Xét nghiệm EOS - bạch cầu ái toan là gì? Chỉ số EOS cao báo hiệu điều gì?

 10/06/2019 15:10 |  3420 lượt xem |  Chuyên mục: Ngành Xét Nghiệm |  Phương Thảo

Xét nghiệm EOS là một trong nhiều loại xét nghiệm thường được thực hiện để chẩn đoán tình trạng của sức khỏe. Vậy chỉ số EOS có ý nghĩa gì và có thể biểu hiện cho tình trạng sức khỏe nào?

Xét nghiệm EOS là gì?

Xét nghiệm EOS (Eosinophile) hay còn gọi là xét nghiệm bạch cầu ái toan, được thực hiện để đo hàm lượng bạch cầu ái toan trong cơ thể con người. Loại bạch cầu này có vai trò quan trọng trong đáp ứng lại với các tình trạng dị ứng và các bệnh nhiễm ký sinh trùng.

Những tế bào này trú ngụ trong các mô và được tìm thấy nhiều nhất là ở mô niêm như niêm mạc của hệ tiêu hóa và đường hô hấp.

Chỉ số Eos nằm trong các thông số của xét nghiệm máu. Hàm lượng Eos ở mức bình thường là < 5% và tăng cao khi > 5%, hoặc > 300/mm3.

Khi kết quả xét nghiệm EOS  tăng cao, thì rất có thể bạn đã bị bệnh liên quan đến nhiễm trùng, dị ứng, u bướu và bệnh lý về da. Lúc đó, người bệnh cần được chẩn đoán và phân loại nguy cơ gây ra bệnh này.

xét nghiệm eos
Xét nghiệm eos (Eosinophile)  để đo số lượng bạch cầu ái toan trong cơ thể

Mức độ tăng EOS

  • Mức độ nhẹ:  (600 -1000 tế bào/ µl), trung bình (1500- 5000 tế bào/ µl)
  • Mức độ nặng: > 5000  tế bào/ µl

Phân loại tình trạng tăng chỉ số EOS

  • Tăng Eosinophil nguyên phát: đây là tình trạng gặp phải khi mắc phải các bệnh ác tính như: leukemia cấp và rối loạn sinh tủy mạn tính.
  • Tăng Eosinophil thứ phát: nguyên nhân là do các bệnh dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, ngộ độc, rối loạn nội tiết.
  • Tăng Eosinophil tự phát: được chẩn đoán khi đã loại trừ hai nguyên nhân trên.

Các tình trạng bệnh liên quan đến việc tăng chỉ số EOS

Bệnh dị ứng

  • Đối với người mắc các bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn, dị ứng, viêm da dị ứng  thì gặp phải tình trạng tăng số lượng bạch cầu ái toan ở mức vừa phải.
  • Thay vì tăng EOS trong máu, tình trạng tăng eosinophil tại chỗ thường xảy ra nhiều hơn khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng
  • Khi gặp phải các bệnh hen suyễn, hội chứng viêm mũi không dị ứng, người bệnh sẽ tăng EOS  trong mô mũi và có hoặc không kèm tăng trong máu.
  • Mô tại mũi và polyp mũi sẽ ghi nhận tình trạng tăng eosinophil khi người bệnh mắc phải hội chứng NARES
  • NARES là một hội chứng tăng eosinophil mô tại mũi và polyp mũi.

Bệnh HIV

Khi người bệnh gặp phải tình trạng tăng eosinophil ở mức độ nhẹ cho đến vừa mà không thể xác định rõ nguyên nhân thì đây có thể là một dấu hiệu của một số trường hợp nhiễm HIV.  Hiện tượng này xảy ra cũng có thể là do phản ánh của cơ thể khi sử dụng các loại thuốc hay bệnh suy thượng thận hoặc bệnh da phổ biến ở bệnh nhân HIV như viêm nang lông.

