Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thi THPT quốc gia sẽ không phục vụ mục đích “ 2 in 1”

 15/08/2024 09:03 |  1686 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  Ngọc Anh

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định kỳ thi THPT quốc gia từ năm tới sẽ không để phục vụ 2 mục tiêu, đề thi sẽ bám sát chương trình phổ thông hơn đồng thời tổ chức thật chặt chẽ để các trường ĐH, CĐ căn cứ vào đó tuyển sinh đầu vào phù hợp với chất lượng của từng trường.

>>> 6 điểm mới trong kỳ thi THPT quốc gia 2019

>>> Đề xuất tách phiếu trắc nghiệm bài thi tổ hợp để tránh gian lận thi cử

>>> Đề xuất chấm thi THPT ma trận để tránh gian lận

Phiên họp được được tổ chức vào ngày 24/9 tại Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên.

Kỳ thi "2 chung" gây khó cho việc ra đề thi

Mở đầu phiên họp là báo cáo kết quả khảo sát tình hình thi cử năm 2018, khẳng định vai trò quan trọng của đề thi THPT quốc gia với phạm vi toàn quốc, đặc biệt là kết quả thi được sử dụng để vừa xét tốt nghiệp Trung học Phổ thông vừa để tuyển sinh Đại học, Cao đẳng.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng đánh giá về việc xây dựng đề thi của Bộ GD&ĐT trong những năm qua, vừa bám sát sách giáo khoa, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông vừa có sự phân hóa cao để phục vụ mục tiêu thứ hai: xét tuyển Cao đẳng, Đại học, tránh gây lãng phí.

Việc xác định 2 mục đích trong 1 kỳ thi THPT quốc gia gây ra nhiều khó khăn cho việc xây dựng đề thi. Cấu trúc đề thi bắt buộc phải có sự phân hóa, 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao không chỉ tạo áp lực lớn mà còn khiến những thí sinh không có nhu cầu học tiếp khó đạt điểm cao. Chưa kể, đề thi minh họa công bố muộn hơn những năm trước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức ôn thi của các trường phổ thông.

đổi mới thi THPT quốc gia 2019

Báo cáo chỉ ra những tồn đọng của kỳ thi THPT quốc gia 2018

Kỳ thi THPT quốc gia 2018 còn nhiều hạn chế  nhất là khâu ra đề thi chưa đảm bảo yêu cầu chuẩn hóa, đề thi quá khó, cấu trúc đề không dựa trên đề mẫu của các trường THPT gây khó khăn cho các em. Thi bằng hình thức trắc nghiệm cũng gây khó khăn cho học sinh. Trong một đề thi có nhiều câu hỏi không yêu cầu độ tư duy mà yêu cầu khả năng nhớ, vận dụng các kiến thức thuộc lòng một cách máy móc ở mức độ thấp. Việc chuyển đề thi từ tự luận sang trắc nghiệm gây phản ứng gay gắt, nhất là với môn toán. Còn đối với các môn còn lại, 1 buổi thi đến 3 môn, giữa hai môn thi chỉ được nghỉ 10 phút là điều “không tưởng” với học sinh. Vì vậy, cần có những cải tiến đáp ứng yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia là đánh giá trình độ, năng lực của học sinh phổ thông.

Đề thi sẽ không phục vụ cho 2 mục đích

Một số đại biểu Quốc hội phát biểu rằng nhiều cử tri đặt vấn đề tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia đã quá cao, trong những năm gần đây, tỷ lệ đạt gần như 100%. Một kỳ thi chưa tổ chức mà đã biết trước chắc chắn sẽ đỗ thì thi để làm gì, có cần thiết thi để xét tốt nghiệp luôn không? Nếu không muốn lãng phí thì tại sao không xét tốt nghiệp bằng quá trình học, chỉ tổ chức thi Đại học? Nếu tiếp tục giữ ổn định kỳ thi trong những năm tới thì cần cải cách theo hướng nào để gọn nhẹ mà vẫn tránh được những tiêu cực trong thi cử như kỳ thi THPT quốc gia năm 2018? Và tại sao đến thời điểm này, những sai phạm trong kỳ thi năm nay lại lắng xuống? Những ngày trước còn hô hào sẽ xử lý nghiêm, sẽ nỗ lực để đưa ra kết luận về số bài thi bị nâng điểm và trả lại điểm thực cho thí sinh nhưng đến nay bỗng “im hơi lặng tiếng”. Hay tất cả những hoạt động điều tra trên chỉ làm cho “đúng quy trình”, mặc cho công chúng mỏi mòn chờ đợi công bằng.

Ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết trước khi đưa ra quyết định, Bộ đã có nghiên cứu, tham khảo thực tiễn của các nước khác trên thế giới, rất nhiều quốc gia vẫn đang thực hiện, đặc biệt một số quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu như: Mỹ, Úc, Canada,…Chất lượng giáo dục phổ thông của nước ta vẫn đang được quốc tế tin tưởng. Kỳ thi ở đây còn là để kiểm tra nội dung, phương pháp, chất lượng giảng dạy ở phổ thông như thế nào để có biện pháp điều chỉnh chứ không chỉ để xét tốt nghiệp hay Đại học, Cao đẳng.

Thi THPT quốc gia bộ trưởng Nhạ nói gì

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình các ý kiến thắc mắc

Trả lời về thắc mắc tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học Phổ thông cao, đạt “ngưỡng”, ông Nhạ giải thích có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân dùng điểm học bạ lớp 12 kết hợp với điểm thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp cấp 3. Có thể nói điểm học bạ cấp 3 gần như chiếc phao cứu cánh để không còn thí sinh bị trượt tốt nghiệp. Tuy nhiên Bộ sẽ từng bước để tiến tới xét tốt nghiệp thông qua đánh giá quá trình học tập từ điểm học bạ để trả về bản chất, ý nghĩa vốn có của kỳ thi.

Cũng theo Bộ trưởng, điều quan trọng nữa là phải hoàn chỉnh đề thi, tăng cường chất lượng câu hỏi chuẩn hoám mức độ phải sát chuẩn kỹ năng của THPT, tăng cường chất lượng đề thi đồng thời tổ chức thi chặt chẽ. Trên cơ sở đó các trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả đó là tùy các trường.

Ông Nhạ mong muốn mức độ, yêu cầu đạt được phải gắn với THPT. “Điều này có nghĩa là làm thế nào để gắn sát với THPT nhưng tổ chức minh bạch, công khai, nghiêm minh, đúng thực chất, để các trường đại học, cao đẳng có thể có căn cứ vào kết quả đó và có thể dùng nhiều phương thức khác để tuyển sinh đầu vào chứ không chỉ có kết quả này là kênh tuyển sinh duy nhất", ông Nhạ giải thích.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh việc “kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2019 sẽ không phải để phục vụ cho 2 mục đích cùng lúc , mà phục vụ cho tốt nghiệp THPT”. Chúng ta cần lưu ý để việc ra đề phù hợp hơn, đề thi không phục vụ 2 mục tiêu mà để đánh giá học sinh THPT, xét tốt nghiệp là chính nhưng phải làm thật nghiêm túc để các trường ĐH, CĐ căn cứ vào kết quả đó tuyển sinh bằng nhiều hình thức khác.

"Nếu giao kỳ thi cho địa phương tổ chức thì càng làm trầm trọng thêm bệnh thành tích và tỷ lệ tốt nghiệp chắc chắn sẽ đạt 100%, có trượt thì một trường cũng chỉ trượt vài em. Chưa kể, các thí sinh sẽ có tâm lý không thi thì không học, giáo viên sẽ không dạy hoặc không đủ nhiệt để dạy. Vì vậy duy trì ổn định của kỳ thi THPT quốc gia là điều cần thiết, vấn đề là đổi mới trên tinh thần sát sao với mục tiêu của nó", ông Nhạ nói.

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.