Lần đầu tiên ở Mỹ, các bác sĩ đã hồi sinh thành công trái tim người đã chết, cứu sống hàng nghìn người chờ được ghép tạng.
Theo Daily Mail, vào ngày 2 tháng 12 vừa qua, lần đầu tiên tại Mỹ, các bác sĩ phẫu thuật Đại học Duke đã có thể hồi sinh một trái tim đã ngừng đập để ghép cho những người cần ghép trái tim mới. Được biết, kì diệu là ở thời điểm lấy tạng, máu của người hiến đã hoàn toàn ngừng chảy trong cơ thể họ.
Cụ thể, các bác sĩ đã sử dụng một kỹ thuật mới để giúp tim đập trở lại một lần nữa bằng cách nhanh chóng kết nối nó với một loạt các ống cung cấp cho nó cơ học máu, oxy và chất điện giải ngay sau khi phẫu thuật lấy tim. Bởi thế mà trái tim nuôi dưỡng một lần nữa, cơ tim được "hồi sinh", có những nhịp đập trở lại.Đây có thể được xem là đột phá y học ở không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới, bởi thông thường, một trái tim dùng cho hiến tạng phải được lấy từ một người đã chết não nhưng tim vẫn đập, các mô không bị chết quá nhanh. Theo thống kê cho biết, tim người được ghép lần đầu tiên năm 1967 ở Nam Phi.
Các bác sĩ tại Mỹ hồi sinh được trái tim người chết, mở ra đột phá y học trong ghép tạng
Đến năm 1968, các bác sĩ Đại học Stanford đã tiến hành ca ghép tim đầu tiên ở Mỹ. Tính đến 2018, hơn 3.400 ca ghép tim đã được thực hiện trên khắp nước Mỹ.Kỹ thuật "hồi sinh" tim này được gọi là Warm perfusion (truyền ấm), lần đầu tiên được áp dụng tại Bệnh viện Hoàng gia Papworth ở Anh vào năm 2015 đã thực hiện để ghép tim người. Từ đó, bệnh viện này trở thành trung tâm chính của các quốc gia về cấy ghép tim, với con số đáng nể lên tới 75 ca phẫu thuật tim “chết” thành công cho người ghép tạng.
Đến nay tại Mỹ, tiến sĩ Jacob Schroder, một trong những bác sĩ phẫu thuật của Đại học Duke hi vọng thành công của ca ghép tạng lần này sẽ mở rộng số người được hiến tạng tim trên đất Mỹ. Trong y học hiện nay, ghép tim đã trở nên khá phổ biến ở Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung. Tuy nhiên tình trạng thiếu các nội tạng như tim, gan, phổi, thận… luôn luôn xảy ra trong các bệnh viện.
Trước đây, khi những người hiến tạng qua đời, các cơ quan có thể sử dụng được để ghép tạng cũng gần như hạn hẹp bởi một số cơ quan đã ngừng hoạt động hoặc trong tình trạng không đủ tốt. Hàng năm, những người chờ ghép tạng tại Mỹ lên tới 100.000 người và có ít nhất khoảng 20 ca tử vong mỗi ngày trong lúc chờ được phẫu thuật cấy ghép.
Không những vậy, tại Mỹ chỉ có khoảng 45% người đăng ký hiến tạng, con số đã ít nhưng không phải ai cũng đáp ứng đủ điều kiện hiến. Ngoài các tiêu chí về mặt sức khỏe, thời gian đóng vai trò quan trọng trong cấy ghép. Vì vậy, các bác sĩ phẫu thuật chỉ có thể lấy trái tim khi người hiến tạng được tuyên bố đã chết não nhưng các cơ quan quan trọng khác vẫn còn hoạt động. Từ nhiều ca phẫu thuật cho thấy, trái tim tốt nhất nên ghép ngay sau khi đưa ra khỏi cơ thể từ 4 tới 6 giờ.
Phẫu thuật cấy ghép tim vốn là một quá trình vô cùng khó khăn và nguy hiểm và việc hiến tặng tim thường xảy ra trong trường hợp một người đã chết não nhưng tim vẫn còn đập. Thế nhưng trường hợp này, bộ phận hiến tặng được chuyển đến từ một người hiến xác trong tình trạng tim và phổi đã ngừng hoạt động.
Nhóm phẫu thuật do bác sĩ Stenphen Large đứng đầu tại Bệnh viện Tim Phổi Papworth đã dành hơn một thập kỷ nghiên cứu về kỹ thuật ghép tim này trước khi thực hiện thành công ca phẫu thuật nói trên đầu tháng Ba này. Bệnh nhân được thay tim là Huseyin Ulucan, 60 tuổi, ở thủ đô London. Ông Ulucan bị một cơn đau tim vào năm 2008 và trước khi được phẫu thuật, ông gần như không thể đi lại. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân Ulucan chỉ mất 4 ngày ở phòng hậu phẫu và sức khỏe hồi phục rất tích cực. Các bác sĩ cho biết hiện bệnh nhân đã có thể tự mình đến tái khám ở bệnh viện và chất lượng sống đang được cải thiện rõ rệt.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.