gây nên.
  • Nhũ dịch Simethicon 30% (266,7mg): Có tác dụng làm giảm áp lực cho dạ dày, khắc phục tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

 Công dụng của thuốc Trimafort

Thuốc Trimafort dùng cho những trường hợp như sau:

  • Hai thành phần magie hydroxyd và nhôm hydroxyd nên thuốc Trimafort hiệu quả trên đường tiêu hóa, không tiêu chảy và táo bón
  • Simethicone có tác dụng chống đầy hơi rất hiệu quả
  • Tăng tiết acid dịch vị, ợ nóng, khó chịu ở dạ dày ruột, đau dạ dày, ợ hơi đầy hơi, buồn nôn, ói mửa
  • Những người bị ngộ độc chất axit, kiềm, chất ăn mòn gây xuất huyết.
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản, viêm hang vị dạ dày.
  • Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Bệnh nhân có triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
  • Người bị viêm dạ dày cấp tính và mãn tính.
  • Điều trị trong các trường hợp đau dạ dày, điều trị các triệu chứng nóng rát, khó chịu ở dạ dày ruột
  • Không những vậy, thuốc Trimafort còn được dùng để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mãn tính hiệu quả.

trimafort-la-loai-thuoc-dieu-tri-cac-benh-ly-ve-dau-da-day

Trimafort là loại thuốc điều trị các bệnh lý về đau dạ dày

Chống chỉ định

Trường hợp không nên dùng thuốc Trimafort

  • Bệnh nhân suy thận nặng
  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào khác có trong công thức của thuốc Trimafort
  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Hướng dẫn dùng thuốc Trimafort

Cách dùng

Thuốc Trimafort được bào chế ở dạng hỗn dịch uống. Do đó nên uống Trimafort trước mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều chỉ định. Để biết cách dùng thuốc đúng, nên tham khảo ý thêm kiến bác sĩ. Không được tự ý ngưng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Đồng thời đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì.

Lưu ý, nếu sau 2 tuần sử dụng thuốc Trimafort mà không thấy tình trạng bệnh có tiến triển. Thì nên ngưng sử dụng thuốc và gọi cho bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Ngừng sử dụng nếu triệu chứng bệnh càng thêm nghiêm trọng

Thận trọng

  • Tuân theo chỉ định liều dùng và cách dùng.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Trimafort cho người bị suy thận
  • Thận trọng khi dùng thuốc Trimafort cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú
  • Nên nhớ không dùng những thuốc khác có thành phần nhôm (Al) vì sẽ làm giảm hàm lượng phosphat trong máu.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân đang dùng thuốc khác gồm thuốc được kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng
  • Không uống quá 60mL mỗi ngày mà không có ý kiến của bác sĩ.
  • Bệnh nhân rối loạn chức năng thận

than-trong-khi-dung-thuoc-khi-dang-cho-con-bu 

Thận trọng khi dùng thuốc khi đang cho con bú

Tác dụng phụ của thuốc Trimafort là gì?

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng Trimafort đó là:

  • Khô miệng
  • Khó chịu, mệt mỏi
  • Tiêu chảy, táo bón
  • Nôn mửa
  • Ăn không ngon
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Tiểu nhiều, đau khi đi tiểu
  • Đau nhức đầu
  • Đau dạ dày

Đây là những tác dụng phổ biến nhưng không quá nguy hiểm, có thể khỏi sau khi ngưng thuốc điều trị. Tuy nhiên, nếu như xuất hiện những triệu chứng dưới đây người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia để có biện pháp xử lý kịp thời:

  • Đau cơ hoặc xương
  • Co giật
  • Người mệt mỏi bất thường
  • Phản ứng dị ứng trên da như ngứa, nổi mề đay, phát bạn, sưng môi, mặt, lưỡi.
  • Cảm thấy có vị kim loại trong miệng
  • Sụt cân
  • Tăng huyết áp
  • Nhịp tim không đều

Tùy thuộc vào cơ địa hấp thu  của mỗi người mà thuốc có thể gây những tác dụng phụ khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc nếu như thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện, bệnh nhân nên thận trọng. Bạn nên ngừng thuốc khi có các triệu chứng trên và nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời

Tương tác với các thuốc khác

Tương tác thuốc có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động dược học của thành phần thuốc điều trị. Tương tác có thể xảy ra nếu như bạn dùng các loại thuốc điều trị sau:

  • Dùng chung với Tetracyclin phải cách xa nhau 2-3 giờ
  • Na polystyren sulfonat resin
  • Ketoconazol
  • Không dùng đồng thời với Flouroquinolon do thuốc sẽ làm giảm độ hấp thu của Flouroquinolon.
  • Không dùng thuốc chung với mecamylamin, methenamin
  • Sử dụng chung với Norfloxacin hoặc Ciprofloxacin
  • Sodium polystyren sulfonat resin.
  • Muối sắt
  • Tetracyclin
  • Thuốc kháng thụ thể H2
  • Natri polystyren sulfonat resin
  • Tetracylin
  • Nhóm thuốc dạng viên bao tan ở đường ruột

Theo Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.