Nếu bệnh viện công tự chủ, lương bác sĩ sẽ đạt mức trung bình 50 triệu đồng/tháng

 09/05/2019 08:21 |  2197 lượt xem |  Chuyên mục: Tin tức Y tế |  Phương Thảo

Các bệnh viện công sẽ được đưa vào tự chủ tài chính thậm chí còn được tự chủ cả chi đầu tư như một doanh nghiệp theo chủ chương của ngành y tế TP.HCM. Tuy rằng đây là một mô hình tích cực và có thể kéo theo thu nhập của các bác sĩ bệnh viện công lên mức 50 triệu một tháng, nhưng nhiều bệnh viện vẫn chưa tự tin và có phần dè dặt để thực hiện mô hình này.

Theo như chúng ta đã biết, Bệnh viện công lập là tổ chức do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và chịu trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật. Những cơ quan chức năng này có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán, qua đó thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn khám chữa bệnh.

Mức lương hiện tại của các bác sĩ ở bệnh viện công

Bệnh viện công là cơ sở y tế mà nhiều cử nhân ngành y dược lựa chọn làm nơi làm việc sau khi tốt nghiệp các hệ đào tạo y khoa. Tuy nhiên mức lương của các bác sĩ cũng như nhân viên y tế ở bệnh viện công được quy định theo mức lương của nhà nước.

Cũng giống như quy định về mức lương của các ngành nghề khác như: kỹ sư, giáo viên, công nhân viên chức; mức lương cơ bản của một bác sĩ ra trường với trình độ đại học nói chung là  1.150.000 đồng/tháng với hệ số 1 là 2,34. Theo đó, Bộ Nội Vụ quy định cứ 3 năm được tăng lương một lần lên 0,33 với hệ số hệ số 2 (2,67), rồi hệ số 3 (3,00) ... Tối đa có 9 bậc lương (hệ số 9 là 4,98).  Theo cách tính này một bác sĩ mới ra trường, phải qua một quá trình học việc hoặc thử việc, nếu may mắn được ký hợp đồng sẽ được hưởng 85% của hệ số lương 2,34 tức là 2,34 x 1.150.000 x 0,85 = 2.287.350 đồng, đó là chia tính nếu trừ bảo hiểm còn khoảng 2,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương của một bác sĩ mới ra trường tại bệnh viện công chỉ giao động ở mức 3 triệu đồngMức lương của một bác sĩ mới ra trường tại bệnh viện công chỉ giao động ở mức 3 triệu đồng

Nếu bác sĩ ở trình độ thạc sĩ thì có mức lương khởi đầu ở bậc 2, và trình độ tiến sĩ thì lương khởi điểm là bậc 3.

Nếu bác sĩ được công nhận là bác sĩ chính hoặc giảng viên chính thì sẽ nhận mức lương ở bậc 1 là 4,40 và cứ 3 năm tăng một bậc thêm hệ số 0,34 cho tới tối đa là bậc 8 (hệ số 6,78).

Với các Bác sĩ cao cấp, Giảng viên cao cấp, Giáo sư được công nhận tương đương Giảng viên cao cấp (tương đương Chuyên viên cao cấp) thì mức lương bậc 1 là 6,20 và cứ 3 năm tăng thêm một bậc là 0,36 cho tới tối đa là bậc 6 (hệ số là 8,00).

Với cách quy định lương của bác sĩ như trên, có rất nhiều trường hợp bác sĩ làm việc gần 20 mươi năm ở vị trí quản lý khoa nhưng chỉ có mức thu nhập chỉ ở khoảng 10 triệu đồng.

Mức lương này được đánh giá là khá thấp so với công việc có tính chất nặng nhọc như là nghề bác sĩ. Chưa kể đến, muốn trở thành một bác sĩ thì yêu cầu quá trình học tối thiểu là 6 năm và trong quá trình làm việc thì cần phải luôn trao dồi kiến thức và tay nghề.

Các chuyên gia của bạn tư vấn các trường Cao Đẳng Dược TPHCM nhận định rằng: hiện nay nhiều bác sĩ đã lựa chọn chuyển tự bệnh viện công sang bệnh viện tư để có mức thu nhập cao hơn.

Vì thế chủ trương đưa bệnh viện công vào tự chủ của ngành y tế TP.HCM là hoàn toàn có cơ sở và hợp lý.

Chủ trương đưa bệnh viện công vào tự chủ

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Duy Thuận, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế y tế và Quản trị bệnh viện TP.HCM cho biết các bệnh viện công đã có những điều kiện trang thiết bị sẵn có chỉ cần quyết định của lãnh đạo là có thể tự chủ được tài chính và cả tự chủ trong chi đầu tư như một doanh nghiệp. Tuy nhiên điểm yếu lớn nhất hiện nay của các bệnh viện là giám đốc không có quyền tự quyết. Các bệnh viện công có thể thực hiện tốt chủ trương này nếu như có quy định và hướng dẫn cụ thể về quyền tự quyết của lãnh đạo.

Trên thực tế, 7 bệnh viện công đang thực hiện tự chủ tài chính trên địa bàn TP.HCM  thực hiện trả lương cho bác sĩ 50 đến 100 triệu đồng mỗi tháng và thu về tài khoản của bệnh viện hàng trăm đến hàng tỷ đồng.

Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế y tế và Quản trị bệnh viện TP.HCM còn khẳng định thêm, những bệnh viện này có đủ sức để chi trả đầu tư thậm chí có thể xây dựng thêm một bệnh viện mới.

https://caodangduoctphcm.org.vn/tin-tuc-y-te/luong-bac-si-dat-50-trieu-dong-neu-tu-chu-c24833.htmlNếu các bệnh viện công được đưa vào tự chủ, lương của bác sĩ sẽ được tăng trung bình ở mức 50 triệu

Cơ sở để đưa bệnh viện công vào tự chủ

Lượng bệnh nhân ở các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM rất đông, ngay cả những bệnh viện tư không có lượng bệnh nhân nhiều như các bệnh viện kể trên nhưng vẫn đủ khả năng chi trả và đầu tư. Vì vậy, việc tự chủ ở các bệnh viện công có số lượng bệnh nhân đông là hoàn toàn có thể.

Việc tự chủ không khó khăn về mô hình nhưng vấn đề nằm ở sự mong muốn đưa bệnh viện công vào tự chủ của các lãnh đạo.

Các bệnh viện công ở TP.HCM hay ở các trung tâm khác đều có trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ tốt nhất vì vậy lượng bệnh nhân thăm khám từ các tỉnh là rất nhiều và theo một cách tất yếu các bệnh viện công này trở thành trung tâm cung cấp các dịch vụ y tế.

Theo đánh giá, sẽ không có bất kỳ bệnh viện nào lỗ khi thực hiện tự chủ vì Tp. HCM có lượng dân lên tới 20 triệu người chưa kể là lượng người thăm khám từ các tỉnh lân cận.

Dù đang gặp nhiều khúc mắc và khó khăn, nhưng chủ trương đưa các bệnh viện công vào tự chủ sẽ hứa hẹn tăng được mức lương cho các bác sĩ kéo theo việc nâng cao chất lượng thăm khám cho người bệnh.

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.