Ngành Du lịch và cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường

 25/09/2019 17:03 |  2048 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  Ngọc Anh

Khi nhắc đến ngành Du lịch thì chúng ta thường nghĩ ngay đến những cụm từ đi kèm như “Hot”, “tiềm năng”, “dễ xin việc”,... nhưng chắc còn nhiều người vẫn đang mơ hồ về ngành này, đúng không? Hãy cùng nhau tìm hiểu khái niệm và công việc cụ thể trong bài viết dưới đây.

>>> Ngành quản trị khách sạn thi khối nào

>>> Ngành dược học trường nào

Ngành Du lịch là gì

Nhắc đến ngành Du lịch là chúng ta thường liên tưởng đến những cảnh quan

Ngành du lịch là gì?

Ngành du lịch là một ngành quan trọng trong các ngành kinh tế, chiếm tỷ trọng cao và mang tính văn hóa, xã hội, liên ngành, liên vùng sâu sắc. Nó ra đời để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan, giải trí của con người, góp phần vào việc quảng bá những địa danh nổi tiếng cho người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế năm châu từ đó nâng cao hình ảnh của đất nước, nâng cao dân trí, ổn định cuộc sống, tạo việc làm, tạo động lực để phát triển kinh tế xã hội cho đất nước.

Tốt nghiệp ngành Du lịch ra trường làm gì?

Học ngành du lịch ra làm gì? Những nhóm nghề chủ yếu của ngành Du lịch bao gồm:

  • Quản lý và điều hành du lịch
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Marketing Du lịch
  • Phục vụ

Sau đây là cụ thể hơn về công việc của ngành Du lịch sau khi tốt nghiệp.

Nghề quản lý  du lịch

Là quản lý, những tiêu chí khắt khe hơn, yêu cầu phải có năng lực chuyên môn giỏi kết hợp với khả năng lãnh đạo xuất sắc. Do đó, họ không chỉ tìm hiểu kiến thức chung về ngành du lịch mà còn học hỏi, trau dồi kỹ năng khác để có thể trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và tạo động lực cho cấp dưới làm việc. Ngoài ra, người quản lý du lịch cần biết cách tạo lập và duy trì, mở rộng mối quan hệ, am hiểu toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống.

Môi trường làm việc chủ yếu của họ là ở văn phòng với trách nhiệm xử lý hay phê duyệt hồ sơ, đề án, báo cáo,... và thường xuyên tham dự hội thảo, gặp đối tác, tổ chức các chương trình về du lịch, trực tiếp về các địa phương hay đi đến các quốc gia khác để khảo sát tình hình thực tế, tham quan,...từ đó tiếp thu, học hỏi để làm mới nơi cơ quan mình.

Nghề điều hành du lịch

Công việc hằng ngày của nhà điều hành du lịch là phân công nhiệm vụ cho hướng dẫn viên, tiếp nhận thông tin từ các chương trình du lịch để phối hợp với các phòng ban và cơ quan chức năng giải quyết những vấn đề phát sinh, khiếu nại của khách hàng và phân công người lái xe đưa đón phục vụ đoàn khách đảm bảo đúng thời gian, tuyến đường như trong Tour.

Do đó, họ chủ yếu ngồi ở văn phòng, làm việc trên máy tính. Tuy nhiên áp lực công việc khá nặng nề với khối lượng lớn và độ phức tạp cao đòi hỏi nhà điều hành du lịch phải biết cách sắp xếp, bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, nhanh nhẹn, khéo léo trong mọi tình huống.

Nhân viên Marketing du lịch

Nhiệm vụ chính của NV Marketing/ tiếp thị du lịch là nghiên cứu thị hiếu của khách hàng rồi tìm giải pháp để đáp ứng những thứ họ cần. Hay nói cách khác, phải biết khách hàng muốn gì, cần gì, đã có những gì và đang thiếu những gì, từ đó đưa ra kế hoạch, lên kịch bản cho chương trình du lịch hợp lý để tư vấn cho khách hàng về địa điểm, dịch vụ, giá cả,...Trách nhiệm của NV MKT là xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tránh rủi ro, mang lại lợi nhuận cho công ty. Họ sẽ quảng bá các sản phẩm của công ty mình đến cho khách: chương trình, dịch vụ và giá cả từng loại để khách hàng suy nghĩ và lựa chọn.

