Hơn 100.000 thí sinh trúng tuyển Đại học nhưng không nhập học

 14/08/2018 14:15 |  2780 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  Ngọc Anh

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Bộ GD&ĐT, cả nước có đến hơn 100.000 thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không nhập học. Nhiều trường top 1 vẫn phải thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung để lấp chỉ tiêu tuyển sinh.

>>> Danh sách các trường ĐH, CĐ công bố xét tuyển nguyện vọng bổ sung

>>> Hướng dẫn thí sinh điền sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên chi tiết

>>> Những sai lầm mà tân sinh viên thường mắc phải

Vì sao thí sinh trúng tuyển ĐH nhưng không nhập học

Trúng tuyển ngành học không yêu thích, nhiều trường gọi điện mời học, nhất là tình trạng cử nhân thất nghiệp tràn lan khiến nhiều thí sinh băn khoăn trước khi xác nhận làm thủ tục nhập học.

Theo quy chế tuyển sinh năm nay sau khi công bố danh sách trúng tuyển xét theo học bạ hay điểm thi THPT quốc gia 2018, đến hết ngày 12/8 là thời điểm cuối cùng thí sinh xác nhận việc nhập học, nếu không xác nhận mà không có lý do chính đáng thì bị coi là bỏ học. Tuy nhiên đến 18h cùng ngày thì mới có hơn 342.000 thí sinh, đạt tỷ lệ 70% trên tổng số thí sinh trúng tuyển; hơn 100.000 thí sinh còn lại là trúng tuyển nhưng không nhập học, chiếm đến 30% trên tổng số thí sinh trúng tuyển.(chỉ tiêu tuyển sinh Đại học 2018 trên cả nước là 446. 626 thí sinh ).

thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không nhập học

Trong khi các trường đang hoàn tất thủ tục thì nhiều thí sinh trúng tuyển đại học nhưng không nhập học

Nguyên nhân những thí sinh trúng tuyển nhưng không nhập học có thể là do thí sinh đó trượt nguyện vọng 1, đỗ nguyện vọng 2,3 – những nguyện vọng dự phòng chứ bản thân không thực sự yêu thích ngành học đó, dù ngành đó là ngành “Hot” của trường. Hầu hết những thí sinh trượt nguyện vọng 1 đều có mong muốn thi lại vào năm sau để thực hiện được ước mơ của mình.

Thậm chí những thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng không nhập học, có thể là do nhận thấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học ở nước ta thất nghiệp ngày càng nhiều. Kể cả thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc tại các trường Đại học hàng đầu vẫn rơi vào tình cảnh không có việc làm hoặc chật vật xin việc khiến thí sinh hoang mang, mới đây nhất là câu chuyện của thủ khoa xuất sắc khoa văn – Trường Đại học sư phạm Hà Nội không xin được việc, phải về quê bán rau chăn lợn gây “sốc” trong cộng đồng. Xuất phát từ thực tế đó, các thí sinh dần ý thức được tầm quan trọng trong việc lựa chọn, định hướng nghề nghiệp. Thay vì cố bằng mọi cách để vào đại học thì chọn học một trường Cao đẳng tốt đảm bảo việc làm sau khi ra trường.

Chính sách thu hút học sinh học Cao đẳng

Đối lập với tuyển sinh đại học, tỷ lệ thí sinh xác nhận việc nhập học vào các trường Cao đẳng đào tạo chuyên sâu ngành nghề như Cao đẳng Y Dược tương đối tốt. Những thí sinh có điểm số cao nhưng nếu trượt nguyện vọng 1 vào đại học cũng không có nguyện vọng đăng kí vào ngành khác ở trường đại học mà quyết định xét tuyển vào học Cao đẳng Y dược vì những chính sách an sinh xã hội của trường, chính sách hỗ trợ việc làm giúp sinh viên tin tưởng vào đầu ra khi học Cao đẳng.

Lựa chọn xét tuyển Cao đẳng vào trường tốt vì có nhiều cơ hội việc làm hơn

Nguyễn Thị Nhật Lệ - quê ở Quảng Trị đạt 24 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 vừa qua. Số điểm đó đủ để em đỗ vào trường đại học hàng đầu như: Đại học Luật Hà Nội (điểm chuẩn 24), Học viện Báo chí Tuyên truyền (điểm chuẩn 23 điểm) nhưng em vẫn quyết định theo học Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn vì với số điểm đó em được miễn 100% học phí Cao đẳng Y Dược 2018, theo chính sách miễn giảm học phí của trường.

Không những thế, học Cao đẳng còn giúp Lệ rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, đi làm sớm để tích lũy kinh nghiệm, quan trọng hơn là đi làm sớm để kiếm tiền giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Hơn nữa, học ở đây được nhà trường hỗ trợ giới thiệu việc làm nên em yên tâm. Nhật Lệ nói.

Không chỉ Nhật Lệ mà còn nhiều thí sinh khác có điểm thi THPT quốc gia 2018 trên 20 điểm nhưng không nhập học đại học mà xét tuyển vào trường Cao đẳng. PGS TS Phạm Mạnh Hùng – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết: Tâm lý của thí sinh thường thích học đại học hơn học cao đẳng. Tuy nhiên điều này dần được thay đổi trong những năm gần đây. Trước khi lựa chọn ngành nghề cho con em mình, các phụ huynh không chỉ căn cứ về tiêu chí học phí mà còn vẽ ra bức tranh tương lai xem ngành nghề đó như thế nào. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ internet bùng nổ giúp họ tìm hiểu về thông tin thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp cho con em,  nhất quyết không đổ xô theo học một ngành “hot” ở một thời điểm nhưng lại “ế” ở thời điểm khác.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.