Điểm lại những sự kiện giáo dục 2018 “chưa từng có”

 11/12/2018 16:12 |  1156 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  Ngọc Anh

Có thể nói năm 2018 là năm xảy ra những sự kiện giáo dục "chưa từng có": gian lận thi cử, vụ ồn ào về sách Giáo dục công nghệ lớp 1, bạo lực học đường thô bạo,…

Những sự kiện giáo dục nổi bật năm 2018

Gian lận thi cử siêu tinh vi ở nhiều địa phương

Có lẽ vụ các tỉnh “đi đêm” với nhau để nâng điểm xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2011 chưa nhằm nhò gì so với năm 2018 vừa qua. Khởi đầu từ Hà Giang, “phù thủy” đã “phù phép” điểm thi của hàng loạt thí sinh từ 0 – 2 điểm bỗng lên 9, 10 điểm và trở thành top những thí sinh có điểm số cao nhất cả nước, vượt qua cả những tỉnh thành vốn có truyền thống hiếu học từ trước đến nay như: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, TPHCM,…Sai phạm lại bị phát hiện ở các tỉnh vùng núi phía Bắc  khác : Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La.

sự kiện giáo dục nổi bật năm 2018

Vụ bê bối thi cử siêu tinh vi chưa từng có trong lịch sử

Chưa bao giờ, những thí sinh của các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình,…phủ kín danh sách của các trường quân đội và công an như năm nay. Trong số những thí sinh được nâng điểm, có người là con của cán bộ giáo dục còn có nữ sinh Thủ khoa là con gái “ngành” (bố, mẹ, anh trai đều làm việc trong ngành công an)…. Và có thể con số không chỉ dừng lại ở các tỉnh này.

Lần đầu tiên trong lịch sử, hàng loạt các cán bộ là những người làm quản lý các cấp từ sở, phòng giáo dục cho đến hiệu trưởng, hiệu phó các trường THPT phải đứng trước vành móng ngựa: bị bắt tạm giam, truy tố,…Oái ăm thay, kẻ sai phạm nay đã xác định được rõ ràng nhưng vẫn chưa có cách nào để lấy lại điểm gốc, trả lại công bằng cho tất cả thí sinh.

Bạo lực học đường ngày càng thô bạo

Bạo lực học đường là hiện tượng cũ nhưng xuất hiện nhiều biểu hiện mới với hành vi hết sức thô bạo. Dư luận khó thể nào quên được hình ảnh giáo viên tiểu học bắt học sinh quỳ gối ở Long An vào đầu tháng 1, đánh trẻ mầm non ở Nghệ An vào đầu tháng 3, bắt trẻ cấp 1 uống nước dẻ lau bảng ở Hải Phòng thì lại tiếp tục dậy sóng vì một loạt vụ mới xảy ra, cách ngày tôn vinh nghề giáo không bao lâu.

Cụ thể, vào ngày 23/11 cô giáo tiểu học ở Quảng Bình phạt tát nam sinh lớp sáu 231 cái tát đến nhập viện. Sự việc chưa lắng xuống lại ầm lên vụ cô giáo ở Hà Nội cho trẻ lớp 2 tát bạn. Chưa kể, hàng loạt cái bạt tay, tát vào má ở đâu đó đã xuất hiện trên mặt báo hoặc chưa bị phanh phui. >>> Nam sinh lớp 6 phải cấp cứu khẩn sau khi “ăn” đủ 231 cái tát.

sự kiện giáo dục nổi bật năm 2018

Đánh học sinh đến nhập viện rồi cầu xin gia đình giữ im lặng, báo chí đừng lên tiếng

Xen lẫn là những vụ học sinh “ra tay” với chính người dạy mình: Một bạn nam ở Bến Tre đã bóp cổ cô giáo trước mặt cả lớp cùng những lời lăng mạ khó chấp nhận; nam sinh Quảng Bình đâm thủng bụng thầy giáo. Mới đây, một phụ huynh ở Bạc Liêu còn “xông” vào trường học để chửi, quay clip đăng Facebook xúc phạm thầy giáo vì cái quần của con gái bị mất…

Sau hàng loạt vụ, cách xử lý thường là kỷ luật, khia trừ khỏi Đảng, cách chức, có những bị thì làm hòa qua lời xin lỗi. Các chuyên gia giáo dục cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. Có thể là do mặt trái khi chạy đua với thành tích, sâu xa chính là do hệ quả tiêu cực của nền giáo dục một chiều độc đoán. Nhiều trường cho rằng, bạo lực học đường còn biểu hiện ở việc ép học sinh học quá tải, quay cuồng với thi cử. Vì thế, không chỉ cần “xử lý nghiêm” như Bộ trưởng nói là cần truy về nguồn gốc của “căn bệnh thì mới chữa lành.

Công nhận sai chức danh giáo sư

Không thể nào tin được khi số ứng viên đạt tiêu chuẩn GS< PTS lên đến 1.226 người. Càng đáng nghi hơn có những cá nhân không hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu như bộ trưởng, thứ trưởng hay bí thư huyện ủy.

Rà soát lại có đến 41 hồ sơ chưa đạt, trong đó có Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, mặc dù trường hợp này đã trót lọt qua 3 vòng đầu. Rồi đến đầu tháng 5 lại xảy ra tranh luận không có hồi kết vụ đạo văn GS Ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn.

Lạm thu đầu năm

Lạm thu đầu năm cũng là chuyện cũ nhưng có nhiều điểm mới. Trong danh sách các khoản thu đầu năm, có hàng loạt khoản thu vô lý trá hình dưới hình thức “tự nguyện bắt buộc” khiến nhiều phụ huynh điêu đứng. Đặc biệt, dư luận càng phẫn nộ về cách hành xử của giáo viên. Tiêu biểu như vụ của một trường ở Hà Nội, hàng loạt phụ huynh đổ dồn về phía trước, nhảy lên cửa để mong được hiệu trưởng giải đáp nhưng vị này tìm cách né tránh.>>> Lạm thu đầu năm: Phụ huynh hỏi, hiệu trưởng không trả lời?

Vụ “tai tiếng” SGK lớp 1

Cũng trước thềm năm học mới, cách đánh vần “lạ” của giáo sư Hồ Ngọc Đại gây hiểu nhầm với cải cách chữ quốc ngữ của giáo sư Bùi Hiền. Mặc cho tác giả, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, mặc cho những thế hệ học trò được học chương trình sách giáo khoa này từ Trường Thực nghiệm lên tiếng bênh vực và cố giải thích, một số “anh hùng bàn phím” vẫn hùng hổ tuyên bố không cho con đến trường với những suy diễn méo mó như âm mưu phá hoại văn hoá Việt Nam, hay ý đồ thay đổi chữ viết....

Ngoài ra, câu chuyện độc quyền sách giáo khoa gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng, hàng trăm giáo viên “mất dạy” trong khi còn nhiều suất biên chế,… là những vấn đề còn hạn chế. Tuy nhiên, ngành giáo dục nước nhà cũng gặt hái được nhiều thành tích đáng tự hào. Năm 2018 cũng là năm mà nước ta có 2 trường ĐH lọt vào top 1000 các trường ĐH tốt nhất thế giới, 7 cơ sở lot vào top 500 khu vực châu Á và là năm đầu tiên thí sinh Việt Nam được xướng tên thí sinh có điểm thi cao nhất trong cuộc thi Olympic quốc tế môn Sinh học,…Tuy mục tiêu phát triển không phải để xếp hạng nhưng đó chính là động lực để các trường đổi mới, đầu tư, nâng cao chất lượng.

Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.