Các bệnh lý về da  

Tình trạng tăng eosinophil được ghi nhận là có liên quan đến các bệnh lý về da, cụ thể như sau:

  • Tăng eosinophil trong máu và mô da xảy ra ở bệnh viêm da dị ứng
  • Bệnh viêm mô tế bào, viêm cân mạc với các dấu hiệu phát ban đỏ cấp tính, xơ cứng và sưng phù chân tay.
  • Bệnh phù mạch là trường hợp hiếm xảy ra bao gồm biểu hiện tăng eosinophil đi kèm cơn sốt và hiện tượng phù mạch.

[CLICK XEM NGAY] Cao đẳng Y Dược Sài gòn tuyển sinh năm 2019

Chỉ số EOS cao có thể báo hiệu các bệnh lý về daChỉ số EOS cao có thể báo hiệu các bệnh lý về da

Các trường hợp nhiễm ký sinh trùng

  • Những loại ký sinh trùng như các loại giun sán khi xâm nhập cơ thể có thể gây ra tình trạng tăng eosinophil trong máu. Mức độ tăng cao hay ít còn tùy vào tình trạng xâm nhập mô của ký sinh trùng.
  • Các loại giun sán mà mọi người thường bị nhiễm là giun lươn steracolis, giun móc  và sán chó. Việc xác định bệnh nhân nhiễm loại giun sán nào còn tùy thuộc vào vùng địa lý sinh sống.
  • Có một số trường hợp nhiễm ký sinh trùng như giun lươn không có biểu hiện gì trong nhiều năm và chỉ được phát hiện khi nhận thấy tình trạng tăng eosinophil,
  • Để tránh nhiễm phải sán chó, phụ huynh cần tránh cho con em mình dùng các loại thực phẩm có ấu trùng sán chó.

Bệnh lý về phổi

Những bệnh lý về phổi thường gặp ở những người Tăng eosinophil  là hội chứng thâm nhiễm phổi và bệnh viêm phổi.

Hội chứng thâm nhiễm phổi  bao gồm:

  • Tình trạng phản ứng tự miễn phụ thuộc IgE do nấm Aspergillus fumagitus với tổn thương thâm nhiễm phổi.
  • Dãn phế quản đoạn gần và hen suyễn.
  • Bệnh nhiễm Aspergillus phế quản phổi dị ứng.
  • Viêm phổi do thuốc.

Viêm phổi tăng eosinophil là bệnh lý đi kèm biểu hiện thâm nhiễm phổi và tăng eosinophil tại nhu mô phổi. Căn bệnh này chỉ đi kèm với dấu hiệu tăng eosinophil trong máu với tần suất thi thoảng.

Hội chứng tăng eosinophil tự phát

Đây là hội chứng xảy ra do rối loạn sinh trưởng eosinophil dẫn đến tình trạng thâm nhiễm eosinophil trong nhiều cơ quan, cuối cùng là gây hậu quả với các tổn thương đến những cơ quan ở đường tiêu hóa, tim, thận, não, phổi.

Hội chứng này thường xảy ra với nam giới trong khoảng 20 -50 tuổi với những dấu hiệu ban đầu là tăng eosinophil > 1500 tế bào/ µl đi kèm mệt mỏi, khó thở và ho.

Khi bệnh đến giai đoạn toàn phát thì xuất hiện tổn thương xơ hoá tim, huyết khối cùng các bệnh tim nghiêm trọng, thậm chí còn có biểu hiện của các bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh lý não và đột quỵ, tắc nghẽn động mạch do cholesterol trong máu

Ngoài các bệnh lý trên, tình trạng tăng EOS còn là biểu hiện của các bệnh Ung thư bạch cầu eosinophil cấp, U dưỡng bào và tình trạng tổn thương ở một số cơ quan.

Với những nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm trên, mọi người cần tiến hành xét nghiệm máu định kỳ để xác định chỉ số EOS có ở mức an toàn hay không?

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.