Siết chặt đầu vào khiến nhiều trường thiếu người học phải “xóa ngành”

 30/11/-1 00:00 |  716 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  An Bình

Đây là lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với khối ngành Y Dược vì thế đã khiến nhiều trường rơi vào tình trạng thiếu người học trong mùa tuyển sinh năm 2019.

Siết chặt đầu vào khối ngành Y Dược năm 2019

Trong năm 2019 lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo sức khỏe. Đây là ngành có cấp chứng chỉ hành nghề vì thế điểm sàn các ngành:

  • Ngành Y khoa và Răng hàm mặt là 21 điểm
  • Y học cổ truyền 20 điểm
  • Dược học: 20 điểm.
  • Các ngành Y học dự phòng, Hộ sinh, Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng điểm sàn là 18 điểm.

Theo Bộ GD&ĐT, cũng giống như khối ngành đào tạo Sư phạm, khối ngành Y – Dược có đặc thù riêng, phải giữ điểm sàn để đảm bảo chất lượng đầu vào, tránh vơ bèo vạt tép, lấy điểm đầu vào quá thấp, khó đảm bảo chất lượng đào tạo của ngành học.

siet-chat-dau-vao-khien-nhieu-truong-thieu-nguoi-hoc-phai-xoa-nganhSiết chặt đầu vào khiến nhiều trường thiếu người học phải “xóa ngành”

Trong năm 2018 không ít ngành học như ngành Điều dưỡng, Kỹ thuật Y Sinh của một số trường Đại học thí sinh chỉ cần 4 điểm/ môn cũng đỗ. Vì thế, chất lượng đầu vào quá thấp sẽ khiến dư luận đtặ ra những lo ngại về đầu ra của nguồn nhân lực này. Bởi việc quy định điểm sàn năm 2019 tất cả các thí sinh có điểm thi dưới 18 điểm sẽ không có cơ hội vào trường y . Còn tình trạng thí sinh chỉ đạt 4 hay 5 điểm/môn cũng đủ đỗ trường y đã chính thức bị dẹp bỏ.

Việc siết chặt đầu vào trong năm nay đồng nghĩa với việc các trường sẽ khó khăn nguồn tuyển. Bởi đã lấy điểm chuẩn ở mức thấp nhất là bằng điểm sàn của Bộ đưa ra song hàng loạt các trường đang phải thông báo xét tuyển bổ sung với hàng ngàn chỉ tiêu so với các ngành học khác. Đối với các trường Đại học đồng loạt đưa ra thông báo xét tuyển đợt 2 như vậy gây bất ngờ trong ngành giáo dục. Bởi lâu nay các ngành này luôn là sự cạnh tranh gay gắt của nhiều thí sinh.

Mới đây, Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung 50 chỉ tiêu ngành Điều dưỡng (đào tạo 4 năm) trực tiếp đến hết ngày 28-8. Trường Đại Học Điều dưỡng Nam Định tuyển bổ sung hơn 250 chỉ tiêu với 4 ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Dinh dưỡng và Y tế công cộng với mức điểm dao động từ 17 đến 18 điểm. Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 26-8 đến 6-9.

Còn Trường Đại học Y khoa Vinh (Nghệ An) tuyển bổ sung 225 chỉ tiêu cho hai ngành hệ ĐH là Y học dự phòng và Điều dưỡng, hai ngành hệ CĐ là Điều dưỡng và Dược học. Điểm nhận hồ sơ là tổng điểm ba môn Toán, Lý, Hóa và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng. Thí sinh có cùng mức điểm thì thứ tự ưu tiên sẽ được xem xét là điểm môn Sinh, Hóa. Thời gian nhận hồ sơ đến ngày 30-8.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển sinh bổ sung 39 ngành đào tạo bằng 2 phương thức là xét điểm thi THPT quốc gia và xét kết quả học bạ. Trong đó, 7 ngành thuộc khối sức khỏe là Y khoa, Y dược Dự phòng, Dược học, Điều dưỡng, Kỹ thuật Y sinh, Vật lý Y khoa và Kỹ thuật Xét nghiệm Y học có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cao nhất, dao động từ 15 đến 23 điểm…

Chính vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng với việc đặt điểm sàn có thể sẽ gây khó khăn trong công tác tuyển sinh đối với những trường nhóm dưới. Nhưng đây là một việc làm rất cần thiết để có thể nâng cao chất lượng đầu vào từ đó nâng cao được chất lượng đào tạo cũng như chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nhóm ngành này. Bởi nhóm ngành sức khỏe sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực ngành y tế góp phần chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho người dân.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.