Sóc Sơn: 256 giáo viên kỳ cựu kêu cứu vì nguy cơ “mất dạy”

 13/05/2019 16:33 |  2697 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  Ngọc Anh

Gần 300 giáo viên nhiều năm kinh nghiệm ở Sóc Sơn, thành phố Hà Nội gửi đến báo Tiền phong điện tử kêu cứu vì đứng trước nguy cơ bị thôi việc. Trong số này, hầu hết đều là những người có thời gian công tác dài, lâu nhất là 28 năm, thấp nhất là 6 năm.

mất việc

Gần 300 giáo viên kỳ cựu ở Sóc sơn đứng trước nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng

Nếu không vượt qua kỳ thi công chức "hiếm hoi" sẽ mất việc

Theo phản ánh của phóng viên báo điện tử Tiền phong, nhiều người trong 256 giáo viên này có hoàn cảnh rất khó khăn, tiêu biểu như Cô Danh Thị Minh Thanh. “Dân văn tổng hợp” của những năm 90 là mơ ước của nhiều người, lẽ ra cô đã về quê cha ở Campuchia để sống và làm việc sau khi học xong.

Tuy nhiên vì nhiều lý do cá nhân, cô chọn ở lại Sóc Sơn để gắn bó với nghề giáo. Cô cho biết trong suốt 26 năm, có duy nhất một đợt thi công chức được tổ chức lúc cô mới vào nghề nhưng lúc đó cô không đổi quốc tịch kịp nên bỏ lỡ kỳ thi. Kể từ ngày ấy đến tận bây giờ không hề có một đợt thi công chức nào khác cho giáo viên dạy văn ở huyện Sóc Sơn.

Cô cho biết trong bản hợp đồng ký lúc thì 9 tháng, lúc thì 1 năm nhưng vì thấy được tăng lương đều nên không để ý lắm. Đến giờ, yêu cầu cô đi thi để được Cô thấy hợp đồng lúc thì ký 1 năm, lúc thì ký 9 tháng, nhưng cô vẫn được lên lương đều vì vậy cô cũng không để ý. Nhưng cô cảm thấy bất công nếu đến giờ yêu cầu cô phải thi công chức. Hồi xưa không có tin học, ngoại ngữ mà giờ bắt buộc phải thi thì cô sẽ như thế nào? Bởi vì theo quy định, chỉ thi nâng ngạch mới yêu cầu tiếng anh. Hơn nữa đây là năm đầu tiên yêu cầu thi tiếng anh còn các năm về trước không phải thi môn này.

Cô Thanh cũng cho biết thêm mình bị bệnh động kinh, tim đồng thời đang nuôi hai con ăn học. Hiện một đứa đang học tại Viện ĐH mở Hà Nội còn một người đang học tại Học viện Ngân hàng.

Đồng quan điểm, một giáo viên dạy văn khác là cô Vũ Thị Yến, trường THCS Phú Minh, cũng cho biết từ năm 1998 đến nay chưa có một kỳ thi công chức nào cho giáo viên môn Văn. Trong quá trình giảng dạy, cô phấn đấu để đạt nhiều thành tích như chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Nhờ những thành tích đạt được, cô đã 2 lần được tăng lương trước thời hạn.

“Trong suốt thời gian qua, không phải chúng tôi không muốn thi mà là không có bất kỳ một kỳ thi tuyển công chức nào cho giáo viên môn ngữ văn. Trong khi các giáo viên môn khác được thi đi thi lại nhiều lần để có cơ hội đỗ, thì chúng tôi, duy nhất lần này. Nếu không đỗ sẽ bị loại ra khỏi ngành” – cô Yến rung rung nói.

mất việc

Ai nấy trả lời trong nước mắt

Thế hệ giáo viên trước không được học ngoại ngữ, giờ thi thế nào?

Một giáo viên kỳ cựu khác là cô Lê Thị Thu Nguyệt, dạy môn Ngữ văn Trường THCS Minh Phú đã có 26 năm trong nghề. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 khoa Ngữ Văn, cô đi theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước  về cống hiến tuổi thanh xuân, sức trẻ cho nền giáo dục huyện Sóc Sơn từ năm 1993. Cô vẫn nhớ như in ngày ấy, mình được chào đón như “người hùng” vì đa số những giáo viên ở đó đều có trình độ Cao đẳng và Trung cấp.

“Kể từ đó đến nay đã 26 năm, tôi chưa một lần được thi viên chức vì trước kia, có một lần tổ chức, điều kiện là phải có hộ khẩu Hà Nội. Bởi vậy, sau 26 năm, tôi vẫn “treo giò” với cái tên Hợp đồng huyện” – cô Nguyệt tâm tư.

Vì lẽ đó cô nhận thấy mình có phần thiệt hơn so với những giáo viên khác trong trường, đều làm công việc như nhau nhưng không được hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, cô vẫn không ngừng phấn đấu. Gần 10 năm liền cô đạt danh hiệu lao động giỏi cấp huyện và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, giờ là tổ trưởng tổ chuyên môn. Nay nhận được quyết định thi viên chức, giống như một “bi kịch” của đời mình và nhiều người khác.

Cô Nguyệt phân tích, thế hệ giáo viên ở thập kỷ trước không được học ngoại ngữ chỉ được học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp ở bậc đại học nhưng giờ yêu cầu thi tiếng anh. Mặc khác quy định nếu không thi đỗ sẽ chấm dứt hợp đồng vào tháng 5/2020. Vì theo luật công chức, viên chức cùng với chủ trương tinh giảm biên chế, sẽ không còn chế độ hợp đồng.

Kể từ ngày nhận được quyết định đó, hàng loạt giáo viên đều “đứng ngồi không yên”; không còn tâm trạng khi đứng lớp đều với lý do nếu không qua kỳ thi này sẽ mất việc trong khi họ tuổi đã già, không được đào tạo tiếng anh và tin học. Trong buổi phỏng vấn, ai nấy đều rơm rớm nước mắt, nơm nớp lo sợ vì nguy cơ trượt sẽ rất cao và không biết sẽ xin việc thế nào khi không còn được đi dạy.

Nguồn tin: Báo điện tử Tiền Phong

Click xem thêm

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.