Một học sinh trường chuyên có điểm xét tuyển đại học cao nhưng lại bị trượt tốt nghiệp chỉ vì có một môn trắc nghiệm được điểm 1 đã được ghi nhận ở tỉnh Ninh Bình trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 vừa qua.
Theo thông tin của Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình, ông Phạm Thanh Toàn, tại địa phương đã ghi nhận trường hợp đáng tiếc của một học sinh bị trượt tốt nghiệp bởi vì có một môn thi thuộc điểm liệt. Điều đáng nói đây là học sinh của một trường chuyên có số điểm các môn thi xét đại học ở mức cao và hoàn toàn có thể đậu vào một trường đại học thuộc hàng top.
Một thí sinh trường chuyên có điểm xét tuyển đại học là 24 nhưng lại trượt tốt nghiệp vì có một bài thi trắc nghiệm rơi vào điểm liệt
Đây là trường hợp được đưa ra làm dẫn chứng trong buổi thông tin báo chí về công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 vào sáng 10.5 để đảm bảo việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia tại địa phương diễn ra một cách hết sức nghiêm túc.
Trường hợp này được cho rằng vô cùng hy hữu và khó tin khi việc một học sinh trường chuyên với học lực tốt lại chỉ đạt được 1 điểm trong bài thi trắc nghiệm.
Theo thông thường, khả năng đạt điểm 1 trong bài thi trắc nghiệm của một học sinh bình thường thậm chí là một học sinh có học lực trung bình đã là rất khó xảy ra.
Theo cách giải thích của các chuyên gia thì đối với những môn trắc nghiệm, học sinh chỉ cần chọn bừa một trong bốn đáp án đưa ra thì xác suất điền đúng đáp án là 25%. Điều này có nghĩa là, chỉ cần điền ngẫu nhiên, thí sinh cũng có thể đạt 2,5 điểm. Đặc biệt, thí sinh muốn đạt điểm nhỏ hơn 1 cũng rất khó.
Với 40 câu hỏi và xác suất đúng là 0,25, số câu trả lời đúng sẽ phân phối theo quy luật nhị thức. Muốn được dưới một điểm, thí sinh chỉ được phép đúng tối đa 4 câu và xác suất cho phương án này là 0.005. Giả sử, 900.000 thí sinh dự thi, sẽ có 4.230 thí sinh được dưới 1 điểm mỗi môn.
Theo cách giải thích này, việc một học sinh trường chuyên chỉ đạt điểm liệt trong một bài thi trắc nghiệm là hết sức khó tin và gây nghi ngờ cho nhiều người.
Chưa kể đến việc kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng ở một số địa phương khiến một số thí sinh học thật, thi thật bị lấy mất cơ hội. Trong khi đó, 51 thí sinh nằm trong danh sách được nâng điểm (có trường hợp nâng lên tận 26 điểm) vẫn đang tiếp tục học tại các trường đại học.
Chia sẻ về trường hợp này, ông Phạm Thanh Toàn tự tin khẳng định, Ninh Bình là một trong số những địa phương tổ chức rất tốt kỳ thi THPT quốc gia trong nhiều năm qua.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, sau quá trình chấm phúc khảo thì 100 thí sinh có đơn đều không được tăng điểm.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình cũng khẳng định rằng:
“Với trường hợp có một học sinh trường chuyên với một môn thi trắc nghiệm được 1 điểm. Nếu em chỉ cần được 1,25 điểm thì sẽ đỗ tốt nghiệp và có cơ hội đỗ đại học, bởi tổ hợp 3 môn xét tuyển đại học của em là 24 điểm.Dù học sinh và gia đình rất hy vọng vào kết quả chấm phúc khảo, tuy nhiên kết quả là điểm thi của em không thay đổi, không tăng lên được điểm nào và vẫn bị trượt. Bởi việc chấm được thực hiện bằng máy, vô cùng chính xác. Chúng tôi xác định phải thực hiện mọi khâu một cách nghiêm túc, để đảm bảo công bằng cho các thí sinh khác.”
Với khẳng định này, trường hợp của học sinh trên là một tình huống hy hữu và không có một sự can thiệp nào khác vào bài thi.
Dưới áp lực của những sai phạm đã xảy ra ở những địa phương như Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai trong kỳ thi 2019 vừa qua, tỉnh Ninh Bình lại cần phải siết chặt công tác tổ chức kỳ thi để có thể đảm bảo được công bằng cho các thí sinh.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ diễn ra trong vòng 2 tháng nữa với sự gấp rút chuẩn bị, hoàn tất các khâu với mục đích tổ chức kỳ thi công bằng và nghiêm túc nhất.
Tỉnh Ninh Bình đề xuất lắp camera trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019
Trong năm 2019, Sở GDĐT Ninh Bình sẽ sẽ phối hợp với Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thực hiện việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia cho hơn 8.000 thí sinh.
Ông Phạm Thanh Toàn - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Ninh Bình cho biết “Chúng tôi sẽ đưa hẳn ô tô lên Hà Nội đón, đưa các cán bộ, giảng viên trường đại học về Ninh Bình làm nhiệm vụ tổ chức thi. Địa phương cũng sẽ bố trí khách sạn tốt nhất, lo chi phí ăn ở, để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho giảng viên của trường ĐH"
Bên cạnh đó, ngành giáo dục Ninh Bình cũng đã đảm bảo cơ sở vật chất với ý kiến lắp đặt camera tại nơi bảo quản đề thi, bài thi, chấm thi đồng thời tuyên truyền kỹ càng về những điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia 2019 đến từng cán bộ làm nhiệm vụ thi, lẫn phụ huynh và thí sinh, nhằm tăng cường vai trò giám sát của nhân dân đối với các khâu tổ chức kỳ thi.
Đại diện Sở GDĐT Ninh Bình cũng khẳng định rằng dù quy trình tổ chức thi có chặt chẽ thế nào thì yếu tố con người vẫn được đặt lên hàng đầu. Vì thế Sở GDĐT Ninh Bình sẽ chú trọng khâu lựa chọn nhân sự tốt nhất, có trách nhiệm cao nhất để tham gia kỳ thi.
Ông Phạm Thanh Toàn nhấn mạnh:“Những người làm nhiệm vụ thi phải là cán bộ có năng lực, trách nhiệm và quan trọng là phải nắm chắc quy trình thi. Trong các vụ việc gian lận thi cử xảy ra ở một số địa phương, có thể thấy rõ việc không thực hiện đúng quy trình thi. Ví dụ chìa khóa tủ đựng bài thi đáng ra phải do Trưởng ban Chấm thi, tức là lãnh đạo Sở GD giữ, nhưng lại giao cho trưởng phòng khảo thí cầm. Cán bộ thanh tra của trường đại học đáng lẽ phải giám sát suốt quá trình chấm thi nhưng có nơi thanh tra lại bỏ về địa phương làm việc khác. Vì không nắm rõ quy chế nên đã tạo kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng để gian lận”.
Hy vọng với sự chuẩn bị kỹ càng này, Sở GDĐT Ninh Bình cũng như các tỉnh khác có thể tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia 2019 thật nghiêm túc, công bằng và tránh được các sai phạm đã xaỷ ra trong kỳ thi năm ngoái.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.