Tuyển sinh 2019: Khủng hoảng ngành sư phạm

 30/11/-1 00:00 |  736 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  An Bình

Trong những năm trở lại đây việc tuyển sinh khó khăn ngành sư phạm cũng gặp nhiều vấn đề ảm đạm như điểm đầu vào thấp, sinh viên ra trường không có việc làm hoặc giáo viên bị sa thải tại nhiều địa phương …

Đối với tình trạng này thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát điểm sàn để đảm bảo chất lượng nhưng không được hiệu quả cho lắm.

Nhiều vấn đề bất cập

Theo như thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hiện cả nước cũng có 113 cơ sở đào tạo giáo viên. Hiện còn có 40 trường trung cấp đa ngành có đào tạo giáo viên mầm non tính trung bình thì mỗi tỉnh thành hiện có từ 2 - 4 cơ sở đào tạo giáo viên, dẫn đến tình trạng trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, bùng nổ số lượng giáo viên không đảm bảo chất lượng, đào tạo vượt xa nhu cầu sử dụng...

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TUYỂN SINH CAO ĐẲNG DƯỢC TPHCM NĂM 2019

tuyen-sinh-2019-khung-hoang-nganh-su-phamThí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển

Thực tế thì các trường cao đẳng sư phạm rất nhiều giảng viên có trình độ cao với tỷ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ chỉ chiếm trung bình ( 4,82% ). Trong đó có những trường không có tiến sĩ như trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long hoặc tỷ lệ thấp như: CĐSP Lạng Sơn (1,3%). Riêng các trường đại học sư phạm (ĐHSP), tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ (tính cả ngành ngoài sư phạm) cũng không cao như ĐH Vinh chỉ trên 29%, ĐH Sư phạm TPHCM và ĐH Cần Thơ mới hơn 32%.

Chính vì thế nhiều trường chưa thu hút được thí sinh như: Trường CĐSP Nam Định, tại Khoa Tự nhiên, năm học 2018-2019 có 16 giáo viên, nhưng chỉ đào tạo… 30 sinh viên. Hay ở Khoa Xã hội, lớp Văn - Giáo dục công dân K39, chỉ có 5 sinh viên theo học.

  • Lớp Văn - Giáo dục công dân K40 có 2 sinh viên
  • Lớp Âm nhạc chỉ 1 sinh viên.Kết quả tuyển sinh mới đây của Trường CĐSP Nam Định cũng rất đáng buồn, khi hàng loạt ngành có số thí sinh trúng tuyển chỉ bằng không hoặc nhiều lắm cũng chỉ 1-5 sinh viên.

Hay như Trường CĐSP Gia Lai trong xét tuyển đợt 1, phải “đóng cửa” 3 ngành SP Toán học, SP Ngữ văn và SP Tiếng Anh do số lượng thí sinh đăng ký quá ít. Còn trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk có 200/315 chỉ tiêu ở 9 ngành SP phải tuyển đợt 2 với điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn đợt 1 (bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT).

Mặc dù mức điểm chuẩn chỉ có 16 điểm tại tất cả các ngành thế nhưng xét tuyển đợt 1 nhiều ngành sư phạm chỉ có 1 – 3 thí sinh đăng ký như:

  • Sư phạm Toán
  • Sư phạm Vật lý
  • Sư phạm Ngữ Văn
  • Sư phạm Địa lý
  • Sư phạm Tiếng Anh

Tuyển sinh trong năm 2019 – Trường Cao đẳng Đà Lạt Lâm Đồng có đến 5 ngành không có thí sinh nào bao gồm: SP Toán học, SP Tin học, SP Vật lý, SP Hóa học, Giáo dục thể chất…. Tương tự các ngành sư phạm ở nhiều trường Đại học địa phương hiện cũng đìu hiu. Trường Đại học Đồng Tháp năm học vừa qua rất nhiều ngành không có thí sinh trúng tuyển bao gồm: SP Vật lý, SP Tin học, SP Sinh học, SP Mỹ thuật. Còn những ngành khác như SP Địa lý, SP Hóa học, SP Âm nhạc, SP Lịch sử, dù chỉ tiêu mỗi ngành là 20, nhưng chỉ có 5 - 7 thí sinh trúng tuyển.

