Thói quen có hại nào dễ khiến mắc đột quỵ não, gây tử vong và tàn phế cao?

 30/11/-1 00:00 |  698 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  An Bình

Theo chuyên gia Hồi sức thần kinh, nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ não thường là bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, béo phì, lạm dụng thuốc lá, rượu...

Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Nội, Hồi sức thần kinh, BV Hữu nghị Việt Đức, có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ não nhưng đột quỵ thường gặp ở những người bị đái tháo đường, có nguy cơ gấp 4 lần so với người bình thường. Bên cạnh đó, người tăng huyết áp cũng có nguy cơ mắc đột quỵ gấp 3 lần so với người bình thường, bệnh tim mạch, gấp 6 lần; các loại bệnh lý khác như rối loạn mỡ máu, những người béo phì, ít vận động, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng rượu, chất gây nghiện như heroin, amphetamin cũng có nhiều nguy cơ hơn so với các đối tượng khác.

Trước đây, đột quỵ não thường xảy ra ở những người cao tuổi, nhưng ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ lại xảy ra ở những người trẻ tuổi. Tỷ lệ đột quỵ não ở người trẻ tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua. Đặc biệt đối với những người lạm dụng bia, rượu, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích và có thể trạng béo phì.

Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm, mặc dù đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế cao nhưng chúng ta có thể phòng ngừa được. Theo đó, để phòng bệnh đột quỵ não, người dân cần tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực, không lạm dụng bia rượu; không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích; chế độ ăn uống khoa học, hợp vệ sinh, cân đối các chất với nhiều rau xanh, hoa quả tươi, giảm muối, giảm mỡ; tập luyện thể dục hàng ngày, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài.

thoi-quen-co-hai-nao-de-khien-mac-dot-quy-nao-gay-tu-vong-va-tan-phe-caoNhóm nguy cơ cao bị đột quỵ não thường là bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, béo phì, lạm dụng thuốc lá, rượu... (ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, để hạn chế đột quỵ não người dân cần kiểm soát và điều trị tốt các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh lý tim mạch... bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm tra sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện và có sự điều chỉnh phù hợp.

Tuấn lưu ý, trong trường hợp không may xảy ra đột quỵ não, người dân cần lưu ý "thời gian vàng" là dưới 4,5 giờ sau khi bị đột quỵ để đưa bệnh nhân tới cơ sở y tin chuyên khóa điều trị kịp mới có được kết quả tốt.

Nguyên nhân gây đột quỵ não?

Tùy theo từng thể đột quỵ não mà nguyên nhân khác nhau, trong đó:

Thiếu máu cục bộ: Chiếm tỷ lệ phổ biến trong các trường hợp đột quỵ (80%). Bệnh thường gặp sau một cơn đau hoặc cục máu đông có thể hình thành trong các mạch máu của não, hoặc trong mạch máu dẫn đến não, hay trong các mạch máu ở những nơi khác của cơ thể đi đến não; những cục máu đông chặn lưu lượng máu đến các tế bào của não, dạng này chiếm tỉ lệ cao trên 80% các ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân chính do xơ vữa động mạch não, bệnh tim, tắc mạch do nguyên nhân khác.

Chảy máu não: Chiếm 15% các trường hợp bị đột quỵ. Nguyên nhân do tăng huyết áp hoặc vỡ phình mạch hoặc dị dạng mạch máu não gây xuất huyết dưới màng nhện, xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não, hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh, do rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.

Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân chính đó, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc đột quỵ như: yếu tố di truyền, stress căng thẳng, ăn mặn, nhiễm khuẩn, chế độ dinh dưỡng kém và thiếu luyện tập… Các nhà nghiên cứu còn phát hiện thêm 5 yếu tố khác là tiểu đường, dư thừa chất cồn, stress và trầm cảm, rối loạn tim và mỡ máu, họ nhận thấy chúng có thể giải thích cho 90% các trường hợp đột quỵ.

Triệu chứng của đột quỵ não phổ biến là:

  • Bất ngờ có cảm giác tê – mất cảm giác hoặc yếu liệt cơ mặt, tay hay chân, kèm theo cứng cổ, đặc biệt ở một bên của cơ thể.
  • Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân
  • Thị lực mất hoặc giảm ở một hoặc cả hai mắt
  • Tê cứng miệng lưỡi, người bệnh trở nên khó nói, nói ngọng, phải gắng sức mới phát âm được.
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.