Nếu như trước đây các bác sĩ Việt Nam phải cắp sách sang nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm thì hiện nay có tới hàng trăm bác sĩ ngoại quốc lành nghề đã xách cặp đến Việt Nam để được đào tạo, về ngành thụ tinh trong ống nghiệm, tim mạch và nội soi.
Bác sĩ Phan Hoàng Hiệp (thứ tư từ trái qua), trưởng khoa kỹ thuật cao Bệnh viện Nội tiết trung ương, trong chuyến phẫu thuật, chuyển giao công nghệ cho 110 bác sĩ Bangladesh -
Nội soi, tim mạch, thụ tinh trong ống nghiệm là những ngành rất phát triển ở Việt Nam, trở thành trung tâm y khoa của Đông Nam Á, có “chỗ đứng” cao trên bản đồ y khoa của thế giới. Vì vậy nơi đây thu hút nhiều chuyên gia y tế của các nước đến để được truyền thụ kiến thức, kỹ năng hành nghề.
Việt Nam vô cùng tự hào khi có PGSTS Trần Ngọc Lương, hiện giám đốc của bệnh viện Nội tiết Trung Ương Hà Nội, người đầu tiên trên thế giới mổ nội soi tuyến giáp từ nách và ngực thành công cách đây khoảng 10 năm, nay bắt đầu nhận những học viên là những giáo sư tiến sĩ, bác sĩ người ngoại quốc. Số lượng đồng nghiệp nước ngoài đến học theo "phương pháp Dr Lương" ngày càng nhiều. Ai về nước cũng áp dụng có hiệu quả và gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến bác sĩ Việt.
Ở vài thập kỷ trước, sự phát triển của nền y học Việt Nam còn nhiều hạn chế về mọi mặt. Chúng ta chỉ phẫu thuật được khâu ống động mạch, mổ tim kín hẹp van hai lá cho nên tỷ lệ người mắc bệnh tim tử vong cao. Trăn trở về tình hình đó, Cố giáo sư bác sĩ Dương Quang Trung, nguyên giám đốc sở y tế thành phố Hồ Chí Minh đã tìm cách để liên hệ với giáo sư người Pháp Alabino Carpentier - cha đẻ của quả tim nhân tạo Carmat và những chiếc van tim sinh học. Ban đầu năm mươi bác sĩ được cử qua Pháp theo chương trình “dây chuyền hy vọng” để tiếp cận với những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong mổ tim hiện đại.
Phó Giáo sư Tiến sĩ bác sĩ Đỗ Quang Tuấn, giám đốc Viện Tim thành phố Hồ Chí ,một trong những người được cử đi du học hồi đó kể lại rằng “ấy quả thực là một hành trình mà các bác sĩ, các phẫu thuật viên gây mê hồi sức nội tim mạch, thậm chí cả điều dưỡng đều phải kiên nhẫn học hỏi. Ở những ca mổ đầu tiên buộc phải có các chuyên gia Pháp ở bên cạnh nhưng dần dần đội ngũ y sĩ của Việt Nam hoàn toàn làm chủ được ca phẫu thuật khó nhất liên quan đến sửa tim hai lá hay thông tim can thiệp.
Bác sĩ Huân chia sẻ: Về can thiệp tim mạch chúng ta đã làm tất cả các kĩ thuật của tất cả các khâu từ chẩn đoán tim thai, trẻ sơ sinh cho đến trưởng thành. Kỷ lục nhất ở viện tim là nong tim thành công cho một cụ ông gần 100 tuổi.
Các bác sĩ nước ngoài được bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM hướng dẫn kỹ thuật nội soi
Một lãnh đạo bệnh viện Tim cho rằng nhược điểm của các nước Đông Nam Á nói chung là khó nắm bắt được tình hình của bệnh nhân sau khi phẫu thuật tim. Nếu như thay van tim nhân tạo, bệnh nhân phải uống thuốc kháng đông cả đời đặc biệt sẽ rất nguy hiểm ít dù ít hay quá liều.
