Lộ trình ôn thi cấp tốc môn Địa lý chuẩn bị cho Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019

 10/10/2018 17:24 |  1852 lượt xem |  Chuyên mục: Kỳ Thi THPT Quốc gia |  Ngọc Anh

Bạn muốn “giật giải” môn Địa lý trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 với lượng kiến thức khổng lồ trong thời gian eo hẹp nhưng không biết bắt đầu từ đâu, ôn tập như thế nào cho hiệu quả?

Mặc ­­­­­dù môn địa lý được cho là môn “ăn điểm” trong những môn khối C nhưng với tình trạng “nước đến chân mới nhảy” thế này thì liệu các bạn có khả năng nạp được hết lượng kiến thức khổng lồ kia? Đó là chưa kể về những thay đổi mới trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019: thi bằng hình thức trắc nghiệm bao gồm cả kiến thức của lớp 11 và lớp 12. Cái lợi của việc thi trắc nghiệm thì ít mà cái bất lợi thì nhiều. Thật khó nếu không có lộ trình ôn thi cấp tốc môn Địa lý phù hợp với phương pháp sáng tạo, linh hoạt.

ôn thi môn địa lý

Phương pháp ôn thi môn Địa lý

Để giúp các bạn gỡ rối trong cái nắng oi ả của mùa hạ, ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch xin chia sẻ lộ trình ôn thi cấp tốc môn Địa lý chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 dưới đây cho các bạn tham khảo nhé!

Ôn thi môn Địa lý bắt đầu từ đâu?

1. Ôn tập tổng quan về môn Địa lý

Ở phần này các bạn cần khái quát được những chủ điểm chính về môn Địa lý Việt Nam. Địa lý Việt Nam bao gồm: địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, địa lý kinh tế, địa lý địa phương. Từ đó nêu ra được mối quan hệ giữa chúng.

Nếu có thể, bạn nên nhớ luôn mỗi phần địa lý gồm bao nhiêu bài. Có thể bạn nghĩ điều này “điên rồ” nhưng đôi khi những việc làm tưởng như thừa thãi ấy lại giúp ích cho bạn rất nhiều. Bởi có nhiều câu trắc nghiệm có các đáp án na ná nhau, rất dễ bị mắc lừa. Việc ghi nhớ trên sẽ giúp bạn hình dung ra được câu hỏi này nằm ở phần nào, bài nào, từ đó chọn đáp án chính xác nhất. Đây cũng là kinh nghiệm của những bạn có thành tích cao về môn Địa lý kỳ thi THPT Quốc gia những năm qua.

Bên cạnh lý thuyết thì bạn cũng cần ôn tập tổng quan về thực hành môn địa lý. Có mấy dạng biểu đồ, cách vẽ, cách chú thích và cách giải thích từng kiểu biểu đồ như thế nào. Nên so sánh giữa các dạng biểu đồ để không bị nhầm lẫn.

cách học tốt môn địa

2. Ôn tập cụ thể các kiến thức về môn địa lý

Từ khái quát đến cụ thể. Học thật cẩn thận, chi tiết. Trong một luận điểm có bao nhiêu luận cứ, dẫn chứng? Học đến đâu chắc đến đây. Lúc học thì nên vận dụng vào thực tế để dễ nhớ và lâu quên.

Ôn thi môn Địa lý bằng phương pháp nào?

1. Phương pháp vẽ sơ đồ tư duy

Nhờ tính ứng dụng cao của sơ đồ tư duy mà cuốn sách “làm chủ trí nhớ” của tác giả TonyBuzan có sức hút đến thế. Những ai đã quen thuộc với các tác phẩm của ông đều biết rằng lúc đầu, ông phát triển khái niệm Sơ đồ Tư duy như một công cụ học tập và ghi nhớ trong quá trình tìm tòi để ghi chú hiệu quả từ những năm tháng còn là sinh viên.

Với sự thành công của ông, trong suốt 30 năm qua, mọi người trên khắp thế giới, thuộc mọi tầng lớp xã hội và ở mọi trình độ, sử dụng Sơ đồ Tư duy như là phương pháp để tận dụng tiềm năng và mang lại sự thay đổi cho bản thân.

Sơ đồ Tư duy giúp chúng ta lên kế hoạch cho mọi mặt của cuộc sống một cách tự tin. Đó là một công cụ để giao tiếp, giải quyết vấn đề, tưởng tượng sáng tạo, giảng dạy, ôn thi, quản lý thời gian và gợi nhớ. Bản thân những Sơ đồ Tư duy cũng có thể được xem là các tác phẩm nghệ thuật.

Áp dụng vào môn địa lý, để nhớ chi tiết và đầy đủ các kiến thức thì bạn cần hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Hiểu nôm na là vẽ ra một bài thì có mấy phần lớn, trong mỗi phần lớn thì có mấy phần nhỏ, trong mỗi phần nhỏ thì có mấy phần nhỏ hơn nữa,...

Điều bạn cần lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy môn địa lý là: dù sơ đồ tư duy dưới dạng khái quát nhưng vẫn phải đảm bảo đủ nội dung, chọn những từ ngữ đặc trưng, dễ nhớ cho từng luận điểm. Sau đó vẽ vời, tô điểm tùy ý sao cho dễ nhớ, nhớ đúng.

2. Phương pháp liên tưởng

Tưởng như phương pháp liên tưởng chỉ dùng trong văn học nhưng nó lại được ứng dụng thực tế trong môn địa lý. Phương pháp này giúp bạn đưa ra đáp án nhanh, chính xác dù đôi khi câu hỏi đó hoàn toàn xa lạ.

3. Phương pháp đọc Atlat

Nói “có Atlat là có tất cả” cũng không sai bởi tất tần tật về địa lý nước ta đều nằm gọn trong những trang đó rồi. Có địa hình, có khí hậu, có câu gì, con gì, đường giao thông gì,...Chỉ cần nhìn vào Atlat là có thể giải thích được “ 1000 câu hỏi vì sao” rồi.

bí quyết học môn địa

Bí kíp học giỏi môn Địa lý là không thể thiếu Atlat

Một số mẹo khi làm bài thi Địa lý trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019

  • Câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau
  • Nếu không biết đáp án chính xác thì khi gần hết giờ nên đánh bừa, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”
  • Tâm lý vững vàng, thoải mái, không vội vã, không hốt hoảng
  • Ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ điều độ
  • Đừng bao giờ để “mai thi thì đêm nay học” mà hãy học trước, để “mai thi thì đêm nay ngủ sớm”. Đừng lo! những kiến thức bạn đã học thì đến một lúc nào đó trong phòng thi, nó tự khắc hiển hiện.

Trên đây là tất tần tật những kinh nghiệm về lộ trình ôn thi cấp tốc môn Địa lý chuẩn bị cho Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn đạt thành tích cao, mang vinh quang về cho bản thân, cho lớp, cho trường, cho quê hương trong kỳ thi năm nay.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

 Địa chỉ: Số 127/3/5 Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại / Zalo / Line: 0899 955 990 - 0969 955 990

- Website:  caodangduoctphcm.org.vn

- Facebook: www.facebook.com/TruongCaoDangYKhoaPhamNgocThachTPHCM

Website chính thức của Trường cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, mọi thông tin sao chép cần được đồng ý bằng văn bản.