Theo luật định những giảng viên dạy cao đẳng, đại học phải có trình độ thạc sỹ trở lên và được đào tạo nghiệp vụ sư phạm nhưng ở nước ta vẫn còn tồn tại 13.000 giảng viên mới có bằng tốt nghiệp đại học.
>>> Quy định “lạ”: buộc thôi học sv ngành sư phạm bán dâm đến lần thứ tư
Theo số liệu thống kê của cuộc khảo sát tiêu chuẩn về trình độ những người tham gia giảng dạy ở bậc đại học hiện nay của Bộ GD&ĐT, có đến 13151 giảng viên trình độ đại học trong tổng số 72.792 người (16.514 người là tiến sĩ, đạt 22,7% ; 43.127 người là thạc sĩ đạt 59,2%; có 574 giáo sư (0,8%) và 4113 phó giáo sư (5,6%).
Bộ cũng công bố kết quả khảo sát về trình độ giảng viên giảng dạy ở bậc cao đẳng, có 3.493 người. Trong đó có 120 giảng viên có trình độ tiến sĩ, đạt 3,4%; 2.187 người, đạt 64,5%; 1.049 người có trình độ đại học và cao đẳng, đạt 30.9%; 5 người còn lại là trình độ khác.
Như vậy so với tổng số giảng viên toàn ngành (cả ĐH &CĐ) là 76.285 người, số người chưa có bằng thạc sĩ lên đến 14.205 chiếm 18,6%.
Giảng viên đại học thiếu tiêu chuẩn trình độ
Thi nghị quyết của Đảng về đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện: “Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.”
Vậy tại sao những người chưa đủ trình độ, chưa có bằng cấp vẫn tham gia giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng? Liệu cơ chế tuyển dụng nhân lực của các trường ĐH, CĐ đã chặt chẽ? Chất lượng đào tạo của sinh viên sẽ như thế nào đi được dẫn dắt bởi những người trình độ ngang tầm?
Trả lời với báo chí về vấn đề này, lãnh đạo ngành giáo dục thừa nhận nguồn nhân lực trong lĩnh vực đào tạo còn kém chất lượng, không phù hợp với yêu cầu trong bối cảnh mới – hội nhập toàn cầu trên nhiều lĩnh vực.
Bộ GD&ĐT lý giải nguyên nhân là do công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ ở các trường đại học còn nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của sinh viên, không đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Bộ cũng đề ra giải pháp là khẩn trương đào tạo và cấp bằng thạc sĩ cho những giảng viên mới có trình độ đại học, khoảng 8000 người (đã loại trừ ngành đặc thù, nghỉ hưu,…). Ước tính, mỗi năm sung, thay thế những người đã về hưu khoảng 2000 người.
Bộ GD&ĐT cũng cho biết thêm, số lượng giảng viên chưa có trình độ đại học đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quy định thường là những người vừa mới được tuyển dụng trong những năm gần đây.
Trong 5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm số giảng viên tăng thêm 5%. Theo đó, năm tới sẽ có thêm 3000 giảng viên. Vậy là số người cần học và lấy bằng thạc sĩ là 13.000 người, dự kiến sẽ đào tạo xong chậm nhất là đến năm 2021. Bộ chỉ đạo các trường cần lập kế hoạch, chương trình cụ thể, phù hợp thực tiễn để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trình độ giảng viên trong tương lai.
Nguồn: caodangduoctphcm.org.vn
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.