Ngành hóa học nên học trường nào? Có nên học hóa học không?

 04/12/2019 11:20 |  1410 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  An Bình

Hóa học là một trong những ngành khoa học cơ bản ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Và khi theo học ngành hóa học thì các sinh viên sẽ có cơ hội việc làm rộng mở. Vậy cụ thể ngành hóa học là gì?

nganh-hoa-hoc-la-gi

Sinh viên ngành hóa học thực hành

Tổng quan về ngành hóa học hiện nay

Hóa học (tiếng Anh là Chemistry), ngành hóa học hiện diện trong mọi ngõ ngách của xã hội và tham gia vào quá trình sản xuất gần như tất cả những sản phẩm có mặt trong đời sống của con người. Công nghiệp hóa học đặc biệt là ngành hóa chất đã và đang trở thành một lĩnh vực quan trọng góp phần quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Mở ra cơ hội nghề nghiệp lớn cho những người học hóa học tại các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, đến các doanh nghiệp với những vị trí công việc đa dạng và với mức lương hấp dẫn như:

  • Quản lý vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành Hóa
  • Thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Phân tích - quản lý chất lượng sản phẩm…

Sinh viên sẽ được định hướng và lựa chọn dựa trên tầm nhìn phát triển thị trường lao động hóa học tại Việt Nam trong tương lai. Được cung cấp các kiến thức nền tảng về khoa học hóa học cũng như ứng dụng của hóa trong lĩnh vực năng lượng, thực phẩm , dược phẩm, chăm sóc sức khỏe ….

nganh-hoa-hoc-la-gi
Công việc ngành hóa học hiện nay

Hóa học chính là nghiên cứu về những tính chất của các nguyên tố và hợp chất cũng như những biến đổi có thể từ một chất này sang một chất khác. Ngoài ra, ngành học này còn cung cấp các phương pháp để tổng hợp những hợp chất mới cũng như những phương pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu thử nghiệm. Với chương trình đào tạo của các trường Đại học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về nền tảng khoa học xã hội, khoa học tự nhiên … Sinh viên được thực hành và tiếp cận với các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học để nâng cao kỹ năng thực hành. Những kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành, hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập. Sinh viên sẽ có khả năng ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

Các trường có ngành Hóa học hiện nay

Có nên học ngành hóa học hay không? Ngành hóa học nên học trường nào? là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm nhất, dưới đây ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp các trường đào tạo ngành hóa học và điểm chuẩn ngành hóa học cùng điều kiện xét tuyển tương ứng theo từng trường.

Tên ngành: Hóa học

Mã ngành: 7440112

STT Tên trường Mã trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn  2019  Ghi chú
1 Đại Học An Giang TAG A00, B00, C02, D07 NV1: 18.00 Điểm chuẩn xét tuyển học bạ
2 Đại Học Công Nghiệp Việt Trì VUI A00A01B00D01 13.5  
3 Đại Học Cần Thơ TCT A00B00D07 15.25  
3 Đại Học Cần Thơ TCT A00B00D07 15.25  
4 Đại học Thủ Dầu Một TDM A00A01A16B00C27D07 14.5  
5 Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM QST A00B00D07D90 21.8  
6 Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia TPHCM QST   NV1: 858.00 Điểm chuẩn dựa vào kết quả thi ĐGNL ĐHQG-HCM
7 Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM QSQ A00A01B00 18  
8 Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế DHT A00B00D07 NV1: 13.25 Kết quả thi THPT quốc gia 2019
9 Đại Học Sư Phạm Hà Nội SPH A00 16.85  
10 Đại học Khánh Hòa UKH A00A01B00D07 14  
11 Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng DDS A00B00D07 NV1: 18.00 Điểm chuẩn xét tuyển học bạ
12 Đại Học Sư Phạm TPHCM SPS A00B00D07 NV1: 18.00 Kết quả thi THPT quốc gia 2019
13 Đại Học Quy Nhơn DQN A00B00D07 NV1: 13.10 Kết quả thi THPT quốc gia 2019
14 Đại Học Phú Yên DPY A00B00D07 NV1: 14.00 Kết quả thi THPT quốc gia 2019
15 Đại Học Đà Lạt TDL A00B00D07D90 NV1: 18.00 Điểm chuẩn xét tuyển học bạ

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội

Khung chương trình đào tạo ngành hóa học chung

I

Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 10 đến số 12)

