Cần phải quy định rõ các khoản tiền học phí cần đóng đầu năm học 2019 - 2020

 15/08/2024 09:11 |  1187 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  An Bình

Năm học 2019- 2020 hiện nay tại Hà Nội một số cấp học mức học phí sẽ tăng. Ngoài tiền học phí thì học sinh sẽ phải đóng thêm một số khoản tiền như: bảo hiểm y tế, tiền phục vụ bán trú, tiền học thêm...

Tăng học phí một số cấp học

Trong năm học mới Hà Nội sẽ tăng mức học phí đối với các cấp học mầm non không bao gồm mầm non 5 tuổi, THPT, Giáo dục thường xuyên cấp THPT. Đối với khu vực thành thị, mức thu học phí là 217.000 đồng/tháng, khu vực nông thôn là 95.000 đồng/tháng, khu vực miền núi là 24.000 đồng/tháng.

Đối với cấp học mầm non 5 tuổi, THCS, Giáo dục thường xuyên cấp THCS mức thu học phí năm học 2019-2020 giữ nguyên như năm học trước, với mức thu học phí khu vực thành thị vẫn là 155.000 đồng/tháng. Khu vực nông thôn là 75.000 đồng/tháng và khu vực miền núi là 19.000 đồng/tháng.

Ngoài học phí, theo quyết định 51/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội, học sinh các trường công lập tại Hà Nội sẽ phải đóng góp những khoản tiền ngoài học phí như: Tiền phục vụ bán trú, tiền học 2 buổi/ngày, tiền bảo hiểm y tế, tiền học phẩm... Đối với mức thu tiền ăn của cấp mầm non, tiểu học, THCS thì theo thỏa thuận của phụ huynh với nhà trường. Đối với tiền chăm sóc bán trú tối đa 150.000 đồng/học sinh/tháng.

can-phai-quy-dinh-ro-cac-khoan-tien-hoc-phi-can-dong-nam-hoc-2019-2020Các khoản thu của học sinh Hà Nội đầu năm học đã được quy định cụ thể, trường nào sai phạm, Hiệu trưởng sẽ bị xử lý nghiêm.

Tiền trang thiết bị phục vụ bán trú tối đa 150.000 đồng/học sinh/năm đối với học sinh mầm non, 100.000 đồng/học sinh/năm đối với học sinh tiểu học và THCS. Theo đó, số tiền này sẽ được chi dành cho bữa ăn của học sinh tại trường, bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ công tác bán trú; trang bị cơ sở vật chất như giường, chiếu, chăn, khăn mặt, bát, đĩa, xoong, nồi, bếp gas…

Tiền học 2 buổi/ngày: Mức thu với học sinh tiểu học tối đa 100.000 đồng/học sinh/ tháng. Với học sinh THCS: Tối đa 150.000 đồng/học sinh/tháng. Các khoản tiền này sẽ dùng để bồi dưỡng giáo viên trực tiếp tham gia dạy 2 buổi/ngày đồng thời bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và phúc lợi tập thể, mua sắm văn phòng phẩm, đồ dùng học tập, điện, nước, vệ sinh…

Riêng đối với khoản tiền quần áo đồng phục hay phù hiệu thường có nhiều phản ánh thu chi hàng năm qua tại 1 số trường. Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các phụ huynh học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng như quy định của Bộ. Đối với tiền quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu được thu trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất giữa phụ huynh và nhà trường.

Phát sinh lạm thu, sẽ xử lý nghiêm

Để có thể chấm dứt được tình trạng lạm thu trong công văn đã hướng dẫn các công tác tăng cường quản lý thu chi năm học 2019 – 2020 mới được ban hành. Cụ thể Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý về 7 khoản tiền Ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu, gồm:

  • Bảo vệ cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh nhà trường
  • Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh
  • Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường
  • Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
  • Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
  • Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Trước đây là học sinh các trường công lập tại Hà Nội đã phải đóng thêm khoản đóng góp tự nguyện để có thể sữa chữa nhỏ hoặc dùng để mua sắm các trang thiết bị của nhà trường. Từ năm 2018 Hà Nội đã ban hành Quyết định 04/2018/QĐ-UBND yêu cầu cấm thu các khoản đóng góp này.