Học ngành Du lịch làm gì?

Học ngành Du lịch ra trường vẫn có thể làm chuyên gia Marketing

Cũng do đặc thù đó, môi trường làm việc của họ không ổn định, lúc thì ngồi tại văn phòng, lúc thì phải trực tiếp đến nhiều địa điểm để tiếp xúc, thu thập, phân tích thông tin đồng thời đàm phán, giao dịch với khách hàng cũng như đối tác để thỏa thuận những điều kiện có lợi. Điều này đòi hỏi kiến thức chuyên môn, tố chất kinh doanh kết hợp với sự tinh tế, nhạy bén trong việc quan sát, xử lý vấn đề.

Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch là người trực tiếp giới thiệu, dẫn dắt đoàn khách, thuyết minh về các địa điểm mà khách đến; sắp xếp và tổ chức việc ăn uống, đi lại đảm bảo đúng phương tiện, giờ giấc theo nguyên tắc an toàn, thoải mái, báo về ban điều hành hoặc trực tiếp giải quyết khiếu nại của khách hàng. Những người này cần có giọng nói truyền cảm, thuyết phục, có sức khỏe tốt và tâm lý ổn định. Nơi làm việc của họ thường di động, lúc đến địa điểm này, lúc đến địa điểm khác, theo sự sắp xếp của cấp quản lý. Họ có thể xin việc ở trong các công ty lữ hành, kinh doanh sản phẩm du lịch, công ty khai thác tài nguyên hay cơ quan quản lý danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. 

Có nên học hướng dẫn viên du lịch? Nghề hướng dẫn viên Du lịch đang được nhiều sinh viên hướng đến sau khi ra trường khi ngành du lịch trong nước ngày càng được mở rộng và phát triển. Có rất nhiều lý do nên chọn học ngành dướng dẫn viên du lịch nhưng lý do quan trọng nhất vẫn là cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Nhân viên phục vụ

Lễ tân

Lễ tân được ví như bộ mặt khách sạn, nhà hàng hay các địa điểm tham quan có nhiệm vụ tiếp đón, giới thiệu cho khách về các gói dịch vụ của công ty mình; ghi lại những thông tin về nhu cầu ăn, nghỉ, đi lại của khách sau đó kiểm tra các dịch vụ xem có đáp ứng được những gì khách đặt rồi trao đổi cụ thể với họ để thỏa thuận. Không những thế, nhân viên lễ tân còn phải nhận điện thoại của khách xa gọi đến, nhận và trả đồ ký gửi, thanh toán và chào khách ra về.

Nơi làm việc của họ là những nơi dễ nhìn thấy, thuận tiện cho việc ra vào, trao đổi thông tin. Tiêu chuẩn cần là có kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, ngoại hình và ngoại ngữ là lợi thế.

Nhân viên phục vụ bàn, bar, buồng, bếp

Đây là những người âm thầm hy sinh để mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Nhân viên phục vụ phải am hiểu các món ăn, đồ uống trong menu và tư vấn, giải thích kỹ cho khách khi cần đồng thời setup bàn và bày biện các món ăn sao cho hợp với văn hóa Việt cũng như phong cách bữa tiệc. Còn những người làm bếp hay pha chế phải thông thạo về cách chế biến, nếm, sáng tạo khẩu vị, cách trình bày thành phẩm đồng thời cần có kỹ năng giao tiếp tốt để xử lý khi phát sinh.

Ngoài ra, học xong các bạn có thể làm công việc chăm sóc khách hàng qua điện thoại, làm nhân viên văn phòng, nhân viên tổ chức sự kiện hay giảng dạy chuyên ngành ở các trường Cao đẳng, Đại học.

Hy vọng bài viết của ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp các bạn không còn thắc mắc ngành Du lịch là gì và làm gì. Chúc các bạn lựa chọn được một công việc như ý. Đừng quên nhiệm vụ trước mắt là học tập thật tốt và chuẩn bị tinh thần vững vàng cho kỳ thi quan trọng sắp tới.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.