Điểm mặt những tác phẩm văn học thường “ra đi ra lại” trong kỳ thi THPT quốc gia

 25/06/2019 10:24 |  2530 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  Phương Thảo

Đề thi văn tốt nghiệp THPT rơi vào tác phẩm văn học nào? Đó là thắc mắc của rất nhiều thí sinh khi mà chỉ còn một ngày nữa là các em sẽ chính thức tiến hành bài thi đầu tiên của kỳ thi THPT Quốc Gia 2019 - Môn ngữ Văn.

Môn thi Ngữ văn là môn duy nhất được thi dưới hình thức tự luận trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2019. Với lượng kiến thức phong phú trải dài trên nhiều tác phẩm, không phải thí sinh nào cũng có thể thuộc lòng tất cả bài thơ hay nội dung tất cả các tác phẩm văn xuôi.

Vì vậy mà đề thi của môn này luôn là một sự thắc mắc lớn cho thí sinh trước ngày thi.  Nhiều thí sinh không biết nên tập trung ôn vào tác phẩm nào vì đề thi có thể ra ở tất cả các bài thơ hoặc tác phẩm văn xuôi có trong chương trình Ngữ Văn lớp 12.

Dưới đây, nhà trường đã khảo sát 36 đề thi trong đó bao gồm các  các đề tốt nghiệp từ 2008 đến 2014, đề đại học hai khối C và D từ 2002 đến 2014, đề đại học hai khối C và D từ 2002 đến 2014 để có thể đưa ra những dạng triển khai câu hỏi của Bộ Giáo Dục trong đề thi môn Văn.

Vợ nhặt (được ra 9 lần)

Vợ nhặt là một tác phẩm văn học của nhà nhà văn Kim Lân có trong chương trình học kì II lớp 12.Theo tổng hợp, tác phẩm này đã được ra trong đề thi tổng cộng 9 lần, cụ thể như sau:

  • Lần gần đây nhất là năm 2016
  • Hỏi về Tình huống truyện (2 lần)
  • Hỏi về giá trị nhân đạo (2 lần)
  • Các vấn đề về tình người và lòng hy vọng vào cuộc sống
  • Bà cụ Tứ, Tràng, người vợ nhặt và cách kết thúc truyện đều được ra 1 lần

Do vậy, trong kỳ thi năm 2019, các sĩ tử không nên chủ quan mà bỏ qua tác phẩm này.

Vợ nhặt" là tác phẩm xuất hiện nhiều nhất trong đề thi văn

Chiếc thuyền ngoài xa (được ra 7 lần)

Đây là một tác phẩm của nhà văn  Nguyễn Minh Châu nằm trong chương trình ngữ Văn học kì II lớp 12 với nội dung khơi gợi nhiều sự hứng thú cho cả người ra đề lẫn người làm bài. Tác phẩm này đã xuất hiện tổng cộng 7 lần với các đề bài:

  • Tình huống truyện (2 lần),
  • Về người đàn bà hàng chài (3 lần),
  • Về nhân vật Phùng (1 lần)
  • Chi tiết tấm ảnh ở cuối truyện (1 lần)

Tác phẩm này đã xuất hiện trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 một lần, tuy nhiên không phải vì thế mà tác phẩm này không có có khả năng xuất hiện trong đề văn năm nay. Chính vì thế, mà thí sinh không nên bỏ ôn tác phẩm này.

Tác phẩm “Đất Nước” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (5 lần)

Đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm và bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường nằm trong chương trình học kì kì I lớp 12 đều xuất hiện 5 lần trong đề thi.

Đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã được ra vào đề thi năm 2017, các đoạn thơ đã xuất hiện trong đề thi:

  • Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu (2 lần)
  • Đất là nơi anh đến trường (2 lần)
  • Đất Nước là máu xương của mình (1 lần).

“Ai đã đặt tên dòng sông?” được ra đề với dạng:

  • Xoáy sâu vào vẻ đẹp của dòng sông Hương, cụ thể là đề cảm nhận chung về vẻ đẹp của sông Hương (2 lần)
  • Vẻ đẹp khi ở thượng nguồn (1 lần)
  • Vẻ đẹp trong hành trình từ thượng nguồn đến thành phố (2 lần).

