Vụ “thỏa thuận” giữa 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để nâng điểm cho thí sinh khi tổ chức chấm chéo xảy ra vào năm 2011 đã khiến dư luận xã hội xôn xao về chủ trương chấm chéo thi THPT quốc gia 2019 sắp tới.
>>> Các bước giúp thí sinh chọn ngành, chọn trường chính xác
>>> Ép học thêm, chửi, đánh HS sẽ bị phạt từ 10 – 30 triệu đồng
Đổi mới kỳ thi THPT quốc gia theo hình thức nào mới hiệu quả
Quyết định tổ chức chấm chéo thi THPT quốc gia 2019 của Bộ GD&ĐT để hạn chế việc các tỉnh “bắt tay nhau” nâng điểm liệu có khả thi? Các chuyên gia giáo dục cho rằng, không có gì đảm bảo sẽ không tiêu cực khi chấm chéo.
Nếu để cho các địa phương tự chấm thì dễ xảy ra tiêu cực, nhất là vụ gian lận thi cử nghiêm trọng trong năm vừa qua. Bởi dễ dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích, tỉnh nào cũng muốn con em mình đỗ đạt vào những trường ĐH hàng đầu. Nhưng nếu để địa phương này chấm chéo cho địa phương khác thì cũng khó tránh khỏi gian lận. Bằng chứng là vụ 11 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long “hợp sức làm đẹp” điểm cho học sinh khi tổ chức chấm chéo trước đó vào năm 2011. Vì vậy, chủ trương này đặt ra nhiều điều lo ngại, nhất là đối với đại diện các trường Đại học – luôn mong muốn tuyển chọn đầu vào chất lượng cao.
Việc chấm chéo mà vẫn giao cho các địa phương thì cũng đã từng làm và gặp nhiều sự cố đáng tiếc. Tất nhiên, thời điểm này chúng ta đã ứng dụng công nghệ thông tin vào thi cử. Mọi khâu trong quá trình tổ chức thi cử đều có sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại, việc kiểm tra giám sát đạt hiệu quả hơn. Nhưng sẽ có những hình thức gian lận siêu tinh vi, khó lường trước. Nếu giao cho các địa phương chấm thì nên đổi mới theo hình thức nào để đảm bảo?
Sau khi phân tích tình hình, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT cho rằng để giải quyết vẫn đề này nhất định không được để cho các địa phương biết mình chấm bài thi của tỉnh thành nào. Toàn bộ bài thi do Bộ quản lý, sẽ được tách dọc phách và được giao về cho địa phương. Vị tiến sĩ này chỉ rõ “chấm chéo hiểu nôm na là tỉnh A chấm cho tỉnh B, như vậy các tỉnh vẫn có thể chạy đua thành tích bằng cách “đi đêm” với nhau để “phù phép” điểm thi. Muốn kỳ thi diễn ra khách quan, công bằng, Bộ cần siết chặt mọi khâu nhất là giảm sát, quản lý coi thi, chấm thi hiệu quả”.
Làm sao để chống gian lận trong thi cử?
Bởi kết quả thi còn được sử dụng làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh đầu vào. Do đó vấn đề này được nhiều cán bộ tuyển sinh quan tâm, cùng tìm giải pháp thích hợp. Theo họ, dù tổ chức chấm thi theo hình thức nào thì cũng nên có sự tham gia của đại diện các trường đại học. Bởi lẽ, ngoài Bộ thì chỉ có những cơ sở đào tạo mới không có quyền lợi gì từ điểm thi, từ đó có thể ngăn ngừa tình trạng gian lận thi cử.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cho hay không có gì đảm bảo việc chấm chéo nếu giao cho các địa phương phối hợp thực hiện sẽ không nảy sinh các tiêu cực. Ông cũng nhấn mạnh cần tuân thủ nguyên tắc quan trọng: “ai sử dụng kết quả thi thì sẽ chịu trách nhiệm về nó. Chắc chắn kết quả kỳ thi này, điểm để xét tuyển vào ĐH, CĐ sẽ được quan tâm hơn”. Ngoài ra, ông Lý còn cho rằng việc chấm thi nên giao cho một số trường Đại học hoặc các trung tâm khảo thí chất lượng. Một trường chấm một cụm gồm nhiều tỉnh để không có sự chênh lệch giữa hội đồng chấm thi.
Trả lời về vấn đề này, ông Mai Văn Trinh, Cục Trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ sẽ chấn chỉnh việc thực hiện đảm bảo kỳ thi THPT quốc gia 2019 diễn ra nghiêm túc, đáng tin hơn. Bộ sẽ rà soát lại toàn bộ quá trình, làm rõ trách nhiệm từng bên, quản lý tất cả các bài thi, tiếp tục hoàn thiện việc ra đề, ...đồng thời tăng cường ứng dụng CNTT để tăng tính bảo mật.
Tồng hợp tin tức tại Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.