Bắt thí sinh trượt oan gây hoang mang cho thí sinh

 30/11/-1 00:00 |  921 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  An Bình

Những ngày gần đây thông tin về tuyển sinh tại trường Đại học cố tình nâng điểm chuẩn đầu vào lên quá cao để đánh trượt thí sinh khiến nhiều người hoang mang và băn khoăn.

Bức tranh về tuyển sinh Đại học năm 2019 cho thấy có những gam màu trầm cần sớm có giải pháp khắc phục đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người học. Trước những trăn trở của các thí sinh và phụ huynh về vấn đề trên Bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Thực tế thì tất cả các trường đều mong muốn tuyển sinh được hết và đủ chỉ tiêu nhưng một số trường trong điều kiện quá ít thí sinh trúng tuyển và không đủ số lượng để có thể mở lớp đồng thời duy trì lớp học nên đã nâng điểm trúng tuyển lên cao để thí sinh được chuyển sang xét tuyển ở nguyện vọng tiếp theo hoặc tham gia xét tuyển đợt sau.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH TUYỂN SINH CHỈ CẦN TỐT NGHIỆP THPT

bat-thi-sinh-truot-oan-gay-hoang-mang-cho-thi-sinhTS Lê Viết Khuyến

Ngoài ra, Bà Phụng cho rằng bản thân các trường cũng phải cân đối từ nguồn học phí và tính toán đến hiệu quả của hoạt động đào tạo. Thế nhưng, ở góc độ đảm bảo quyền của người học thì cách làm của các trường dẫn đến thí sinh có thể sẽ không trúng tuyển đợt 1 hoặc không trúng tuyển vào nguyện vọng mà các em ưu tiên lựa chọn. Cụ thể, Bà Phụng cũng chia sẻ thêm: Trong quá trình tuyển sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã định hướng cho các trường phải minh bạch thông tin để thí sinh có thể lựa chọn.

Khi có những tình huống phát sinh không mong muốn nếu cần thông qua bộ phận quản lý cơ sở dữ liệu để trao đổi với thí sinh thì cần phải thống nhất cách lựa chọn mà cả 2 bên đều có thể chấp nhận. Thí sinh nằm trong những trường hợp trên Bộ có thể vẫn sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ cho thí sinh đến những trường đang đào tạo ngành đăng ký học mà thí sinh đủ điểm trúng tuyển. Nếu như thí sinh lựa chọn và có đơn đề nghị gửi Bộ và gửi trường xin được xét tuyển...

Đối với các trường, Bộ cũng quy định các chế tài khác nếu như vi phạm đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bị xử lý theo quy định và không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 5 năm. Nếu 5 năm không tuyển sinh thì bị đóng ngành; trao quyền tự chủ cho trường để trường phải tính toán đến nguồn lực đảm bảo hoạt động của nhà trường khi không có sinh viên theo học…

Theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH (Bộ GDĐT), đối với một số trường đẩy điểm chuẩn lên cao khiến thí sinh bị trượt, xét về mặt căn cứ pháp lý thì nhà trường không vi phạm. Tuy nhiên, xét ở góc độ tâm lý xã hội thì không ổn. Bởi đó không phải là những ngành “hot” để nhà trường đặt ra điểm chuẩn cao khiến thí sinh bị trượt. Đối với thí sinh, ít nhiều các em cũng bị tâm lý là… trượt ĐH. Nếu vì lý do quá ít thí sinh, không thể mở lớp thì nhà trường cần nói rõ để các em thông cảm. Cùng với đó phải tìm giải pháp tháo gỡ.

Cũng theo TS Lê Viết Khuyến, sở dĩ có thực trạng trên không hoàn toàn từ phía nhà trường. Riêng về khối sư phạm nên có cơ chế đặt hàng đào tạo để thí sinh yên tâm khi vào học, ra trường sẽ có việc làm, giống như các trường khối quân đội, công an. Vì sao các trường này thu hút được thí sinh? Là do sau khi tốt nghiệp, sinh viên ra trường chắc chắn có việc làm, thậm chí có mức lương ưu tiên.

Quan điểm từ các chuyên gia cho hay, vấn đề đặt ra là, làm như thế nào để có lợi cho thí sinh. Chẳng hạn, thay vì giải pháp đẩy điểm chuẩn lên cao khiến thí sinh trượt oan, nhà trường  có thể giới thiệu thí sinh đến trường ĐH khác có cùng ngành nghề đào tạo.  

