Theo thông tin của Bộ giáo dục vào tạo, nhiều học sinh có xu hướng không xét tuyển Đại học vì lo sợ về cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
Theo ghi nhận, có hơn 233.000 học sinh không đăng ký xét tuyển Đại học mà chỉ xét tuyển tốt nghiệp trên tổng số 886.000 học sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2019. Đây là số liệu tăng cao nhất trong các năm gần đây.
Tình trạng nhiều học sinh không lựa chọn xét tuyển đại học với số lượng gia tăng trong năm 2019 được ghi nhận tại tỉnh Nghệ An.
Theo đó, trong số tổng 32.000 em đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 thì đã có hơn 13.000 em (chiếm 41%) chỉ đăng ký xét tốt nghiệp. Con số này thậm chí còn tăng hơn so với năm trước 2%.
Trong đó, những trường THPT công lập có tỉ lệ học sinh không có nguyện vọng học đại học rất cao như THPT Cửa Lò 2 đến 82,5% không đăng ký xét tuyển ĐH trong tổng số 239 em lớp 12, tiếp đến là THPT Nam Yên Thành (32%), THPT Hoàng Mai 2 (27%), THPT Tương Dương 2 (28%).
Thảo luận về vấn đề này, ông Đặng Công Huân, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cửa Lò 2 (Nghệ An) cho hay: “Thực tế tỉ lệ HS lớp 12 không đăng ký xét tuyển ĐH của trường năm nay tương đương năm ngoái. Trong đó, có một lớp 38 em nhưng chỉ có một em đăng ký xét tuyển.”
Ông Hân cũng cho biến nguyên do là bởi chất lượng học sinh đầu vào của các trường này không cao khiến cho việc đăng ký được vào các trường đại học chất lượng trở nên vô cùng khó khăn. Đồng thời, ngay từ đầu năm học, các em đã được các trường giáo dục để định hướng nghề nghiệp. Theo đó, nhiều học sinh chỉ thi để lấy bằng tốt nghiệp sau đó thì đi học nghề để có một công việc ổn định sau này.
13.000 học sinh ở Nghệ An không lựa chọn xét tuyển Đại Học
Theo một thống kê của Bộ Lao động Thương binh Xã hội số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 237 nghìn người với tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 4,51%. Chưa kể đến hàng trăm nghìn người có trình độ CĐ cũng rơi vào cảnh thất nghiệp sau bao năm nhọc nhằn đèn sách. Từ đó, không ít cử nhân đành chọn những công việc mà khi ngồi trên giảng đường họ chẳng bao giờ nghĩ tới...
Trên thực tế, “phổ cập” ĐH đã khiến bằng cử nhân không còn là của hiếm, không còn quá khó khăn đặc biệt là với các trường đại học không có tiếng tăm, do đó không tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh khi xin việc.
Sau thời kỳ bùng nổ đại học, các trường, ngành , hệ đào tạo được ồ ạt mở gây ra tình trạng lạm phát bằng cấp là hiện tượng vẫn đang tiếp diễn và bộc lộ hậu quả.
Với hiện trạng đó, xét tuyển vào đại học không còn là một con đường duy nhất hay được quá coi trọng với những học sinh cuối cấp.
Tỉ lệ HS ở Nghệ An đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ ngày càng giảm trong nhiều năm gần đây cũng xuất phát từ nỗi lo ngại của nhiều phụ huynh rằng con em mình học ĐH xong không tìm được việc làm hoặc phải làm trái ngành nghề như những gì thực tế đã diễn ra.
Như một hệ quả, nhiều học sinh có xu hướng chỉ thi để tốt nghiệp THPT sau đó sẽ đi học nghề.
Nhiều học sinh lựa chọn con đường học nghề để phù hợp với khả năng cũng như định hướng tương lai
Theo ý kiến của Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó ban Đào tạo, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM: Số lượng HS lựa chọn không xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ ngày càng tăng có một phần nguyên nhân từ công tác tư vấn phân luồng.
Để tránh trường hợp đổ xô xét tuyển đại học mà không có định hướng hoặc thiếu khả năng, nhiều trường THPT đã có sự phân luồng học sinh ngay từ đầu.
Hiện nay nhiều học sinh không còn suy nghĩ bằng mọi giá phải vào Đại Học, thay vào đó các em tự nhìn nhận năng lực và mong muốn của bản thân. Nhiều học sinh chỉ có lực học trung bình thì chỉ quyết định thi tốt nghiệp và chọn hướng đi thích hợp (chủ yếu học sinh chọn con đường học nghề).
Vì thế, khi nhìn ở một góc độ khác, việc học sinh không xét tuyển đại học với số lượng gia tăng chưa chắc đã là một điều đáng buồn mà thậm chí còn là một tín hiệu tích cực. Việc các em xác định được định hướng đúng với khả năng của mình không chỉ giúp bản thân có tương lai rõ ràng hơn mà còn giúp cho bằng cấp không bị bão hòa.
Khác với học sinh ở địa bàn Nghệ An, nhiều chuyên gia cho biết trong quá trình đi tư vấn ở các tỉnh, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nam bộ, Học sinh khá quan tâm đến việc học Cao đẳng. Lý do là nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ở trình độ này nhiều nên các trường có uy tín sẽ có cam kết 100% việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp. Hơn nữa, hệ đào tạo này có thời gian đào tạo ngắn, chỉ tầm 2,5 năm nên chi phí học tập của các em giảm khá nhiều. Thêm nữa, chính sách làm việc ở nước ngoài, như Nhật Bản đang thu hút các em đi theo hướng học CĐ và làm việc để tích lũy vốn cũng như kỹ năng và thái độ làm việc để khi về nước dễ dàng ứng tuyển vào các doanh nghiệp nước ngoài.
Nhìn chung, học sinh ở thời điểm hiện tại đã có thể định hướng tương lai của bản thân bằng cách nhìn nhận tình hình thực tế và khả năng của bản thân.
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.