Doanh thu trăm tỷ, NXB vẫn “kêu” bù lỗ chục tỷ để in SGK?

 22/09/2018 11:01 |  1027 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  Ngọc Anh

Hiện nay, nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD) đang sở hữu thế độc quyền phát hành sách giáo khoa (SGK) tạo ra doanh thu hàng trăm tỷ nhưng NXBGD nói phải bù lỗ khoảng 40 tỷ đồng mỗi năm để in SGK.

>>> Vụ cải cách tiếng Việt của PGS Bùi Hiền, phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ lên tiếng

>>> Vụ SGK Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục: Danh tiếng hay mang tiếng?

vụ sách giáo khoa

Câu chuyện "nóng" về sách giáo khoa

NXB bù lỗ trên dưới 40 tỷ đồng mỗi năm

Chiều ngày 12/9/2018 NXBGD bất ngờ lên tiếng về một số vấn đề liên quan đến SGK. Theo báo cáo của ông Hoàng Lê Bách, Tổng giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam, doanh thu từ SGK năm 2017 là 703,9 tỷ đồng, 735,2 tỷ đồng vào năm 2016 và 656,6 tỷ đồng vào năm 2015, chiếm hơn 50% tổng doanh thu (tổng doanh thu trong 3 năm lần lượt là 1.203 tỷ đồng, 1.147 tỷ , 1.041 tỷ đồng).

Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh lĩnh vực SGK của NXBGD thông tin cơ sở này liên tục lỗ hàng chục tỷ đồng. Số tiền phải bù lỗ trong ba năm gần đây là 38,14 tỷ đồng vào năm 2017, 43,3 tỷ năm 2016 và 43,8 tỷ đồng năm 2015.

Tổng giám đốc nêu rõ các khoản chi phí cho hoạt động in ấn, phân phối đều tăng, từ khoản chi cho nguyên nhiên vật liệu, nhân công, máy in, vận chuyển. Đơn vị phải tự hạch toán, cân đối, hoàn toàn không có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước trong khi Bộ tài chính quản lý giá SGK. Từ năm 2011 đến nay giá bán hầu như không thay đổi và được công khai nhưng chi phí đầu vào tăng dẫn đến doanh thu phát hành lớn vẫn không đủ để bù lỗ cho các chi phí ban đầu, do đó hoạt động xuất bản, phát hành SGK luôn lỗ.

Nói về ngân sách để bù lỗ, ông Bách cho biết hằng năm BXB phải sử dụng nguồn thu từ lĩnh vực khác để có cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra của Tổng cục Thuế... kiểm tra và xác nhận. Ví dụ ba năm gần đây nhất, mỗi năm đều phải bù lỗ trên dưới 40 triệu đồng.

Năm nào cũng vậy, NXBGD Việt Nam đều tổ chức các hoạt động từ thiện, tặng sách miễn phí cho thư viện các trường học, thư viện quốc gia hay cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời, hỗ trợ thêm về chi phí vận chuyển sách giáo khoa về tới tận những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo…nơi các em được cấp phát SGK miễn phí theo quy định của nhà nước.

tái sử dụng sách giáo khoa để không lãng phí

Tái sử dụng sách giáo khoa để không lãng phí

Học sinh viết trực tiếp lên sách là lỗi của ai?

Bàn về tình trạng lãng phí SGK do học sinh viết trực tiếp lên sách, mỗi năm 100 triệu cuốn SGK bị vứt sọt sác, lãng phí nghìn tỷ đồng, Giám đốc nhà xuất bản cho hay SGK không thiết kế để học sinh viết vào sách mà các tác giả chỉ biên soạn thêm các bài tập nhằm mục đích làm đa dạng hóa về nội dung và hình thức giúp học sinh làm quen với nhiều dạng bài tập khác nhau. Điều này cũng phù hợp với xu thế chung của SGK ở các nước phát triển.  trong SGK theo hướng đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức trình bày nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập khác nhau theo xu thế chung của SGK ở các nước phát triển.

Cụ thể bên cạnh những câu hỏi hay các dạng bài tập truyền thống thì còn đưa thêm các dạng bài tập trắc nghiệm với hình thức trả lời như điền thêm vào chỗ chấm, nối kết đáp án này với đáp án khác hay lựa chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án, chọn câu đúng câu sai,…Đối với môn Toán cấp 1, nhất là lớp 1, học sinh bắt đầu được làm quan với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, các số tự nhiên. Vì ở độ tuổi này, các cháu chưa đọc viết thành thạo để hiểu và áp dụng những công thức toán học nên buộc phải thiết kế dưới dạng trắc nghiệm để học sinh dễ làm, Ông Bách trình bày chi tiết. Điều đáng nói, những SGK được thế hệ 7X, 8X, 9X thậm chí 10X đầu đời đều có các dạng câu hỏi tương tự trên mà vẫn tái sử dụng được. Tất nhiên, để tránh học sinh ghi trực tiếp vào SGK,  Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn giáo viên giảng dạy cho học sinh. Các giáo viên phải có trách nhiệm nhắc nhở các em không được viết trực tiếp lên sách.

Ông Bách nhấn mạnh thêm, NXB giữ ổn định nội dung chương trình qua nhiều năm, không tự ý thay đổi, thêm bớt dẫn tới sách chỉ dùng được một lần. Theo thống kê vẫn có đến 35% học sinh sử dụng sách cũ, 65% còn lại sử dụng sách mới bởi tâm lý dùng bản mới cho chắc hoặc tâm lý “vài chục nghìn đồng/ cuốn chẳng đáng là bao” của các bậc làm cha mẹ khi đầu tư cho con cái học hành.

Nguồn: caodangduoctphcm.org.vn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.