Thời gian THPT quốc gia 2019 chỉ còn cách thí sinh 1 tuần nữa. Trong thời điểm nước rút quan trọng này, bạn cần làm gì để có sự chuẩn bị tốt cho kỳ thi?
Theo lịch thi THPT quốc gia năm 2019 mà Bộ Giáo Dục đã công bố thì vào ngày 24/6 thí sinh lớp 12 trên toàn quốc sẽ bắt đầu bước vào những ngày thi chính thức. Ở giai đoạn mà chỉ còn cách ngày thi 1 tuần, thí sinh không tránh khỏi cảm giác lo lắng, bồn chồn. Nhiều học sinh vẫn lao vào ôn luyện không kể ngày đêm, có bạn lại thảnh thơi nghỉ ngơi để lên tinh thần cho những ngày thi sắp tới. Vậy thí sinh nên làm gì trong những ngày này để có tinh thần thoải mái mà vẫn có thể ôn lại được kiến thức?
Bài viết dưới đây của trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ đưa ra lời khuyên cho thí sinh trong khoảng thời gian nhạy cảm này để các bạn có được sự tham khảo phù hợp nhất.
➤ TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TUYỂN SINH CHỈ CẦN TỐT NGHIỆP THPT
Những điều cần làm một tuần trước khi thi THPT quốc gia
1 tuần có thể là một khoảng thời gian không nhiều nhưng thí sinh hoàn toàn có thể phân chia thời gian để ôn luyện và tổng hợp kiến thức một cách hiệu quả.
Để tận dụng quỹ thời gian có hạn này, thí sinh cần phân bổ thời gian hợp lý để ôn luyện từng môn. Cụ thể, với các môn còn yếu hoặc cần sự đầu tư nhiều, bạn nên lên lịch để dành nhiều thời gian hơn. Với các môn đã nắm vững được khối lượng kiến thức thì chỉ cần lên lịch ôn luyện tổng hợp, rà soát để ghi nhớ lại một lần nữa. Sau khi đã sắp xếp một cách hợp lý, học sinh tiến hành vào thực hiện với sự tập trung 100% tránh xao nhãng, mất thời gian, tuyệt đối không được để đến ngày thi vẫn chưa ôn hết được tất cả các môn.
Ở thời điểm 1 tuần trước ngày thi, đa số thí sinh sẽ chỉ học ở nhà mà không còn đi đến các lớp học luyện thi. Vì vậy, các bạn nên rút ra những kiến thức mình còn thiếu còn yếu kém hoặc còn thiếu sót. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để rà soát, kiểm tra và bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu.
Với các thí sinh chỉ thi môn toán để xét tốt nghiệp mà không thi các môn tự nhiên khác, thì cần tập trung ôn luyện vào các kiến thức cơ bản, dễ ăn điểm chứ không nên ôm thêm lượng kiến thức khó nhằn gây loạn và ảnh hưởng đến việc ghi nhớ.
Với môn toán, thí sinh cần ôn luyện làm lại các dạng bài thường xuyên xuất hiện trong các đề thi từ đó có thể tự động ghi nhớ, nhận biết và có cách giải cho từng dạng bài. Điều này giúp đề phòng trường hợp vào phòng thi thí sinh không nhớ được dạng bài, gây ảnh hưởng đến tâm lý kéo theo khả năng làm bài và làm giảm số điểm mà bạn có thể đạt được
Các môn khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa lý, Giáo dục công dân là những môn có hệ thống kiến thức lớn yêu cầu khả năng ghi nhớ của học sinh. Vì vậy trong thời gian một tuần, thí sinh cần hệ thống lượng kiến thức từng môn bao gồm những phần trọng điểm, quan trọng cho tới kiến thức khó và chi tiết hơn.
Trong các môn khoa học xã hội, môn Văn là môn cần được chú trọng ôn luyện. Để tránh nhầm lẫn, thiếu sót, học sinh cần đọc lại các tác phẩm cũng như nắm các ý chính đến chi tiết nổi bật để có thể lấy được các dẫn chứng chính xác để lấy điểm trong bài thi. Phần nghị luận xã hội là cũng chiếm một số điểm tương đối, vì thế bạn cần dành ra thời gian mỗi ngày để cập nhật các tin tức xã hội, thời sự có thể xuất hiện trong bài thi.
Sức khỏe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả bài thi. Dù cho thí sinh có ôn luyện kỹ càng như thế nào, nhưng đến ngày thi lại ốm hay có các vấn đề về sức khỏe thì mọi công sức còn đổ xuống sông xuống bể. Vì vậy, trước thời gian thi, thí sinh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Theo lời khuyên của các chuyên gia, thí sinh cần bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng tăng cường trí nhớ, giúp tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả như: đậu nành, lòng đỏ trứng, bí đỏ…
Thí sinh cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trước ngày thi
Bên cạnh đó, thí sinh không nên ăn các loại thực phẩm lạ vào các ngày gần kề thời điểm thi để tránh tình trạng không thích ứng với đồ ăn, mắc các chứng bệnh đường ruột dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng cơ thể.
Các loại thực phẩm hay đồ uống cần tránh cũng bao gồm cà phê, nước tăng lực, bia, rượu. Những đồ uống này chứa chất kích thích làm cơ thể mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để có được tinh thần thoải mái không lo âu, căng thẳng trước khi thi, thí sinh cần có các phương pháp giải tỏa áp lực phù hợp. Trong các khoảng thời gian ôn luyện, bạn cần dành ra một thời gian nhỏ để thư giãn giữa giờ, không nên học liền tù tì một mạch. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thư giãn một cách nhẹ nhàng, tránh xem phim hành động, chơi game, đánh bài để không gây ảnh hưởng xấu đến não bộ.
Một yếu tố quan trọng khiến thí sinh giữ được tâm trạng thoải mái đó là giấc ngủ sâu. Việc ngủ đủ giấc sẽ tạo ra sự thoải mái, năng lượng cho ngày ôn thi tiếng sau. Trước khi ngủ, bạn cũng nên thư giãn bằng cách nghe nhạc, uống sữa, tắm nhưng tuyệt đối sử dụng các loại thuốc an thần hoặc thuốc ngủ để tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Nhiều thí sinh cho rằng, thức khuya học bài sẽ nhồi nhét được nhiều kiến thức hơn. Tuy nhiên, tình trạng này khi kéo dài lâu sẽ gây ức chế não bộ và khiến cơ thể bạn mệt mỏi, khó tiếp thu tốt được kiến thức hoặc thậm chí có thể quên luôn các kiến thức đã học trước đó. Những thí sinh thường xuyên thức khuya để học bài thường có biểu hiện của sự suy nhược.
Nhìn chung, ở giai đoạn trước khi thi một tuần, thí sinh chỉ nên ôn luyện ở mức tổng hợp, rà soát kiến thức và kết hợp nghỉ ngơi đan xen cũng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo được tinh thần thoải mái nhất.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.