Thi THPT Quốc gia: Nữ sinh có điểm văn cao nhất nước đi bán bánh mỳ thuê

 20/07/2019 10:21 |  996 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  An Bình

Ngay sau khi kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia, để có thể trang trải học phí cũng như những dự định ước mơ trong tương lai Trâm đã ra Đà Nẵng để tìm việc làm thêm. Được biết, em là một trong những thí sinh có điểm số môn Ngữ Văn cao nhất cả nước.

Trong đó, nữ sinh Nguyễn Trần Bảo Trâm (học sinh lớp 12/2 trường trung học phổ thông Nguyễn Văn Cừ, Quế Sơn, Quảng Nam) là người đạt 9,5 điểm môn Văn.

Ra Đà Nẵng bán bánh mỳ thuê

Gặp Trâm trong một buổi trưa muộn ở Đà Nẵng, cô nữ sinh có điểm thi môn Ngữ Văn cao nhất nước vẫn còn nguyên vẹn niềm vui khi biết điểm kỳ thi quốc gia.Nhưng trong ánh mắt của cô nữ sinh xứ Quảng vẫn còn đó nhiều nỗi băn khoăn, lo lắng cho những dự định, kế hoạch trong tương lai.

Khác với nhiều bạn bè cùng trang lứa, sau kỳ thi thường nghỉ “xả hơi”, chuẩn bị hành trang để vào môi trường học mới thì Trâm đã vội vàng đón xe ra Đà Nẵng tìm việc làm thêm.

“Kỳ thi vừa rồi môn Văn em đạt 9,5 điểm; Toán 7,6 điểm và Ngoại ngữ: 8,4 điểm. Nguyện vọng 1 của em là vào Trường Đại học Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh và nguyện vọng 2 là Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TUYỂN SINH CAO ĐẲNG DƯỢC NĂM 2019

thi-thpt-quoc-gia-nu-sinh-co-diem-van-cao-nhat-nuoc-di-ban-banh-my-thueNguyễn Trần Bảo Trâm (bên trái) có điểm thi môn Văn trong kỳ thi quốc gia năm 2019 cao nhất nước

Với hoàn cảnh kinh tế gia đình em hiện tại thì chi phí học tập những trường này là quá cao, rất khó khăn cho ba mẹ”, Trâm chia sẻ.Ba mẹ ly thân, Trâm sống với ba, còn em gái nhỏ mới học lớp 6 sống cùng mẹ. Cuộc sống của hai ba con phụ thuộc vào công việc chạy xe tải thất thường, lúc có lúc không của người cha.

Hiểu được hoàn cảnh gia đình nên Trâm cũng muốn tìm kiếm công việc để đỡ đần gia đình và chuẩn bị hành trang để bước vào một “ngã rẻ mới”.

Vừa chân ướt chân ráo ra Đà Nẵng, Trâm xin vào bán bánh mỳ thuê tại một tiệm bánh mỳ ở quận Ngũ Hành Sơn với mức tiền công chỉ 12.000 đồng/giờ.

Sau giờ làm, Trâm lại đến ôn luyện thi IELTS tại một trung tâm Anh ngữ trên đường Nguyễn Văn Linh. Trâm nói rằng, luyện thi IELTS là mục đích chính của em khi ra Đà Nẵng.

Bởi đó chính là hành trang cho cuộc “săn lùng” học bổng toàn phần của cô nữ sinh nghèo.

“Mức lương của tiệm bánh mỳ trả cho em thấp quá, không đủ để trang trải các chi phí sinh hoạt nên em đã xin nghỉ.

Em đang xin vào làm ở một số nơi nhưng chưa được nhận vì họ bảo em chưa đủ tuổi”, Trâm nói giọng buồn.

Trở lại với câu chuyện học tập của em, suốt 12 năm liền Trâm là học sinh giỏi của trường. Những tấm huy chương vàng Olympic môn Văn toàn tỉnh, những giải nhất môn Văn cấp huyện, tỉnh... là niềm tự hào của gia đình nghèo ở thôn 2 xã Quế Cường (Quế Sơn).

“Ban đầu, em không có nguyện vọng vào đội tuyển học sinh giỏi Văn mà chỉ muốn vào đội tuyển Anh của trường.

Nhưng rồi như cái duyên với môn Văn, từ cấp 2 cho đến lớp 12, em đều được các thầy cô động viên, chọn vào đội Văn. Em mê cách giảng văn của thầy cô và rồi tình yêu dành cho nó cứ lớn dần lên”.Đi cùng với tình yêu môn Văn là sự đầu tư, chăm chút cho môn học. Trâm chuẩn bị kỹ về tài liệu tham khảo, đọc sách, tìm phương pháp học Văn từ các anh chị đi trước, từ các diễn đàn yêu văn học trên mạng...

“Nhiều bạn cho rằng đọc văn mẫu là ‘ăn cắp’ nhưng em đọc nó rất nhiều. Đọc để học cách sử dụng ngôn từ chặt chẽ, hợp lý để rút ra cách làm cho riêng mình chứ không phải ăn cắp.

Sau kỳ thi thì nhiều bạn cũng gọi điện đến xin em tài liệu, sách ôn tập và em cũng rất vui khi chia sẻ những cái đó với các bạn”, Trâm cho hay.

Ước mơ hơi ngược đời

Như tâm sự của Trâm khi nói về ước mơ của mình thì nó là “hơi ngược đời”. Bởi một người học giỏi và đam mê môn Văn, yêu tâm hồn của những thi sĩ xứ Quảng như: Thu Bồn, Bùi Giáng... lại muốn trở thành một doanh nhân.

“Em thích dân Ngoại thương và muốn trở thành một doanh nhân. Em thích tìm hiểu về các doanh nghiệp, doanh nhân, muốn giới thiệu về những sản phẩm kinh tế của Việt Nam như làm marketing...Không biết với mức điểm này (25,5 điểm) thì em có đậu vào trường Ngoại thương không, nhưng mong muốn của em là được làm đúng với công việc kinh doanh. Nếu thành công thì sẽ trở thành một doanh nhân”, Trâm cười nói.

Trâm cũng chia sẻ rằng, gia đình chính là động lực lớn nhất để em vượt lên mọi khó khăn, nỗ lực học tập tốt hơn.

“Mỗi lần về nhà nhìn thấy ba mẹ vất vả, khổ cực thì em lại suy nghĩ ‘mình không thể chơi bời được, mà phải học để vươn lên’.

Giấc mơ du học của em cũng chỉ muốn ba mẹ đỡ phải lo ghánh nặng học phí. Và khi ra nước ngoài học thì mình cũng sẽ được mở mang về kiến thức hơn.

Ở đó có những câu chuyện về kinh doanh của các doanh nhân lớn. Vì quê em rất nghèo khó nên em muốn học để sau này trở về có một chút đóng góp gì đó”, Trâm cho biết.

Dù chặng đường phía trước của Trâm còn muôn vàn khó khăn nhưng với bản lĩnh, nghị lực của cô học trò xứ Quảng sẽ vượt qua và chạm tay đến ước mơ của mình.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.