Rau xanh là nhóm thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể nhưng nếu chế biến không đúng cách nó sẽ tác dụng ngược hại, gây ra những bệnh tật nguy hiểm.
Nhiều món ăn ngon bổ dưỡng được chế biến từ các loại rau xanh. hững món ăn này luôn có mặt trong bữa cơm của mỗi nhà. Tuy nhiên không phải ai cũng biến cách chế biến cho đúng để đảm bảo dinh dưỡng. Bác sĩ đến từ Trường Cao đẳng Y HCM chỉ ra cách lựa chọn và chế biến rau như sau.
Ngày nay, rau củ thường bị tiêm các hóa chất độc hại hoặc các chất bảo quản gây ngộ độc, ung thư. Khi rửa qua loa thì chỉ may mới loại bỏ được lớp bụi bẩn ở bên ngoài. Ăn vào dễ bị tiêu chảy, buồn nôn, thậm chí là cấp cứu ở bệnh viện. Tệ hại hơn nếu không được đào thải thì nó sẽ tích tụ lại dần rồi gây bệnh. Các nhà khoa học chứng minh cơ chế tác động của chúng như sau: ban đầu khi các chất độc vào cơ thể thì chúng sẽ ngủ đông sau đó ngấm vào máu rồi khiến quá trình trao đổi chất, năng lượng của cơ thể bị trì trệ.
rau xanh cần được rửa, ngâm kĩ để loại bỏ chất bẩn, chất độc hại
Vì thế chúng ta cần lưu ý rửa rau thật sạch, ngâm nước muối thật kĩ, hoặc có thể sục bằng bình ô zôn để loại bỏ tối đa các tạp chất có hại. Ngay cả những lúc dùng rau hữu cơ vẫn nên áp dụng cách này, ít nhất là ngâm thêm khoảng 15 phút sau khi rửa.
Dẫu biết rằng chất dinh dưỡng trong rau sẽ bị giảm khi chế biến nhưng theo khoa học thì rau củ nấu chín sẽ hấp thụ tốt hơn là rau sống. Ví dụ như trường Đại học Cornell Mỹ chỉ ra hàm lượng lycopene và chất chống oxy hóa trong cà chua sẽ tăng lên khi được nấu chín. Bởi vì nhiệt độ làm mềm tế bào thực vật nên việc hấp thụ dưỡng chất của cơ thể dễ dàng hơn. Mặt khác, trong rau sống chứa nhiều sán và kí sinh trùng, nếu ăn nhiều và ăn thường xuyên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh giun sán. Vì thế, ăn chín uống sôi là nguyên tắc phải khắc ghi để bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.
Có lẽ hầu hết mọi người đều thích mùi vị của các đồ nướng nhưng nếu rau củ mà nướng trên bếp thì sẽ bị mất chất. Chưa kể, khi bị cháy đen là khi bị biến thành chất có hại benzopyrene – chất gây ung thư phổi, chất này cũng được phát hiện trong khói thuốc.
Không chỉ nướng trên bếp than mà ngay cả khi xào nấu ở nhiệt độ quá cao cũng khiến các chất chống oxy hóa trong rau bị biến đổi gây hại cho sức khỏe.
Rất nhiều người nghĩ rằng rau chỉ chứa chất xơ, vitamin,... Thế nhưng một số loại rau có nhiều tinh bột, ví dụ như khoai lang, khoai môn, khoai tây, củ sen, hạt dẻ,...tuy lượng calo thấp nhưng hàm lượng tinh bột cao hơn nhiều so với loại rau củ khác. Vì thế khi ăn những loại rau này thì cần giảm lượng thức ăn nếu không sẽ gây thừa calo và béo phì. Còn những loại rau khác như cà chua, bắp cải, dưa chuột, bí xanh,...có lượng nước nhiều và ít calo nên có thể ăn nhiều hơn.
Một số loại rau như rau chân vịt hay rau dền chứa nhiều axit oxalic nên cần chần qua nước trước khi nấu để làm loãng vì loại axit này nếu đi vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra khiến việc hấp thụ canxi, kẽm từng, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Cụ thể những loại rau có hàm lượng axit oxalic lớn đó là tỏi tây, rau chân vịt,…Tuy nhiên nếu chúng được nhúng qua nước sôi thì các chất độc hại đó có thể giảm đến 70%.
Nên chần rau trước khi nấu để loại bỏ axit oxalic
Một số loại rau có chứa nhiều Natri, ví dụ như thì là, cần tây,… Khi nấu lên thì không nên cho nhiều muối, thậm chí có thể không cho. Những bệnh nhân bị thận hoặc tăng huyết áp cũng không nên dùng.
Còn những loại rau ít Natri hơn như bắp cải, cải thảo hay rau chân vịt thì có thể dùng một ít muối. Những rau xad lách, súp lơ, diếp cá, cải xanh,…có lượng Natri thấp nên có thể nêm muối như bình thường.
Nhiều người Việt có thói quen lười ăn rau, làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh nan giải như ung thư. Tuy nhiên, một số lại muốn bổ sung dưỡng chất từ rau xanh bằng đường uống thay vì văn. Cứ ngỡ cách này cũng tốt nhưng hóa ra khi ép rau củ thì dinh dưỡng trong đó không được bảo toàn. Vì thế, hãy sửa đổi thói quen này nếu bạn đang gặp tình trạng tương tự trên.
Trước giờ chúng ta vẫn được khuyên nên ăn rau luộc thay vì rau xào. Cũng tốt nhưng có lẽ chỉ phù hợp với những người đang có nhu cầu giảm cân. Theo các chuyên gia Y tế Mỹ thì việc không kết hợp chất béo trong quá trình chế biến rau là điều sai lầm. Thực tế, cho một chút mỡ hay dầu vào rau, củ, quả sẽ có lợi cho tim mạch đồng thời đẩy nhanh quá trình hấp thụ hưỡng chất của cơ thể, và…kích thích ngon miệng.
Trên đây là một số sai lầm thường gặp trong quá trình chế biến rau củ mà nhiều người mắc phải. Hãy thay đổi nếu bạn đang mắc bất kỳ lỗi nào kể trên để rau xanh phát huy hết công dụng vốn có của nó.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.