Trong năm 2019 nhiều ngành Sư phạm vẫn tiếp tục đăng ký tuyển sinh và kết quả cũng không khá hơn trong năm 2018 dù nhiều ngành có số thí sinh trúng tuyển là 0 nhưng năm 2019 – Trường Đại học Đồng Nai vẫn tiếp tục tuyển sinh và tiếp tục không ghi được thành quả. Cụ thể, các ngành SP: Sinh học, Lịch sử, Tin học, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật không có thí sinh trúng tuyển.

tuyen-sinh-2019-khung-hoang-nganh-su-phamTuyển sinh 2019: Khủng hoảng ngành sư phạm

Cần chính sách giải cứu

Trong những dự thảo và đề án để sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm, Bộ GD-ĐT đặt ra mục tiêu giai đoạn 2020-2025. Cụ thể hình thành được 2 trường sư phạm trọng điểm quốc gia ở Hà Nội và TPHCM trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP TPHCM và một số trường ĐHSP khác. Ngoài ra, xây dựng mạng lưới vệ tinh là các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tại những địa phương.

Trong giai đoạn 2026 – 2030 khi hình thành 1 trường sư phạm trọng điểm quốc gia tại khu vực miền Trung trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại các trường Đại học Sư phạm trên địa bàn và 1 số tỉnh thành lân cận. Theo như PGS – TS Mỵ Giang Sơn, nguyên Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn cho biết: “Trong 3 năm gần đây, Bộ GD-ĐT giữ quyền công bố điểm sàn nên các trường phải cắt giảm chỉ tiêu rất mạnh. Tuy nhiên, vấn đề căn cơ nhất lại nằm ở việc làm và thu nhập của sinh viên sư phạm sau khi ra trường. Do đó, cần thiết phải có giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, trong đó vấn đề việc làm và tiền lương cho ngành sư phạm phải được cải thiện đáng kể, để không thiếu người giỏi theo học.”

Còn ông Lê Văn Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM, chia sẻ: “Cần bỏ chính sách miễn học phí nhưng phải có lộ trình và đi kèm là có chính sách tăng lương giáo viên. “Tôi cam đoan, trong số 100 giáo viên chỉ có vài ba người tâm huyết, sẵn sàng hy sinh vì nghề. Bản thân tôi từng là người có một thời say mê với nghề dạy, nhưng tôi không thể sống với đồng lương tiến sĩ chỉ 4 - 5 triệu đồng mỗi tháng”, ông Lê Văn Tiến trăn trở.

PGS-TS Nguyễn Thám, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế), cho rằng: “Việc cấp bù kinh phí đang có nhiều vấn đề... khiến các trường phải bù lỗ. Nếu việc cấp bù đủ cho chi phí đào tạo, các trường sư phạm sẽ không phải bù lỗ, đủ điều kiện để nâng cao chất lượng thì chắc chắn không ai muốn bỏ chính sách này.”

Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, phân tích: Không thể giữ mức học phí như hiện nay. Việc bỏ chính sách miễn, giảm học phí phải kèm theo giải pháp và chính sách phù hợp, vì thực tế khảo sát hiện nay, tỷ lệ sinh viên khu vực nông thôn vào trường sư phạm đang cao hơn rất nhiều so với sinh viên nông thôn vào trường khác.

Chính vì vậy muốn đánh giá việc miễn giảm học phí có thật sự thu hút được sinh viên giỏi vào học sư phạm hay không cần phải chứng minh một cách khoa học rồi xóa bỏ cũng chưa muộn. Nếu như các trường sư phạm tăng học phí lên gấp 3 lần như hiện nay thì giải pháp kèm theo chính là nhà nước phải chấp nhận những rủi ro cho sinh viên cụ thể như: Cho vay tiền để học, sau khi ra trường nếu làm trong lĩnh vực giáo dục sẽ được xóa nợ. Ngoài ra, nếu sau khi ra trường sinh viên có thu nhập 7 – 10 triệu/tháng và sau 35 năm làm việc có thu nhập từ 30 - 35 triệu đồng/tháng thì chắc chắn ngành sư phạm có sức hút lớn.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.