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tràng giang và Người lái đò sông Đà (4 lần)

Bài thơ Tràng giang của Huy Cận (học kì II lớp 11) được ra gần nhất là năm 2012 trong tổng cộng 4 lần với nội dung:

  • Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại (1 lần)
  • cảm nhận đoạn thơ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp (1 lần)
  • Lớp lớp mây cao đùn núi bạc (2 lần)
  • Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu (1 lần)

Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (học kì II lớp 12) xuất hiện tập trung trong đề vào nhân vật Mị, cụ thể là:

  • Sức sống của tâm hồn Mị (1 lần)
  • Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân (1 lần)
  • Trong đêm cứu A Phủ (2 lần)

Lần ra gần nhất là năm 2013

Đề ra Người lái đò sông Đà hỏi về :

  • Hình tượng sông Đà (2 lần, câu hỏi nhỏ)
  • Sông Đà trữ tình (1 lần)
  • Vẻ đẹp của người lái đò (1 lần).

Lần ra gần nhất cũng là năm 2013.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TUYỂN SINH CHỈ CẦN TỐT NGHIỆP THPT

Thí sinh không nên bỏ sót bất kỳ tác phẩm văn học nàoThí sinh không nên bỏ sót bất kỳ tác phẩm văn học nào

Tây Tiến, Việt Bắc, Sóng và Chữ người tử tù, Hai đứa trẻ, Chí Phèo, Đây thôn Vĩ Dạ (3 lần)

Tây Tiến, Việt Bắc và Sóng – ba tác phẩm của học kì I lớp 12 đều xuất hiện trong đề thi văn 3 lần.

Tây Tiến của Quang Dũng  được ra mới đây nhất là năm 2013, các câu hỏi được hỏi về:

  • Sự cảm nhận đoạn thơ đầu tiên Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi (2 lần)
  • Vẻ đẹp của hình tượng người lính (1 lần)

Đề ra Việt Bắc của Tố Hữu yêu cầu:

  • Thí sinh trình bày về đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm (1 lần, câu hỏi nhỏ), đoạn thơ Nhớ gì như nhớ người yêu (1 lần)
  • Ta đi ta nhớ những ngày (1 lần)

Lần ra mới nhất là năm 2012.

Tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh lại được chú ý vào các vấn đề:

  • Hình tượng sóng (1 lần)
  • Đoạn thơ Dữ dội và dịu êm (1 lần)
  • Con sóng dưới lòng sâu (1 lần)

Bài thơ được ra đề gần nhất vào năm 2011.

“Chữ người tử tù” ra về:

  • Tình huống truyện (1 lần)
  • Nhân vật Huấn Cao (1 lần) và viên quản ngục (1 lần)

Tác phẩm này xuất hiện trong đề thi gần nhất là năm 2011.

Đề về “Hai đứa trẻ” yêu cầu:

  • Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người phố huyện lúc chiều tối (1 lần)
  • Chất trữ tình đượm buồn của bức tranh phố huyện và nhân vật Liên (1 lần)
  • Ấn tượng của Liên về Hà Nội (1 lần, câu hỏi nhỏ)

Đề thi Hai đứa trẻ gần nhất là năm 2013.

Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao lại được quan tâm về:

  • Tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở (1 lần)
  • Hình ảnh bát cháo hành (1 lần) và cách kết thúc truyện (1 lần)

Đề ra gần nhất là năm 2012.

  • Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được yêu cầu:
  • Nêu cảm nhận về đoạn thơ Gió theo lối gió mây đường mây (2 lần)
  • Sao anh không về chơi thôn Vĩ? (2 lần).

Đề ra gần đây nhất cũng là năm 2012.

Ngoài ra, những tác phẩm như là: Rừng xà nu, Đàn ghi ta của Lorca và Vội vàng, Tuyên ngôn Độc lập, Chiều tối, Vũ Như Tô và Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng là những tác phẩm được học sinh và người ra đề thi ưu ái.

Trên đây chỉ là tổng hợp mang tính tham khảo, những tác phẩm được nêu trong bài chỉ là phần nên chú ý chứ không là phần để học tủ. Thí sinh cần nắm chắc nội dung cơ bản của tất cả tác phẩm. Đừng nên loại trừ các tác phẩm đã rơi vào đề thi các năm gần đây vì đã có trường hợp một tác phẩm được ra trong vòng 2 năm liên tiếp. Thí sinh cũng nên chuẩn bị cho các dạng bài so sánh khi xuất hiện hai tác phẩm trong câu hỏi.

Với những thông tin đã cung cấp trên đây, chúng tôi hy vọng các thí sinh có thể rà soát lại các kiến thức văn học một cách tổng quát để có thể hoàn thành tốt bài thi ngữ Văn kỳ thi THPT Quốc gia ngày mai.

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.