Bật mí cách làm bài thi trắc nghiệm môn Tiếng Anh không bị mất điểm oan

 12/06/2019 14:27 |  1531 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  Phượng

Kỳ thi THPT Quốc gia đang đến gần, bên cạnh việc ôn luyện để nắm chắc ngữ pháp, từ vựng môn Tiếng Anh, các sĩ tử nên làm nhiều đề thi thử để quen với các dạng bài. Để không bị mất điểm oan khi làm bài thi, các thí sinh cần nắm các kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Tiếng Anh thật chắc.

Kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm môn Tiếng Anh

Phân chia thời gian làm bài hợp lý

Bài thi THPT Quốc gia môn Tiếng Anh tương đối dài (50 câu) trong khi thời gian làm bài khá ngắn (60 phút). Do đó, nếu không phân chia thời gian hợp lý, các thí sinh dễ bị rơi vào tình trạng không hoàn thành trọn vẹn bài thi.

Trước khi bắt tay vào giải đề, bạn hãy nhìn sơ qua một lượt để nhận diện câu dễ, câu khó và để phân biệt thứ tự làm bài. Để không bỏ lỡ câu hỏi nào và đạt điểm cao, các bạn nên chia bài thi thành 2 phần: 35 câu đầu (kiến thức nhớ - hiểu - vận dụng) và 15 cuối (kiến thức vận dụng - vận dụng cao) tương ứng với 50:50 phần trăm thời gian làm bài.

Các bạn chỉ nên dành 1,5 - 2 phút để làm mỗi câu. Bên cạnh đó, bạn nhớ phải luôn trừ 10 - 15 phút cuối dành cho những câu hỏi khó và cũng là để dò lại bài làm. Việc phân bổ thời gian sẽ giúp bạn không bị thiếu hụt thời gian và tập trung hơn vì đã nắm rõ thời gian cần dành ra làm bài rồi.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài gòn «««

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đọc kỹ câu hỏi

Trong bài thi Tiếng Anh có nhiều câu "bẫy", nếu không đọc kỹ đề, các thí sinh rất dễ mất điểm đáng tiếc.

Với những câu hỏi tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, các bạn phải thận trọng vì trong 4 đáp án, thường luôn có cả từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ gạch chân.

Với dạng bài hoàn thành câu, các bạn nên đọc kỹ các phương án vì có nhiều trường hợp đề chỉ thay đổi thứ tự một số từ, nhìn nhanh có thể bị sai.

Ví dụ: “Which of the following statements is NOT TRUE about calculators?”

Dù cụm “not true” đã được in hoa nhưng có nhiều bạn vẫn lướt qua mà chọn đáp án “true”, cộng với kiến thức không chắc thì rất có thể bạn sẽ mất điểm câu đó một cách đáng tiếc đấy.

Vì thế, hãy luyện tập cách đọc câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được ý cả câu. Bạn có thể dùng bút gạch chân những từ quan trọng trong đề, như vậy bạn sẽ tránh khỏi sai sót trong quá trình làm bài.

Gạch chân những từ khóa

Bạn hãy dùng bút chì gạch chân các từ khóa trong câu hỏi, trong bài đọc, có thể cả các câu trả lời nữa. Gạch chân các ý chính sẽ giúp bạn dò tìm thông tin trong bài đọc chính xác hơn, và cũng là để lúc soát lại bài cũng sẽ nhanh hơn. Hơn nữa gạch chân từ khóa là cách ghi nhớ câu hỏi dễ dàng mà không cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần gây mất thời gian.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Không bỏ bất kỳ câu hỏi nào

Mỗi câu đều có điểm, bỏ câu nào mất điểm câu đó mà chọn sai cũng không bị trừ điểm nào nên trước khi hết giờ, bạn phải chọn nhanh đáp án hợp lý nhất cho các câu chưa hoàn thành. Có trường hợp, thí sinh để lại sau đó làm nhưng đến khi hết giờ thì hoàn toàn quên mất có câu chưa trả lời. Điều này dễ khiến các bạn mất điểm một cách đáng tiếc.

Mẹo nhỏ các bạn có thể áp dụng là sau khi làm xong các em hãy đánh kí hiệu (+) vào những câu còn hơi hoài nghi và dấu (-) cạnh những câu còn đang rất phân vân. Trước khi nộp bài, các bạn xem lại theo thứ tự các câu (+) trước, (-) sau và những câu không có đánh dấu cuối cùng.

Tô trực tiếp vào giấy làm bài trắc nghiệm

Nhiều bạn có thói quen chọn đáp án hết vào đề rồi khi làm xong mới tô vào giấy làm bài trắc nghiệm. Nhưng thời gian không nhiều để có thể chép lại nhiều lần, nếu các em mất bình tĩnh hoặc nhìn nhầm thì sẽ rất dễ tô sai dẫn đến mất điểm oan. Khi tô, phải tô kín ô và đúng câu. Các em nên chuẩn bị bút chì 2B và một cục tẩy để dễ tô và dễ tẩy xóa.

Các mẹo để đưa ra đáp án nhanh

Với một số dạng câu hỏi đặc thù, bạn nên học mẹo để làm cho nhanh, tiết kiệm thời gian cho các phần khác.  

+ Bài đọc: Rèn kỹ năng đọc lướt (skimming) và đọc lấy thông tin (scanning). Hai kỹ năng này sẽ giúp học sinh hiểu được ý chính của bài một cách nhanh nhất. Phương pháp đúng là: đọc tiêu đề bài, đọc câu đầu và cuối mỗi đoạn, sau đó, đọc câu hỏi, gạch chân từ khóa (keyword) của câu hỏi, rồi quay lại đoạn văn để tìm gợi ý (clues).

+ Viết câu và viết lại câu: Học sinh phải dịch được câu chủ, tìm các đáp án sai để gạch bỏ. Khi chọn được đáp án, phải rà soát lại xem câu đó còn lỗi sai về ngữ pháp nào nữa hay không.

+ Điền từ: Cần chắc về ngữ pháp, giới từ và dạng từ.

+ Hội thoại (speaking – 2 câu): Cần tập trung vào các cách đặt câu hỏi và trả lời của các loại câu như yêu cầu, mời, sai bảo, ra lệnh, khen ngợi...

Tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.