Chỉ còn 7 tháng nữa là kỳ thi THPT quốc gia 2019 chính thức diễn ra nhưng đến thời điểm này thí sinh và phụ huynh đều hoang mang về mục tiêu, cách thức tổ chức của kỳ thi sắp tới ra sao.
>>> Thi THPT quốc gia 2019: chấm chéo vẫn rất lo gian lận
Lý do khiến dư luận băn khoăn là bởi vì hai lần phát biểu trước đó của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đều không thống nhất. Lúc thì nói kỳ thi không phục vụ mục tiêu “2 trong 1”, lúc thì nói ngược lại. Đến tận bây giờ vẫn phải chờ đợi thì quả là một khó khăn không nhỏ cho học sinh và giáo viên. Lẽ ra vấn đề này phải rõ ràng ngay từ đầu để những người trong cuộc hình dung và có kế hoạch, hướng đi phù hợp. Họ chỉ biết chờ đợi, đáng sợ hơn là không biết chờ đến bao giờ?
Cụ thể, vào ngày 25/9, tại buổi giải trình của Ủy ban Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã lên tiếng: "Kỳ thi THPT quốc gia 2019 KHÔNG ĐỂ phục vụ mục tiêu “2 trong 1” (vừa để công nhận tốt nghiệp vừa để xét tuyển ĐH, Cao đẳng) mà chủ yếu để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông”. Ngay sau đó, thông tin này được chia sẻ rộng rãi đến mọi người. Hầu hết mọi người đều hiểu bản chất kỳ thi quay về như cách đây mấy năm.
TS Vũ Thế Quân - hiệu trưởng trường THPT Đông Đô, Hà Nội: giáo viên chịu nhiều áp lực từ cán bộ quản lý và luật ngành
Thế nhưng, trong những ngày đầu của kỳ họp thứ 6, quốc hội thứ XIV đang diễn ra, cụ thể vào ngày 26/10 Bộ trưởng lại phát biểu khác: "Kỳ thi THPT quốc gia 2019 thực hiện để xét tốt nghiệp THPT và làm cơ sở để tuyển sinh vào trường đại học, cao đẳng". Câu nói này mang hàm ý là kì thi vừa để xét tuyển đại học, cao đẳng vừa để công nhận tốt nghiệp như 3 năm trở lại đây (2015 – 2018).
Nếu mục đích của kì thi không rõ ràng thì cấu trúc đề thi liệu sẽ như thế nào? Theo luật định thì đề thi THPT quốc gia chia làm 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao. Còn nội dung năm 2018 gồm chương trình 11 và 12, năm 2017 thì chỉ có chương trình học lớp 12 còn năm 2019 dự kiến sẽ bao gồm cả phần lớp 10,11,12.
Ở một diễn biến khác, không ít người tỏ ra thấu hiểu với nỗi khó nhọc ôn thi của thí sinh khi đặt câu hỏi: Không hiểu sao Bộ lại phát biểu như thế? Tại sao không có câu trả lời thống nhất? Tại sao lại quy định khắt khe với học sinh như vậy? Nếu đúng năm 2019 phải thi cả chương trình 10,11,12 thì học sinh làm sao ôn nổi. Trong khi chúng ta đang thực hiện cải cách nền giáo dục nước nhà theo hướng giảm tải những phần thừa thãi trong sách giáo khoa để giảm áp lực cho thí sinh.
Bao nhiêu thứ phải “đổ” vào đầu cùng một lúc chỉ để dành giật từng con điểm vô hồn rồi lại trả về cho thầy? Liệu sau những tháng ngày vất vả nhọc nhằn đó, học sinh có tiến bộ lên được chút nào không? Thiết nghĩ khó có thể, có chăng chỉ học thuộc vẹt hoặc bằng cách này hay cách khác để làm sao có được tấm bằng gọi là công 12 năm đèn sách. Sâu xa hơn, đó chẳng phải là nguyên nhân dẫn đến những vụ tiêu cực, siêu gian lận trong thi cử hay sao? Thực tế, có không ít học sinh bị trầm cảm, thậm chí là tìm đến cái chết vì quá mệt mỏi với chuyện bài vở.
Tha thiết giảm tải chương trình học, thi cử
Đã có nhiều giáo viên bậc Trung học Phổ thông và Đại học nhiều lần lên tiếng về điều này. Liệu Bộ GD&ĐT có thấu? Trước đó, một giáo viên dạy Văn ở một trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội đề xuất giới hạn đề thi nói chung, không chỉ riêng môn Văn. Giáo viên này cho rằng chỉ nên học gì thi nấy chứ không phải là thi gì bắt học nấy. >>> Xem thêm: Thay đổi cấu trúc và giới hạn kiến thức môn Văn trong đề thi THPT quốc gia 2019?
Đồng quan điểm, thầy Đào Tuần Đạt - Hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh, giảng viên Trường Đại học Bác Khoa Hà Nội cũng bày tỏ quan điểm: Năm 2019, đề thi có kiến thức cả 3 năm cấp 3 thì độ khó sẽ đến cỡ nào? Năm ngoái mới chỉ lớp 11, 12 mà bao nhiêu giáo sư cũng không làm được đề thi đúng trong thời gian quy định. Từ những phân tích đó, ông Đạt có đề xuất kỳ thi chỉ nên để xét tốt nghiệp còn thi ĐH nên theo cụm. Theo đó các trường sẽ nhóm lại thành một cụm do một trường đứng đầu. Ví dụ như khối Y Dược thì đứng đầu là Đại học Y Hà Nội, khối báo chí thì đứng đầu là Học viện báo chí tuyên truyền,… Trường nào kém chất lượng sẽ không dám vào nhóm vì sợ đề thi khó, không tuyển đủ chỉ tiêu buộc phải hạ điểm làm mất thể diện. Cách này vừa tránh hiện tượng “vơ vét” thí sinh kém chất lượng vừa khắc phục được tình trạng học sinh đổ dồn về trường ĐH để ôn thi như trước đây, quyền tự chủ của các trường vẫn được đảm bảo.
Bên cạnh đó, vị Hiệu trưởng cũng bày tỏ sự lo lắng khi đến thời điểm này, học sinh và giáo viên THPT ở khắp nơi trên cả nước chỉ biết chờ đợi và ôn tập những điều cơ bản vì dự đề thi sẽ dễ để xét tốt nghiệp. Tất cả đều không có phương hướng khi chưa biết tuyển sinh đại học năm nay sẽ như thế nào?
Nguồn: caodangduoctphcm.org.vn
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.