Kinh nghiệm ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân đạt điểm cao

 30/11/-1 00:00 |  2325 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  Phượng

Trong kỳ thi THPT Quốc gia, môn Giáo dục công dân không phải là môn khó lấy điểm đối với các thí sinh. Chỉ với vài mẹo đơn giản dưới đây, bạn có thể dễ dàng đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.

Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn GDCD

So với đề thi năm 2018, đề thi tham khảo môn GDCD của Bộ GD&ĐT năm nay dễ hơn. Câu hỏi khó tập trung vào các chuyên đề: Thực hiện pháp luật, Công dân với các quyền tự do cơ bản và công dân với các quyền dân chủ, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, đề thi vẫn đảm bảo 70% câu hỏi dễ và trung bình để học sinh xét tốt nghiệp.

Theo đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019, môn Giáo dục công dân thì nội dung thi chủ yếu sẽ nằm trong phần kiến thức lớp 11 và lớp 12 theo tỉ lệ là 90% kiến thức lớp 12 (36 câu) và 10% kiến thức lớp 11 (4 câu). Mỗi thí sinh sẽ có 50 phút để hoàn thành bài thi.

Ma trận kiến thức đề thi THPT quốc gia môn GDCD năm 2019 của Bộ GD&ĐT

Bí quyết ôn thi môn GDCD hiệu quả

Nội dung kiến thức trọng tâm

  • Ở chương trình lớp 12, các bài học đều liên quan mật thiết đến nhau, học sinh đều phải ôn tập, hệ thống kiến thức cơ bản. Cụ thể 3 bài đầu gồm: Pháp luật và đời sống; Thực hiện pháp luật; Công dân bình đẳng trước pháp luật được cô đúc lại giống như phần pháp luật đại cương, còn những bài sau là cụ thể hóa phần đại cương.
  • Ở chương trình lớp 11, căn cứ vào đề minh họa có thể thấy có 4 câu liên quan về các quy luật kinh tế cơ bản: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, hàng hóa, tiền tệ. Các em tập trung ôn tập các kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Các bài học đều có sự liên hệ xâu chuỗi với nhau nên tránh học tủ, học vẹt mà phải hiểu vấn đề.

Phương pháp ôn tập

  • Nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa (SGK): hiện tại, môn GDCD gần như là không có sự đánh đố quá cao cho học sinh nên chỉ cần nắm vững tất cả các kiến thức cơ bản trong SGK lớp 10, 11 và 12 là sẽ có thể làm tốt được bài thi. Trong đó, kiến thức trong sách giáo khoa sẽ chiếm khoảng 70% và kiến thức liên hệ bên ngoài sẽ chiếm khoảng 30%.
  • Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy: đây được xem là phương pháp học tập đơn giản nhưng khoa học, có hệ thống và mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh nắm vững và khắc sâu kiến thức cơ bản.
  • Thường xuyên luyện tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức đã học, có thể làm theo từng bài hoặc theo chủ đề. Khi luyện tập trắc nghiệm, cách hiệu quả nhất là đọc câu hỏi, chọn đáp án, sau đó đối chiếu nội dung liên quan trong SGK và kiểm chứng kết quả.
  • Trong đề thi, ngoài các câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản còn có các câu hỏi vận dụng, nhằm phân hóa học sinh, thường rơi vào 5 câu hỏi cuối đề thi. Đây là phần vận dụng cao các kiến thức đã học vào thực tiễn, do đó, ngoài học các kiến thức cơ bản của SGK, các bạn cần chủ động tìm hiểu, cập nhật thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng để vận dụng giải quyết các câu hỏi tình huống mang tính thực tiễn.

TUYỂN SINH CAO ĐẲNG Y DƯỢC CHÍNH QUY XÉT TỐT NGHIỆP CẤP 3

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn GDCD

Đọc kỹ câu hỏi để xác định "từ khóa"

Mỗi câu hỏi đều có từ khóa thể hiện nội dung yêu cầu phải trả lời, chính là mấu chốt để thí sinh giải quyết vấn đề. Thường thì từ khóa này sẽ in đậm, nếu không in đậm, học sinh phải tìm và gạch chân. Việc xác định đúng từ khóa sẽ giúp các thí sinh định hướng được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy.

Phân bổ thời gian hợp lý và không được bỏ trống đáp án

Khi nhận đề, các bạn cần đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào biết đáp án đúng thì nên tô vào trong phiếu trả lời. Sau đó, làm lần lượt các câu dễ trước. Các câu vận dụng cao có thể "để dành" để suy nghĩ, phân tích kỹ hơn.

Nguyên tắc khi làm bài thi trắc nghiệm là bạn không được bỏ trống một câu trả lời nào dù không biết đi chăng nữa. Vì vậy, thí sinh cần chú ý phân bổ thời gian hợp lý để không bỏ sót câu hỏi nào.

Các bạn không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu. Bình quân mỗi câu chỉ được làm trong 1 phút (40 câu/40 phút), 10 phút còn lại để tô đáp án... Nếu dừng lại quá lâu ở một câu sẽ không có thời gian làm các câu khác.

Áp dụng phương pháp loại trừ

Cách này giúp bạn giải quyết những câu hỏi vẫn còn đang phân vân. Một câu hỏi sẽ có 4 đáp án và nội dung thường "na ná" nhau. Tuy nhiên không phải không có cách giúp bạn loại trừ. Những lúc này, hãy thử tìm đáp án sai thay vì đáp án đúng từ đó bạn sẽ loại trừ được bớt phương án phân vân.

Khi không còn cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng phương pháp phỏng đoán. Bạn nhận thấy phương án nào khả thi hơn, đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời.

Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.