Bộ Giáo dục Campuchia cho rằng giới trẻ ngày nay đang hiểu sai về ý nghĩa của ngày lễ 14/2 (Valentine) ngày này không dành cho các cặp đôi hẹn hò và thể hiện những hành động “đáng xấu hổ”.
>>> Đại sứ quán Nhật chỉ ra “cú lừa” đẩy du học sinh Việt thành tội phạm
>>> Dòng người đổ về trường tố Hiệu trưởng mua gà mất đầu, mất chân cho học sinh ăn
Như tờ báo chính thống của Campuchia đưa tin, vào cuối tuần trước, Bộ Giáo dục của đất nước này đã ban hành quy định nhằm nhắc nhở sinh viên, học sinh rằng ngày Valentine sắp tới – ngày 14 tháng 2 không phải là ngày lễ, càng không phải là ngày để lứa đôi hẹn hò lãng mạn.
Đáng nói, văn bản này đích thân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hang Chuôn Naron ký và cho rằng một bộ phận không nhỏ sinh viên đang hiểu không đúng về ý nghĩa của ngày Valentine.
"Ngày này không phải lễ truyền thống của người Khmer, nhưng trong vài năm qua đã trở nên phổ biến, khiến giới trẻ bỏ bê chuyện học hành và có những hành động trái truyền thống, gây xấu hổ cho gia đình" - thông tư của Bộ Giáo dục Campuchia viết.
Ngày càng có nhiều người trẻ ở Campuchia hưởng ứng ngày Valentine - Ảnh: Khmer Times
Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ sở giáo dục đào tạo từ công và tư nhân phải tăng cường thắt chặt các biện pháp để kiểm soát sỷ sỗ học sinh, sinh viên trong ngày 14/2 tới, tránh tình trạng các bạn cúp học đi hẹn hò và làm những việc xấu để lại hệ lụy cho xã hội.
Đồng quan điểm, nhiều quan chức cấp cao của quốc gia này cũng đồng loạt đang đàn trên mạng xã hội để phản ánh thực trạng sinh viên nghỉ học quá nhiều trong ngày Valentine để làm những chuyện không đáng khiến Bộ trưởng Bộ GD phải đích thân ban hành thông tư.
Một thị trưởng ở thủ đô Phnom Penh, ông Khuong Sreng còn giải thích chi tiết hơn và phát biểu trước công chúng đồng thời kêu gọi cả giới trẻ trong tầng lớp không nhân không nên xem Valentine là ngày lễ tình nhân.
"Ngày Valentine không mang ý nghĩa quan hệ trai gái, mà là... tình yêu dành cho cha mẹ, thầy cô, gia đình, ông bà nội ngoại và bạn bè. Vì vậy các bạn vui lòng đừng làm điều gì ảnh hưởng đến thanh danh gia đình" - ông Sreng phát biểu.
Một quan chức khác - bà Mong Samol giữ chức giám đốc Cơ quan các vấn đề phụ nữ tỉnh Preah Vihear, tuyên bố sẽ cố gắng giáo dục lại phụ nữ và giới trẻ về "ý nghĩa thật sự" của ngày Valentine.
Ngày 14/2 bắt nguồn từ những câu chuyện tình đầy bất ngờ. Hiện nay, có rất nhiều tài liệu khác nhau về nguồn gốc của ngày này, gắn liền với tên thánh valentine. Tuy nhiên, thực tế có tới 3 người được phong thánh nên đến nay người ta vẫn bàn cãi và hồi hộp đợi chờ xem ai là ngôi vị được tung hô.
Valentine gắn liền với tên gọi của những vị thánh đã chết cho tình yêu
Mặc dù chưa đồng nhất về lịch sử của ngày valentine nhưng đặc điểm chung đó là đều chết vì tình yêu đích thực, vì sự chính nghĩa, cao cả. Câu chuyện đầu tên được ghi lại là truyền thuyết về một vị giáo sĩ La Mã dưới thời hoàng đế Claudius II (vào thế kỷ thứ 3 sau CN) – thời kì của sự hỗn loạn, phân chia các bang dẫn đến sự chém giết, trừng trị lẫn nhau. Khi đó, hoàng đế nước này đã ban hành lệnh rất khắc nghiệt là cấm trai làng kết hôn vì ông cho rằng nếu không lấy vợ thì khả năng chiến đấu sẽ cao hơn. Dù vậy, giáo sĩ có tên Valentine vẫn bí mật làm lễ thành hôn cho các cặp đôi yêu đương tại thánh đường. Sau đó vị này bị bỏ tù do hành động trên bị phát giác. Cuối cùng ông bị xử tử vào ngày 14/2 năm 273. Một nhà văn cho rằng, những tấm thiệp ngày nay xuất phát từ những mẩu giấy nhỏ bày tỏ tình yêu và lòng ngưỡng mộ của trẻ em thời đó đã tuồn qua các song sắt nhà tù cho ông giáo sĩ Valentine trước khi bị hành xử.
Tiếp đến, một truyền thuyết khác kể về chuyện của đức cha có tên là valentine dưới thời hoàng đế Decius. Dưới thời kì này, vị hoàng đế ra lệnh trừng trị tất cả những ai không tôn sùng người, nhất là nhắm vào những người theo đạo Kito ( chỉ thờ Thiên Chúa). Vì vậy, rất nhiều kito hữu bị ngồi tủ và tử hình. Trong số đó có đức cha Valentine, bị bắt vào năm 268.
Được biết Valentine là vị thông thái, có tấm lòng nhân từ nên người dân rất tin yêu. Vì vậy hoàng đế tìm đủ cách để chất vất nhằm răn đe người khác nhưng bất thành. Cuối cùng ông nổi cơn thịnh nộ ra lệnh bắt giam người mục sĩ. Ở trong ngục, đức cha Valentine đã cảm hóa được quan cai ngục bằng cách chữa lành bệnh cho con gái của tên ngày. Cảm phục trước tấm lòng của vị giáo sĩ từ bi và tài năng, tên cai ngục cùng gia đình có 46 thành viên đều xin rửa tội để gia nhập vào hội thánh công giáo. Sợ điều này gây họa cho vương quốc mình đang trị vì, hoàng đế truyền lệnh chém đầu ông Valentine vào ngày 14/2/270 trên đường đi Flaminius. Cái chết của ông càng khiến dân chúng thêm cảm phục, mếm mộ, và tên Valentine trở thành biểu tượng của tình yêu thiêng liêng, vĩ đại.
Thêm một truyền thuyết thứ ba kể lại rằng, vào thế kỉ II sau CN, vì tin vào chúa Giê Su nên một thầy thuốc đã bị xử tử. Trong thời gian chờ hành quyết ở trong ngục, vị thầy này đã chữa mùa cho con gái của tên cai ngục. Tìm lại được ánh sáng, hai người nảy nở tình yêu. Trước khi bị đưa đi xử chém vào ngày 14/2, người thầy thuốc đã gửi cô gái bức thư tình kèm chữ kí “Valentine của em”. Từ đó câu chuyện này đã trở thành huyền thoại khắp nơi, người ta tôn vinh nó làm ngày lễ của những cặp đôi yêu nhau.
Tóm lại, ngày Valentine có nguồn gốc từ châu Âu và được nhiều nơi trên thế giới hưởng ứng. Hằng năm, cứ đến dịp này, thị trường lại “bùng nổ” những tấm thiệp, hoa hồng, socola,… Tuy nhiên, việc lợi dụng ngày này để trốn học hẹn hò như Bộ GD Campuchia cảnh báo là điều không nên làm.
caodangduoctphcm.org.vn tổng hợp
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.