Xúc phạm danh dự thí sinh?

TS Lê Viết Khuyến,Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho rằng, cách làm này của trường ĐH Đồng Nai không đàng hoàng. Nếu nhà trường tuyển sinh chỉ vài ba thí sinh thì không tổ chức lớp được. Nhưng trong trường hợp này phải thương lượng với thí sinh. 

Họ thường thương lượng theo hai cách. Thứ nhất, có thể chuyển sang ngành khác, hai là thương lượng với sinh viên sang trường khác mà đào tạo đúng ngành thí sinh đăng ký.

Cũng theo ông Khuyến, thực tế, ở trường hợp này là đánh trượt đại học, xúc phạm thí sinh Còn nếu biết thương lượng, thí sinh biết rằng, vì thí sinh ít quá không tổ chức được lớp thì chắc chắn sau đó thí sinh sẽ thông cảm thôi.

bat-thi-sinh-truot-oan-gay-hoang-mang-cho-thi-sinhTrường cố tình nâng điểm đánh trượt thí sinh 

Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS.TS. Lê Hữu Lập, Nguyên Phó Giám đốc Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông cho rằng, cách làm này đúng là rất thiếu trách nhiệm với thí sinh.

“Tôi tin rằng nếu thông tin này đến với thí sinh của các năm sau, thì gia đình và các em sẽ không dám đăng ký vào học trường này và thiệt thòi lớn nhất là phía thương hiệu và uy tín nhà trường”- PGS Lập nhấn mạnh.

Cũng theo PGS Lập, chỉ những trường thương hiệu thấp mới có thể xảy ra trường hợp tuyển sinh như thế này, nghĩa là số thí sinh đăng ký xét tuyển ít.

Thí sinh kiện được không?

Theo TS Khuyến, nếu thí sinh kiện thì cũng có thể kiện được vì trường lấy điểm chuẩn nguyện vọng 1 thấp hơn nhiều điểm của thí sinh (thí sinh đăng lý nguyện vọng 3). Điều này khác hẳn với việc trường lấy đểm chuẩn cao hơn của thí sinh vì nhiều thí sinh đăng ký quá, lấy đến mức điểm đó là hết chỉ tiêu. Đằng này thì chả có thí sinh nào đăng ký nào cả.

Tuy nhiên, TS Khuyến cho rằng, trong trường hợp này, thí sinh kiện bắt trường giải quyết cũng khó có thể giải quyết được. Cách làm này thể hiện cách làm không văn minh của trường.

Theo TS Khuyến, trong trường hợp như thế này Bộ GD&ĐT nên có thông báo với các trường đừng làm hành động như thế  là xúc phạm với thí sinh.

“Bộ nên có liên hệ với các trường thông báo, họ có ngành đó nhưng ít thí sinh đăng ký vào thì nên thương lượng để chuyển thí sinh đó sang trường khác. Trong trường hợp đó thì đảm bảo quyền lợi cho thí sinnh”- TS Khuyến nói.

PGS Lập cho rằng, trong trường hợp này thí sinh không kiện được, vì hai việc. Thứ nhất, phương án tuyển sinh đã công bố.

Thứ hai, điểm sàn vào sư phạm được xác định. Thì điểm chuẩn vào ngành học bao nhiêu là quyền của Hội đồng tuyển sinh của trường. Cho nên, nhà trường mới nghĩ đơn giản là cho điểm chuẩn cao lên để không mở được ngành này nữa (họ nghĩ chắc đợt 2 cũng không có thí sinh xin học) để dẹp luôn một ngành học theo kế hoạch và phương án tuyển sinh.

PGS.TS. Lê Hữu Lập, Nguyên Phó Giám đốc Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, đúng là ít thí sinh, chỉ vài ba em theo học thì không tổ chức được lớp, nhưng có cách để giải quyết thấu tình đạt lý trong trường hợp này, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh và hoạt động của nhà trường.

PGS Lập cho rằng, về tính pháp lý cần báo cáo bộ GD&ĐT về trường hợp này cho phép vài ba em đó được chuyển nguyện vọng (Bộ có dữ liệu), nếu em đó là nguyện vọng cuối cùng không đỗ, trước khi ra quyết định cuối cùng về điểm chuẩn đầu vào.

“Thực ra công tác chạy máy tính để xác định điểm chuẩn có 4, 5 ngày đủ để làm việc đó. Đó là tính nhân văn và trách nhiệm với thí sinh trong tuyển sinh”- PGS Lập nhấn mạnh.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.