Để chấm dứt tình trạng lạm thu, thành phố hiện nay cũng đã ra Công văn 3464/UBND-KGVX, trong đó tuyệt đối cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định. Nếu như trường nào để xảy ra tình trạng lạm thu, hiệu trưởng sẽ bị xử lý nghiêm.

Ông Lê Ngọc Quang, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng: “Tình trạng lạm thu xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, phụ huynh, học sinh có nhu cầu học tập cao. Nhà trường triển khai để đáp ứng nhu cầu đó nhưng không nghiên cứu văn bản hoặc lạm dụng chương trình dạy tùy tiện dẫn đến việc thu chi không đúng quy định. Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin sở này sẽ xử lý nghiêm, không loại trừ bất kỳ trường hợp sai phạm nào.”

can-phai-quy-dinh-ro-cac-khoan-tien-hoc-phi-can-dong-nam-hoc-2019-2020Thành phố yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm tuyệt đối trong các bữa ăn bán trú cho học sinh.

Năm học 2018 - 2019, công tác y tế trường học trên địa bàn Thành phố đạt được nhiều kết quả tích cực:

  • Các đơn vị trường học triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe và tổ chức khám sức khỏe theo chuyên khoa cho học sinh, các hoạt động chăm sóc mắt học đường, nha học đường được đẩy mạnh, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe được tăng cường, đặc biệt hoạt động vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học và các cơ sở giáo dục được đảm bảo (không xảy ra dịch bệnh lớn và ngộ độc thực phẩm trong trường học…).

Nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo vệ cũng như chăm sóc sức khỏe cho học sinh sẽ góp phần vào sự nghiệp chăm sóc cũng như bảo vệ sức khỏe nhân dân thủ đô. Tại Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 21/8/2019, UBND Thành phố chỉ đạo:

  • Các cấp, ngành, đơn vị tiếp tục thực hiện các kế hoạch, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế trường học
  • Đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu; khám sức khỏe theo chuyên khoa cho học sinh, sơ cấp cứu ban đầu, nha học đường, phòng chống các bệnh về mắt, gù vẹo cột sống
  • Củng cố, nhân rộng mô hình điểm về phòng chống các bệnh mắt, nha học đường
  • Đẩy mạnh phòng chống tai nạn thương tích (ngã cao, đuối nước, giao thông, cháy nổ…), xây dựng môi trường học đường an toàn cho học sinh
  • Thực hiện tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vitamin a, cải thiện tình trạng dinh dưỡng học sinh…
  • Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các trường học theo chuẩn
  • Các hoạt động điều tra, đánh giá về công tác y tế học đường
  • Tăng cường kiểm tra đảm bảo ATTP trong bếp ăn bán trú, căng tin, cơ sở cung cấp suất ăn, nước uống cho học sinh, các hàng, quán bán thực phẩm khu vực xung quanh trường học.
  • Tổ chức các bữa án bán trú cho học sinh đảm bảo dinh dưỡng, ATTP.
  • Từng bước triển khai áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng tại các trường tiểu học bán trú, chương trình Sữa học đường nâng cao tầm vóc trẻ mẫu giáo, tiểu học.
  • UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, đảm bảo 100%:
  • Trường học và các cơ sở giáo dục có phòng y tế riêng
  • Có cán bộ y tế trình độ từ y sĩ trung cấp trở lên
  • Trường mầm non, phổ thông kiểm tra sức khỏe theo chuyên khoa cho học sinh, các trường hợp mắc bệnh thông báo cho gia đình phối hợp chuyển tuyến điều trị
  • Trường học đảm bảo vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước ăn uống, sinh hoạt cho học sinh, giáo viên
  • có nhà vệ sinh đảm bảo 100% các quận, huyện, thị xã triển khai mô hình điểm về truyền thông nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong trường họa
  • 100% trường THCS, THPT truyền thông giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên phòng chống HIV/AIDS cho học sinh. Không để xảy ra dịch bệnh lớn, ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.