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

5

Tin học cơ sở 1

6

Tin học cơ sở 3

7

Tiếng Anh A1

8

Tiếng Anh A2

9

Tiếng Anh B1

10

Giáo dục thể chất

11

Giáo dục quốc phòng-an ninh

12

Kĩ năng mềm

II

Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

13

Cơ sở văn hóa Việt Nam

14

Khoa học trái đất và sự sống

III

Khối kiến thức theo khối ngành

III.1

Bắt buộc

15

Đại số tuyến tính

16

Giải tích 1

17

Giải tích 2

18

Xác suất thống kê

19

Cơ -Nhiệt

20

Điện- Quang

21

Thực hành Vật lý đại cương

III.2

Tự chọn

22

Hóa học đại cương 1

23

Hóa học đại cương 2

24

Thực tập hóa học đại cương

25

Đại số hàm nhiều biến

26

Vật lý lượng tử

IV

Khối kiến thức chung của nhóm ngành

IV.1

Bắt buộc

27

Hóa học vô cơ 1

28

Thực tập hóa học vô cơ 1

29

Hóa học hữu cơ 1

30

Hóa học hữu cơ 2

31

Hóa học phân tích

32

Thực tập hóa học phân tích

33

Hóa lý 1

34

Hóa lý 2

IV.2

Tự chọn

35

Thực tập hóa học hữu cơ 1

36

Thực tập hóa hữu cơ 2

37

Thực tập hóa hữu cơ 3

38

Thực tập hóa lý 1

39

Thực tập hóa lý 2

40

Thực tập hóa lý 3

41

Các phương pháp phân tích công cụ

42

Thực tập các phương pháp phân tích công cụ

43

Các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hoá học

44

Thực tập các phương pháp vật lý và hóa lý ứng dụng trong hoá học

45

Hóa học các hợp chất cao phân tử

46

Hóa keo

47

Các phương pháp phân tích hiện đại

48

Cơ sở hóa sinh

V

Khối kiến thức ngành và bổ trợ

V.1

Bắt buộc

49

Hóa học vô cơ 2

50

Cơ sở hóa học vật liệu

51

Hóa kĩ thuật

52

Thực tập hóa kĩ thuật

53

Niên luận

54

Thực tập thực tế

55

Đối xứng phân tử và lý thuyết nhóm

V.2

Tự chọn

56

Hoá học môi trường

57

Thực tập hóa vô cơ 2

58

Hóa học dầu mỏ

59

Các phương pháp phân tích cấu trúc trong hóa vô cơ

60

Hóa học phức chất

61

Vật liệu vô cơ

62

Vật liệu nano và composit

63

Hóa sinh vô cơ

64

Hóa học các nguyên tố đất hiếm

65

Hóa học các nguyên tố phóng xạ

66

Xử lý mẫu trong hóa phân tích

67

Các phương pháp phân tích điện hóa

68

Các phương pháp phân tích quang học

69

Các phương pháp tách trong phân tích

70

Các phương pháp phân tích động học

71

Xử lý số liệu thực nghiệm trong hóa học phân tích

72

Phương pháp phân tích dòng chảy

73

Phức chất trong hóa phân tích

74

Ứng dụng phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ

75

Tổng hợp hữu cơ

76

Xúc tác hữu cơ

77

Hóa học các hợp chất thiên nhiên

78

Hóa lý hữu cơ

79

Phương pháp phân tích sắc ký trong hóa học hữu cơ

80

Nhiệt động học thống kê

81

Động học điện hóa

82

Lý thuyết xúc tác và ứng dụng

83

Hóa lý các hợp chất cao phân tử

84

Tin học ứng dụng trong hóa học

85

Quang phổ phân tử

86

Hóa học bề mặt và ứng dụng

87

Mô phỏng các quá trình hóa học và hóa lý bằng máy tính

VI

Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

88

Khóa luận tốt nghiệp

 

Các môn học thay thế Khóa luận tốt nghiệp

89

Hóa học vô cơ nâng cao

90

Hóa học phân tích nâng cao

91

Hóa học hữu cơ nâng cao

92

Động học và xúc tác


Học ngành Hóa học ra trường làm gì?

Đối với những kiến thức và kỹ năng hóa học hiện đại đặc biệt là đối với định hướng hóa học trong những ứng dụng năng lượng và hóa học các hợp chất thiên nhiên. Đặc biệt là có khả năng sử dụng ngoại ngữ lưu loát sau khi ra trường sẽ có cơ hội tiếp tục theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu. Đồng thời thì cơ hội nghề nghiệp vẫn luôn rộng mở với sinh viên có định hướng cho doanh nghiệp.

Công việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học:

  • Tiếp tục học lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường đại học, viện nghiên cứu hang đầu trong và ngoài nước.
  • Nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học vật liệu, công nghệ nano, vật liệu sinh học, y học, nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe…
  • Giảng viên trong các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
  • Công việc theo định hướng doanh nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên phát triển sản phẩm, kiểm định chất lượng, chuyên gia phân tích, chuyên gia dây chuyền sản xuất tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như:

- Lĩnh vực vật liệu cho chuyển hóa và tích trữ năng lượng như pin khô, pin ướt, pin nhiên liệu, xúc tác, vật liệu nano …

- Các hệ thống bao gồm các vật liệu phức tạp khác.

- Lĩnh vực thực phẩm, công nghệ thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên cơ sở các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên.

- Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vô cơ như các hóa chất vô cơ, phân bón, màu cho sơn, vẽ, gốm sứ, nguyên liệu cho công nghiệp điện tử và bán dẫn v.v...

- Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ như polime, sơn phủ, vải sợi, giấy, dệt nhuộm, cao su, dung môi, dầu khí, hóa chất bảo vệ nông nghiệp, hóa dược...

- Lĩnh vực xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống, sản xuất sạch và công nghệ năng lượng sạch.

Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp còn có thể đảm nhận những vị trí như chuyên viên, tư vấn khoa học và kỹ thuật cho các tổ chức phi chính phủ, những vị trí kiểm định, đánh giá các đề án liên quan tại các quỹ đầu tư, các dự án quốc tế….

Mức lương cơ bản của ngành Hóa học

Như các bạn đã biết ngành hóa học có rất nhiều phân ngành nhỏ, mỗi sinh viên dựa vào phân ngành mình lựa chọn để tìm công việc thích hợp với mình. Tùy vào kinh nghiệm, vị trị công việc và quan trong nhất là địa điểm làm việc, mỗi bạn sẽ sở hữu mức lương khác nhau. Cụ thể mức lương ngành Hóa học dao động từ 7-20 triệu. Đối với những người có kinh nghiệm chuyên môn cao có thể sở hữu mức lương cao hơn gấp nhiều lần.

Những kiến thức về ngành hóa học mà chúng tôi đã tổng hợp ở trên hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được ngành nghề trong tương lai.

XEM THÊM:

 

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.