“Sửa tim hay lá thành công sẽ giúp người bệnh không cần phải uống thuốc kháng đông, việc họ quay trở lại bệnh viện hay không cũng không cần thiết lắm. Phương pháp này giống như một chiếc phao cứu cánh cho sinh mệnh con người ở khu vực Đông Nam Á, nơi mà tỷ lệ bệnh nhân bị tim hậu thấp rất cao.
Khoảng 12 năm trở lại đây, từ việc xuất ngoại để mở mang kiến thức, viện Tim trở thành nơi đào tạo phẫu thuật viên tim mạch trong nước cũng như quốc tế. Không qua Pháp, nhiều bác sĩ nước ngoài chọn đến Việt Nam để học nghề. Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 300 bác sĩ từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc Trung Quốc, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Đức, Siri Lanka, Ý, Bangladesh, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaixia, Philippines, Campuchia, Lào, Morocco, Sennegal,...
Bác sĩ Huân cũng cho biết: "Số lượng bác sĩ nước ngoài đăng ký học rất nhiều nhưng chúng tôi hạn chế, mỗi khóa chỉ đào tạo từ 6 - 8 người để đảm bảo tính hiệu quả. Ngoài việc được quan sát trực tiếp dạy mổ trên tim heo, một tuần các bác sĩ được tiếp cận với khoảng 9 ca mổ tim phức tạp. Có bao nhiêu kiến thức chúng tôi mong muốn chia sẻ hết để các bác sĩ nước ngoài có thể lĩnh hội cứu người bệnh ở nước của họ".
Tiếng tăm cứ thế lan xa, không chỉ trong nước mà các nước khác, kể cả các nước ở châu Mỹ, châu Âu cũng thường xuyên mời chuyên gia Việt Nam trực tiếp sang nước họ để giảng dạy, trực tiếp mổ thị phạm, làm chủ tọa của rất nhiều hội thảo quốc tế về kỹ thuật sửa van tim, thông tim can thiệp. "Khi được các nước tiên tiến về y khoa mời sang chủ tọa hội nghị hoặc để mổ tim cho họ xem đó không chỉ là vinh dự của riêng tôi, mà đó còn là niềm tự hào của dân tộc".
Không đủ "cơ" để đầu tư những con robot phẫu thuật nội soi tuyến giáp như ở các nước giàu có, bác sĩ Lương sáng tạo cách phẫu thuật của riêng mình, theo đúng kiểu "made in Vietnam" giúp giảm thiểu thấp nhất chi phí cho người bệnh, mang lại hiệu quả cao.
Năm 2003, đánh dấu một cột mốc lịch sử khi ông thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tuyến giáp đầu tiên. Và kỹ thuật này ngày nay được chuyển giao cho nhiều học viên là các giáo sư, bác sĩ ở Saudi Arabia, Indonesia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan, Thái Lan, Úc, Singapore, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha...
"Về kỹ thuật, cách phẫu thuật của mình đơn giản, dụng cụ là thiết bị nội soi ổ bụng thông thường nhưng hiệu quả rất rõ, bệnh nhân không có vết sẹo dài ở cổ, đảm bảo về thẩm mỹ, có lẽ vì thế các bạn đồng nghiệp đến học đông" - bác sĩ Lương chia sẻ. Đến nay đã có khoảng 300 bác sĩ nước ngoài đến học phương pháp phẫu thuật nội soi tuyến giáp của "Dr Lương", 1/3 trong số đó là các giáo sư, phần lớn đều là bác sĩ lành nghề.
