Mặc dù “càng đấu tranh thì tội danh càng nặng” nhưng nếu được chọn lại, bị cáo Hoàng Công Lương vẫn chọn đấu tranh đến cùng. Anh muốn được trở lại làm bác sĩ vì đó là giấc mơ, là công lao của bao năm đèn sách gian nan, là kỳ vọng của người thân nhưng nếu bị buộc tội và phải đi tù, anh mong không còn ai phải chịu chung số phận, hy vọng Bộ Giáo dục và Bộ Y tế sẽ thay đổi sau phiên tòa này.
BS Lương tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ 4
Phiên tòa sơ thẩm lần thứ 4 về vụ án chạy thận làm 9 người chết ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình vào hồi tháng 5/2017 đang đi vào những ngày cuối với phần tranh luận nảy lửa, phần tự bào chữa của các bị cáo.
Có lẽ dư luận quan tâm, động viên, ủng hộ, theo dõi nhiều nhất chính là BS Hoàng Công Lương. Tuy nhiên, người ta không khỏi bất ngờ và nghẹn ngào khi Lương không chọn cách bào chữa mà chỉ muốn nói lên những nguyện vọng cuối cùng của mình.
Trả lời phỏng vấn với phóng viên báo Điện tử Tri Thức Trẻ, BS cho biết lý do Người không chọn cách bào chữa cho bản thân là vì đến giờ phút này anh đã làm tất cả các công việc của mình bằng sự nỗ lực về thể chất, trí tuệ, lòng yêu mến và làm tất cả những việc cần làm hay có thể làm với tư cách bị cáo.
Anh chỉ trăn trở một điều duy nhất là không thể cứu chữa được 9 bệnh nhân ngày hôm mình trực đó. Nỗi đau của người ở lại làm bác sĩ điều trị cả đời luôn day dứt. Anh chỉ biết nói lên lời cảm ơn: cảm ơn gia đình, cảm ơn luật sư bào chữa, cảm ơn các bác sĩ điều trị tâm lý, cảm ơn gia đình nạn nhân, cảm ơn những người đã luôn theo dõi, ủng hộ, động viên và sát cánh trong suốt thời gian đằng đẵng vừa qua. “Không có họ thì tôi không thể chống chọi với khó khăn này trong suốt gần 2 năm qua” – BS Lương nói.
Chính vì vậy, dù có quyền bào chữa nhưng anh không muốn tranh luận gì nữa chỉ muốn nói “Nếu tôi có tội và phải đi tù, thì hy vọng sau phiên tòa này, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục sẽ phải thay đổi trong việc đào tạo, trang bị kiến thức cho sinh viên các thế hệ sau. Để, nếu là có ai đó trở thành một bác sĩ chuyên về lọc ma’.u như tôi thì phải bắt buộc biết về chất lượng nước, cách kiểm tra chất lượng nước, về quy trình sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống nước RO và cả quy trình kiểm soát chất lượng nước RO dùng trong lọc ma’.u – đó là thứ tôi không hề được dạy” .
Ngoài ra, anh hy vọng sau sự cố hy hữu trong ngành Y này, sẽ có luật Y tế làm khung hành lang pháp lý vững chắc để những BS vừa có căn cứ để thực hiện nhiệm vụ của mình vừa để bảo vệ họ khi cần. Có như vậy họ mới yên tâm làm nhiệm vụ chữa bệnh cứu người được. Hoàng Công Lương tỏ ra ngạc nhiên khi bị bắt, hy vọng không còn ai phải rơi vào tình cảnh như mình.
Mong muốn có hành lang pháp lý chặt chẽ để BS yên tâm làm nhiệm vụ
Điều đặc biệt đối với bị cáo Lương đó là “càng đấu tranh thì tội danh càng nặng”. Đây là nỗi đau anh từng đặt câu hỏi với luật sư (LS) của mình, lúc đó LS bào chữa chỉ biết an ủi anh hãy tin vào công lý.
Cụ thể tại phiên tòa lần thứ nhất, Lương bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và VKS đề nghị mức án treo. Trong khi LS đã chứng minh được những tài liệu, chứng cứ buộc tội là giả để gán vị trí, trách nhiệm mà bản thân anh chưa được giao bao giờ. Lúc đó anh vui sướng vì nghĩ mình sẽ được tòa tuyên vô tội. Thế nhưng tia hy vọng vừa le lói lên đã bị vùi dập bởi chủ tọa đề nghị tạm hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung. Lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba... rồi lần thứ 4 tội càng nặng, mức án phạt càng cao hơn.
Từ một người rất tự tin mỗi khi đến tòa, Hoàng Công Lương hoàn toàn sụp đổ, hoảng loạn, sốc tâm lý và phải nằm viện điều trị trong thời gian dài. Khi ấy, những bác sĩ điều trị tâm lý cho tôi, cũng là đồng nghiệp của tôi trong ngành Y đã nói với tôi rằng: “Để có thể khỏi bệnh, cậu không có cách nào khác là phải đối mặt với vấn đề của chính mình – chính là đối mặt với phiên tòa này, đối mặt với cáo buộc từ VKS…”.
Anh đã cố gắng nghe theo lời khuyên đó và tham dự đầy đủ phiên tòa dù tinh thần bị đày đọa như thế nào. Anh cố gắng dặn lòng mình phải giữ niềm tin như ban đầu mà đó cũng chính là lựa chọn duy nhất của bản thân, không có cách nào khác. Chưa lúc nào như lúc này, anh khát khao cháy bỏng mong phiên tòa kết thúc càng sớm càng tốt vì ngày nào phiên tòa càng kéo dài thì ngày đó sức ép về tâm lý đối với anh càng nặng nề. Thương nạn nhân, thương bản thân rồi nghĩ về người vợ hiền thảo cùng những đứa con thơ bé và cả người thân của anh nữa, họ sẽ ra sao nếu công lý không thuộc về anh. BS Lương cũng chia sẻ, sau giờ làm việc tại tòa, anh trở về nhà ăn bữa cơm cùng gia đình. Mọi người không còn ai muốn nhắc nhở về những gì đã xảy ra trong buổi sáng hay buổi chiều, chỉ biết an ủi để anh không nghĩ quẩn.
Dù vậy, nếu được chọn lại, BS Lương vẫn đấu tranh đến cùng cho dù kết quả như thế nào; nếu có tội và phải đi tù, anh chỉ mong Bộ Y tế và Bộ Giáo dục thay đổi để không BS nào phải chịu chung số phận như vậy nữa. Đó là hãy trang bị đầy đủ kiến thức cho sinh viên ngành Y để sau này nếu có trở thành BS điều trị thì phải biết chắc chắn chất lượng nguồn nước như thế nào, cách kiểm tra cũng như quy trình sửa chữa, bảo dưỡng,...những thứ giá như trước đây BS Lương cũng được dạy.
Nguồn tin: Soha
Nguồn tổng hợp: Báo mới
>>> Tiến sĩ Y khoa ĐH Mỹ chứng minh BS Lương vô tội
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.