Almetamin là thuốc gì? Cách dùng ra sao?

 10/11/2020 15:17 |  790 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Dược |  Nhâm PT

Almetamin có tác dụng gì? Tác dụng phụ của thuốc Almetamin như thế nào?. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Almetamin là thuốc gì?

Thuốc Almetamin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Về thành phần, mỗi viên nén Almetamin chứa:

  • Hoạt chất: Dexchlorpheniramin.
  • Hoạt chất chính là: Betamethason.

Các thành phần tá dược khác: vừa đủ 1 viên thuốc.

Thuốc Almetamin có tác dụng gì?

Với thành phần chính là hoạt chất Betamethason, thuốc Almetamin có tác dụng sau:

Almetamin là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim dùng để điều trị các tình trạng bệnh về đường hô hấp và ngoài da như viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, viêm phế quản, viêm kết mạc dị ứng,…. hoạt chất này khi đi vào cơ thể, có tác dụng tổng hợp glucocorticoid mạnh. Có tác dụng chống các tình trạng viêm nhiễm và dị ứng, tăng hệ miễn dịch

almetamin-la-thuoc-dieu-tri-cac-tinh-trang-benh-ve-duong-ho-hap-va-ngoai-da

Almetamin là thuốc điều trị các tình trạng bệnh về đường hô hấp và ngoài da

BetaMethasone hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, là một dẫn xuất của prednisolone. BetaMethasone được chỉ định trong điều trị rối loạn chất tạo keo có tác dụng chống viêm mạnh, chống viêm khớp, chống dị ứng.

BetaMethasone phần lớn được chuyển hóa bởi gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Ngoài ra, Betamethasone có còn tác dụng điều trị đau xương khớp, rối loạn sắc tố da, điều trị ung thư, điều trị thiếu máu do tan máu. Giảm tiểu cầu, điều trị phù, rối loạn hô hấp, làm cho khả năng chống chịu của cơ thể với các chất kích thích giảm đi đáng kể. Từ đó Betamethasone điều trị các triệu chứng gây ra các phản ứng phản vệ khi sử dụng thuốc.

Điều trị các triệu chứng liên quan đến dị ứng như: viêm kết mạc dị ứng, viêm da dị ứng, nổi mề đay, tình trạng viêm da, hay các tình trạng do viêm mũi dị ứng gây ra.

Ngoài ra, thuốc Almetamin còn được dùng để điều trị các hậu quả do các phản ứng phản vệ khi sử dụng thuốc gây ra.

Chỉ định

Thuốc Almetamin được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Điều trị viêm da: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm kết mạc, nổi mề đay
  • Điều trị viêm đường hô hấp: viêm phế quạn mạn tính, viêm mũi dị ứng
  • Thuốc Almetamin giúp điều điều trị nhanh chóng các chứng viêm da do dị ứng. Dứt điểm các triệu chứng liên quan đến dị ứng bao gồm: dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng với vật nuôi.
  • Ngoài ra thuốc còn giúp điều trị chàm, viêm da do tiếp xúc hoặc viêm kết mạc do dị ứng. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, hết đau rát, sưng đỏ ngoài da một cách nhanh chóng, không còn ngứa, nổi mẩn do dị ứng gây ra.
  • Bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân
  • Người bị tiểu đường, tâm thần, loét dạ dày
  • Hành tá tràng trong nhiễm khuẩn và nhiễm virus

Không sử dụng thuốc Almetamin khi nào?

  • Chống chỉ định với bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân.
  • Không sử dụng thuốc Almetamin cho bệnh nhân mẫn cảm với Betamethasone, Dexchlorpheniramine và các thành phần khác của thuốc.
  • Không sử dụng thuốc Almetamin với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Không sử dụng Almetamin với bệnh nhân đang dùng thuốc chống trầm cảm (IMAO)
  • Không sử dụng thuốc Almetamin với người bệnh mắc thêm các bệnh khác gồm: bệnh tiểu đường, loét dạ dày, tá tràng, tâm thần.

Liều dùng và Cách dùng thuốc Almetamin như thế nào?

Cách dùng:

  • Thuốc Almetamin dùng đường uống, uống cùng với ít nước, nên dùng thuốc sau bữa ăn.

Liều dùng:

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần uống từ 2mg-4mg, tương ứng với 1-2 viên Almetamin 2mg.
  • Đối với trẻ em từ 8-14 tuổi: Liều dùng Almetamin uống 3-4 lần mỗi ngày, ban đầu từ ½-1 viên Almetamin 2mg. Liều duy trì giảm xuống đến mức thấp nhất (½ viên).
  • Đối với trẻ em từ 3-7 tuổi: uống 2-3 lần mỗi ngày. Liều dùng ban đầu từ ¼-½ viên Almetamin 2mg. Liều duy trì giảm xuống mức thấp nhất (½ viên).

Tác dụng phụ của thuốc Almetamin

Khi sử dụng thuốc Almetamin, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ dưới đây:

Betamethasone gây rối loạn một số cơ quan đó là:

  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: tăng cân, khuyến cáo không sử dụng với bệnh nhân đái tháo đường.
  • Giảm khả năng dung nạp carbohydrate
  • Rối loạn nội tiết: thanh thiếu niên, rối loạn kinh nguyệt, ức chế sự phát triển ở trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tâm thần: rối loạn hành vi, khó chịu, rối loạn cảm xúc, mất trí nhớ
  • Làm giảm tầm nhìn, mờ mắt
  • Rối loạn tiêu hóa: béo bụng, buồn nôn, khó tiêu
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm: khò khè, động kinh, màu da xanh, tức ngực, sốt, nhiễm trùng.

Dexchlorpheniramine có trong thuốc Almetamin tác dụng không mong muốn như:

  • Thay đổi thị lực
  • Động kinh, run rẩy, chóng mặt hoặc bất tỉnh
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Khó tiểu hoặc tuyến tiền liệt mở rộng
  • Mệt mỏi, yếu đuối
  • Sốt, ớn lạnh, đau họng
  • Ngoài ra, cũng gây ra một số tác dụng phụ nhỏ: tiêu chảy, khô miệng, biếng ăn, buồn ngủ, chóng mặt.

Tương tác thuốc của hoạt chất Betamethasone

  •  Các thuốc: Rifampicin, Rifabutin, Ephedrine, Phenobarbitone, Carbamazepine, Aminoglutethimide, Phenytoin, Primidone nếu dùng kết hợp với Betamethasone này làm tăng cường chuyển hóa corticosteroid. dẫn đến một số tác hại bạn có thể gặp như rối loạn điện giải, loãng xương
  • Khi sử dụng kết hợp betamethasone với thuốc hạ đường huyết, thuốc lợi tiểu thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc chống tăng huyết áp sẽ làm tăng cường tác dụng hạ đường huyết của acetazolamide
  • Thuốc chống đông máu coumarin khi sử dụng cùng cới betanethasone, có thể dẫn tới xuất huyết.
  • Khi dùng kết hợp betamethasone với theophylin nguy cơ hạ kali máu tăng lên,
  • Thuốc chữa loét như carbenoxolone và thuốc chống nấm như amphotericin B.
  • Dùng đồng thời betamethasone với thuốc chống viêm phi steroid sẽ làm tăng tỷ lệ xuất huyết tiêu hóa.

Theo Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.