PGS.TS.BS Đỗ Quang Huân - giám đốc Viện Tim TP.HCM (thứ tư từ trái qua) - và êkip bác sĩ nước ngoài bên bệnh nhi được phẫu thuật mổ tim
"Phương pháp Dr Lương" "hot" thế giới là thế, nhưng chi phí học lại rất rẻ so với chi phí đào tạo ở nước ngoài. Các khóa học thường được phân ra 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, tùy theo học viên lựa chọn. Không chỉ học viên nước ngoài đến Việt Nam học, với danh tiếng của mình, bác sĩ Lương thường xuyên được mời đi giảng và mổ thị phạm ở nhiều nước trên thế giới.
"Tháng 5 này sẽ có buổi phẫu thuật thị phạm tại Ấn Độ, tháng 6 là chuyến đi giảng và mổ thị phạm cho các bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ... Tôi coi đó là những chuyến đi "gieo chữ", cũng như trước đây tôi từng được hỗ trợ để đi học phẫu thuật ở Pháp" - bác sĩ Lương chia sẻ.
Còn với PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc - giám đốc Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, hành trình để đưa ngành nội soi Việt Nam lên đỉnh cao mang đến cho ông nhiều cảm xúc tự hào. Từ những năm đầu thập niên 1990 Việt Nam còn phải mời các chuyên gia từ Singapore sang tập huấn mổ nội soi, nay các bác sĩ Việt hoàn toàn làm chủ được kỹ thuật và trở thành "lò" đào tạo cho các bác sĩ đến từ nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Sở dĩ có sự "đổi chiều" này, bác sĩ Bắc cho rằng ngành nội soi Việt Nam có sự tiến bộ vượt bậc nhờ các ca mổ mang dấu ấn ở các bệnh lý vô cùng phức tạp như mổ tụy, gan, tim, não, sỏi thận, u thận, ung thư tuyến tiền liệt, bàng quang.
Đó còn là các ca phẫu thuật u nang ống mật chủ, hội chứng phình đại tràng bẩm sinh (hirschsprung) và thoát vị cơ hoành... của GS Nguyễn Thanh Liêm - nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương.
Từ năm 2003, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM là đơn vị đầu tiên cả nước dám đầu tư cho ra đời Trung tâm huấn luyện phẫu thuật nội soi với hệ thống nội soi mô phỏng trị giá 200.000 USD và là một trong hai nơi ở châu Á có trung tâm mổ "xác tươi" cho các bác sĩ thực hành. Đến nay, trung tâm đã giảng dạy cho hơn 1.600 phẫu thuật viên trong nước và hơn 700 phẫu thuật viên nước ngoài.
Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM là một trong nhiều đơn vị ứng dụng mổ nội soi trong phụ khoa, bác sĩ CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi - phó giám đốc - cho biết khoảng 10 năm trở lại đây đơn vị đón nhận làn sóng bác sĩ nước ngoài như Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia, Myanmar, Philippines... tới học nghề.
Để được học, các bác sĩ này phải đáp ứng quy chuẩn nghiêm ngặt, đó là phải xuất trình hộ chiếu, thư giới thiệu và bắt buộc phải có giấy chứng nhận căn bản về phẫu thuật nội soi. Chi phí học khá rẻ, chỉ từ 800 - 1.000 USD với khóa học 6 - 8 tuần.
"Phương pháp của chúng tôi là cầm tay chỉ việc thông qua quan sát trực tiếp trong phòng mổ, buồng bệnh. Các kỹ thuật được đào tạo từ căn bản đến chuyên sâu như kỹ thuật vào bụng căn bản, thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng, bóc nhân xơ, cắt tử cung... Và chỉ khoảng 3 tháng họ có thể mổ nội soi giải quyết được một số bệnh lý thai ngoài tử cung hoặc u nang buồng trứng" - bác sĩ Mỹ Nhi nói.
Theo bác sĩ Mỹ Nhi, không chỉ đào tạo ở Việt Nam, vừa rồi bệnh viện còn cử bác sĩ qua Indonesia để chuyển giao phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung và u nang lạc nội mạc tử cung.
Nguồn tin: Báo điện tử Tuổi trẻ
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.