Mách bạn các “bẫy” thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học

 14/06/2019 11:10 |  1217 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  Phượng

Trong đề thi THPT Quốc gia, các câu hỏi sẽ có các mức độ từ dễ đến khó khác nhau. Tuy nhiên, có những câu hỏi mặc dù không quá khó nhưng nhiều thí sinh vẫn làm sai. Bởi trong quá trình làm bài thi, các thí sinh không để ý đến những cái "bẫy" trong câu hỏi. Để giúp các bạn không bị mất điểm một cách đáng tiếc, chúng tôi đã tổng hợp một số loại “bẫy” thường gặp trong đề thi môn Hóa học.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Hóa học

Theo đề thi tham khảo môn Hóa học của Bộ GD&ĐT công bố, tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình Hóa học 11 là 10%, còn lại 90% là các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12, không có câu hỏi chỉ thuộc chương trình lớp 10.

Trong đó các câu hỏi lớp 11 tập trung chủ yếu vào chương sự điện li, nitơ, photpho, đại cương hóa hữu cơ và chủ yếu thuộc các cấp độ Nhận biết/thông hiểu và vận dụng thấp.

Các câu hỏi vận dụng cao để phân loại học sinh vẫn nằm trong các chuyên đề lớn như Este, lipit, tổng hợp hóa học vô cơ, tổng hợp hóa học hữu cơ, kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và hợp chất thuộc chương trình Hóa học 12.

TUYỂN SINH CAO ĐẲNG Y DƯỢC CHÍNH QUY XÉT TỐT NGHIỆP CẤP 3

Ma trận kiến thức đề thi THPT quốc gia môn Hóa học năm 2019 của Bộ GD&ĐT

Các “bẫy” thường gặp trong đề thi môn Hóa học

Bẫy về kiến thức lý thuyết

Chẳng hạn: bẫy phản ứng của sắt đơn chất (Fe) với chất oxy hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc nóng. Nhiều học sinh vội vàng thường kết luận trong trường hợp này Fe sẽ tạo ion Fe3+, nhưng thực tế nếu Fe dư, phản ứng hoàn toàn thì sản phẩm cuối cùng là Fe2+. Hoặc nếu các chất đều hết, có thể tạo cả hai dạng ion sắt.

=> Thí sinh nên học thật kỹ lý thuyết để tránh nhầm lẫn trong những câu hỏi thuộc phần kiến thức trọng tâm.

Bẫy về ngôn ngữ của đề

Chẳng hạn: Xà phòng hóa hết a gam etylaxetat bằng 120ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng cô cạn dung dịch được 18 gam chất rắn. Tìm giá trị của a?

Nếu hiểu không kỹ, học sinh sẽ dễ lầm đề là lượng NaOH phản ứng vừa đủ rồi tính theo số mol của NaOH ban đầu, hoặc tưởng rằng 18 gam chất rắn là muối natri axetat rồi tính theo số mol của muối. Thực chất ở đây chỉ este hết còn NaOH có thể còn dư và chất rắn có thể chứa NaOH.

Bởi vậy, thí sinh cần đặt ẩn số cho số mol của este, lập phương trình phản ứng xà phòng hóa và giải theo số mol của este.

=> Đọc kỹ đề, suy nghĩ kỹ đề để hiểu rõ ngôn ngữ trong đề

Bẫy ở dạng bài vận dụng cao

Ở những bài tập có sự hiện diện của 3 kim loại Mg , Al , Zn tác dụng với HNO3 hoặc H+ và NO3 –, do tính khử tương đối mạnh của những kim loại này nên khả năng xuất hiện NH4NO3 là rất cao (99,99% trong các bài tập hiện nay).

Trừ khi đề bài cho thêm dữ kiện chất khí nào là sản phẩm khử duy nhất của N+5, nếu không chúng ta phải hết sức cảnh giác có sự xuất hiện của NH4NO3. Đây chính là bẫy của rất nhiều bài toán, nếu học sinh bỏ qua vấn đề này sẽ dẫn đến việc áp dụng các định luật bảo toàn đưa kết quả sai như bảo toàn mol electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng hay bảo toàn nguyên tố.

Vì vậy, trong dạng bài này, học sinh nên biết được rằng sẽ có mặt của NH4NO3.

=> Chuẩn bị kỹ năng suy luận, phán đoán bằng cách luyện tập thật nhiều đề vận dụng cao.

Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.