Ngành chăn nuôi được xem là bộ phận cấu thành của nền nông nghiệp Việt Nam nó chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Và đây cũng là ngành học được rất nhiều thí sinh quan tâm và lựa chọn theo học. Để có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành học này hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Ngành Chăn nuôi tiếng anh là cụm từ Animal Husbandry. Đây là một ngành quan trọng của nền nông nghiệp hiện đại và nuôi lớn vật nuôi để sản xuất ra những sản phẩm như: Các thực phẩm, lông, sức lao động … Những sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận cũng như phục vụ cho đời sống sinh hoạt của mọi người.
Các sinh viên khi theo học ngành chăn nuôi sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn cụ thể như sau:
Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được trang bị những khả năng như:
Tại Việt Nam hiện nay có nguồn cơ sở thức ăn đảm bảo tốt như: Đồng cỏ, thức ăn chế biến công nghiệp và hoa màu lương thực cùng những phụ phẩm của ngành thủy sản. Ngoài ra, những dịch vụ về thú y, giống đã có nhiều phát triển và sự tiến bộ hơn. Hơn thế nữa hiện nay thị trường tiêu thụ lớn khiến người dân đã học hỏi được kinh nghiệm chăn nuôi tốt. Bên cạnh những thuận lợi đó thì còn tồn tại những khó khăn của ngành chăn nuôi như:
Ngành chăn của tại Việt Nam luôn được kết hợp chặt chẽ và có hệ thống giữa trồng trọt cũng như chăn nuôi từ xưa đến nay. Đối với những vật nuôi gia sức như: trâu, bò thì ngoài việc cung cấp sản lượng thực phẩm thì còn tận dụng sức kéo trong việc vận chuyển và chở hàng, cày ruộng. Những loài gia cầm hoặc gia súc nhỏ như: Lợn, gà, thủy cầm rất dễ dàng nuôi nhờ nguồn thức ăn dồi dào cụ thể như: Cỏ, bèo, giun …
Thị trường hiện nay người dân chăn nuôi gia súc và gia cầm theo quay vòng dựa vào mô hình VAC khi đó tỷ lệ chăn nuôi theo hình thức trang trại là lớn và đang có xu hướng tăng lên. Các trang trại chăn nuôi thương mại lớn ngày nay cũng càng chú trọng phát triển đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là áp dụng công nghệ rất tiên tiến. Ở nước ta đã có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng như sự cạnh tranh tại thị trường lớn trên thế giới như: Cá basa, lợn mán … Từ những tiềm năng kể trên hy vọng sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi có nên học ngành chăn nuôi không? Mặc dù ngành chăn nuôi tại Việt Nam vẫn còn nhiều thuận lợi và những khó khăn khác nhau tuy nhiên đây được xem là một ngành học đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước nhà. Những chủ trang trại chăn nuôi cần phải nỗ lực hơn để phát triển lớn mạnh ngành chăn nuôi tại Việt Nam.
Là ngành được đanh gia cao có triển vọng nghề nghiệp trong tương lai chính vì vậy sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành này các sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận những công việc và việc làm ngành chăn nuôi cụ thể:
Đối với việc làm chuyên ngành công nghệ sản xuất động vật chăn nuôi: Các trường Đại học sẽ cung cấp nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn về chăn nuôi bao gồm:
-Thực hiện những thao tác trong phòng thí nghiệm.
-Xây dựng và thực hiện, chỉ đạo thực hiện các qui trình chăn nuôi cho các loài thú nông nghiệp
-Có hiểu biết về di truyền giống, thức ăn dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi đối với các loài thú nông nghiệp
-Hiểu biết về thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp
-Có kiến thức về một số ngành liên quan gần như các bệnh thông thường của thú nuôi, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt.
-Có các kỹ năng như kỹ thuật phòng thí nghiệm liên quan chăn nuôi, nhất là về lãnh vực di truyền giống, thụ tinh nhân tạo và phân tích thức ăn
-Tự thiết kế, thực hiện thí nghiệm chuyên ngành; thực hiện, chỉ đạo thực hiện các quy trình chăn nuôi tại trại chăn nuôi
-Đặc biệt phải biết sử dụng máy vi tính với các phần mềm văn phòng và phần mềm phân tích thống kê cho các công việc lưu trữ dữ liệu, phân tích thống kê, lập báo cáo, trình bày báo cáo.
Đối với chuyên ngành công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Các trường Đại học sẽ đào tạo và cung cấp những kỹ sư chăn nuôi chuyên sâu về khoa học dinh dưỡng động vật. Đặc biệt là nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong tổ hợp và sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi hợp lý. Sinh viên sẽ có những kiến thức về công tác giống, công tác kỹ thuật nuôi hoặc thiết kế chuồng trại hoặc quá trình vệ sinh thú y… Để góp phần tăng năng suất vật nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu.
Đào tạo ra các kỹ sư về di truyền giống, các kỹ thuật nuôi dưỡng cũng như quản lý sản xuất với các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về dinh dưỡng các loại động vật nông nghiệp và thủy sản. Đặc biệt là nghiên cứu và tổ hợp khẩu phần cũng như sử dụng các dây chuyền tự động
Các thiết bị chuyên dùng trong phân tích chất lượng nguyên liệu và thành phần thức ăn chăn nuôi, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kế toán tài chính, kỹ thuật và hoạch định chiến lược kinh doanh. Những Kỹ sư Chăn nuôi (chuyên ngành Chăn nuôi hoặc chuyên ngành Công nghệ sản xuất thức ăn) sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong lĩnh vực:
Nghiên cứu tại Trường đại học, viện nghiên cứu hoặc lãnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý nhà nước như các công ty sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Hoặc làm việc tại các công ty kinh doanh thuốc thú y, các công ty sản xuất và kinh doanh có liên quan đến chăn nuôi thú y, các trạm khuyến nông, phòng nông nghiệp địa phương, các trại chăn nuôi hoặc tự điều hành trang trại, kinh doanh trong lãnh vực chăn nuôi.
Ban tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp lại các trường trên cả nước. Và để theo học ngành Chăn nuôi, các bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học có ngành chăn nuôi như sau:
Trên đây là những thông tin về ngành chăn nuôi, bạn có thể tìm hiểu và tổng hợp lại để đưa ra được quyết định của mình khi lựa chọn những ngành nghề theo học.
XEM THÊM:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990
- Website: caodangduoctphcm.org.vn
- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM
Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.